Bàn về lãi suất thị trường VASC the o báo Đầu tư Chứng khoán

Một phần của tài liệu Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề (Trang 81 - 83)

Nền tảng cơ bản của lãi suất thị trường là năng suất vật chất biên của vốn (marginal physical productivity of capital), nghĩa là tỷ lệ mà vốn tái tạo lại chính bản thân nó quy đổi theo vật chất. Đó là chi phí cơ hội của việc tiêu dùng, biểu hiện bằng tỷ lệ mời chào đến các cá nhân để thuyết phục họ tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Tỷ lệ này đôi khi còn được gọi là lãi suất thực tế vì nó không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá cả hoặc các yếu tố rủi ro.

Lãi suất danh nghĩa của các chứng khoán có chất lượng hàng đầu bao gồm lãi suất thực tế cộng với điều chỉnh cho lạm phát. Một người cho mượn 100 USD trong thời gian một năm với lãi suất 10% sẽ được hoàn trả 110 USD. Nhưng nếu lạm phát là 12% một năm, 110 USD này sẽ chỉ còn đáng giá 98,21 USD(1:1,12 x 110 USD). Vì vậy, người cho vay mong muốn được bù đắp cho tỷ lệ thay đổi giá cả dự kiến để sức mua tài sản thực tế không bị thay đổi. Sự điều chỉnh lạm phát này được cộng thêm vào lãi suất thực tế. Không giống như lãi suất thực tế thường ổn định theo thời gian, sự điều chỉnh cho lạm phát dự kiến thay đổi rất lớn theo thời gian.

ở đây chúng ta đang bàn về lạm phát dự kiến, không phải lạm phát thực tế đã xảy ra. Các thị trường tài chính luôn mang tính chất tương lai và vì vậy lãi suất là những gì nhà đầu tư mong đợi xảy ra hơn là những gì đã xảy ra. Vì vậy, đối với các chứng khoán phi rủi ro ngắn hạn, như tín phiếu kho bạc kỳ hạn ba tháng, lãi suất chính nghĩa là một hàm số của lãi suất thực tế và mức bù đắp lạm phát:

MIRRF = RR + EI

Trong đó : MIRRF = lãi suất thị trường của các chứng khoán phi rủi ro ngắn hạn.

RR - lãi suất thực tế.

EI = tỷ lệ lạm phát dự kiến.

Lãi suất phi rủi ro ngắn hạn thay đổi khi hai thành phần của công thức này thay đổi cùng hoặc ngược hướng. Sự thay đổi của lạm phát dự kiến là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi của lãi suất phi rủi ro. Những sự dao động mạnh của lãi suất tín phiếu kho bạc xảy ra theo thời gian chủ yếu là do thay đổi của lạm phát.

Tất cả lãi suất thị trường, dù của chứng khoán phi rủi ro hay có rủi ro, đều bị chi phối bởi nhân tố thời gian. Đó là, mặc dầu trái phiếu kho bạc dài hạn cũng được miễn trừ khỏi rủi ro thanh toán như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc vẫn luôn có lợi suất (yields) cao hơn tín phiếu.

Nhân tố đáo hạn thường làm tăng rủi ro của nhà đầu tư vào trái phiếu dài hạn. Bình thường, thời gian đáo hạn càng dài, lợi suất của một trái phiếu càng cao nếu như các nhân tố khác không đổi. Điều này đúng cho tất cả các loại trái phiếu, dù là trái phiếu chính phủ, trái

phiếu công ty hay trái phiếu của chính quyền địa phương. Mối liên hệ giữa thời gian và lợi suất của một trái phiếu cụ thể cùng loại còn được gọi là cấu trúc thời hạn của lãi suất khi được thể hiện dưới dạng đồ thị có hình dạng là một đường cong, còn gọi là đường cong lãi suất.

Lãi suất thị trường của các chứng khoán (ngoài chứng khoán kho bạc phi rủi ro) cũng còn bị chi phối bởi một nhân tố thứ ba. Đó là mức bù đắp rủi ro mà người cho vay yêu cầu được bù đắp cho các rủi ro có liên quan. Mức bù đắp rủi ro này gắn liền với tình hình riêng biệt của từng nhà phát hành hoặc là gắn liền với các nhân tố thị trường. Trong khi đó, cả lãi suất thực tế và lạm phát là hai nhân tố kinh tế bắt nguồn từ các nhân tố bên ngoài đối với nhà phát hành trái phiếu hoặc các nhân tố thị trường.

Chính các đặc điểm này của một đợt phát hành của từng nhà phát hành riêng biệt đã tạo nên mức bù đắp rủi ro, dù cho đó là trái phiếu có thể được mua lại, trái phiếu có bảo đảm hay không có đảm bảo, mức độ thanh khoản và các vấn đề liên quan đến thuế.

Một đặc điểm quan trọng nữa góp phần tạo nên mức bù đắp rủi ro là rủi ro thanh toán. Cả trái phiếu chính quyền địa phương hay trái phiếu công ty đều có rủi ro thanh toán mà người đầu tư muốn được bù đắp. Lãi suất thị trường của trái phiếu công ty cao hơn các chứng khoán kho bạc là vì yếu tố rủi ro thanh toán của các công ty phát hành. Mức bù đắp rủi ro của trái phiếu còn được gọi là cấu trúc rủi ro của lãi suất hay chênh lệch lợi suất (yield spreads). Đó là mối liên hệ giữa lợi suất trái phiếu với tình hình của nhà phát hành và với các đặc điểm của đợt phát hành. Chênh lệch lợi suất được tính toán giữa các loại trái phiếu khác nhau có cùng thời gian đáo hạn.

Một phần của tài liệu Cẩm nang cho nhà đầu tư mới vào nghề (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)