Dung sai lắp ráp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế đồ gỗ nội thất: Thiết kế tủ Sideboard mang phong cách hiện đại tại Công ty Cổ phần gỗ Minh Dương (Trang 67 - 71)

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.2.6 Dung sai lắp ráp

Trong quá trình gia công các chỉ tiết, kích thước của các chỉ tiết có sai lệch đi so

với kích thước ghi trong bản vẽ và sai lệch này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình

lắp ghép giữa các chỉ tiết trong sản phẩm lại với nhau. Dung sai kích thước tự do khác với dung sai lắp ghép, dung sai được tính theo từng khoảng kích thước đối với các kích thước lắp ghép, song mang tính chất nghiêm ngặt về chức năng hoặc về nhu cầu thâm mỹ.

Dung sai lắp ghép được phân biệt theo 7 tiêu chuẩn lắp ghép và được chia thành 3 cấp

Cấp 1: Lắp ép, lắp chặt.

Cấp 2: Lắp căng, lắp khít

Cấp 3: Lắp lỏng, lắp trượt, lắp rất khít.

Trong sản phẩm thiết kế tôi chọn chế độ cấp 2 là lắp căng và khít. Như vậy dung sai lắp ghép là D' = di

Trong đó :

D: Đường kính lỗ (mm)

d: Đường kính trục (mm) 1: Dung sai cho phép (mm)

4.2.7 Lượng dư gia công:

Lượng dư gia công là lượng gỗ trừ hao cho việc gia công để đạt kích thước, độ bóng, nhẫn sau khi gia công hay nói khác hơn lượng dư gia công là hiệu số giữa kích thước phôi và kích thước tinh chế của các chi tiết của sản phẩm. Được ký hiệu là A’.

Dé xác định chính xác kích thước gia công người thiết kế phải chọn trước giá trị A’ và

giá trị này được xác đinh một cách chính xác và có ý thức. Lượng dư gia công được

xác định bằng công thức

A’ = Kích thước phôi — Kích thước tinh chế

Từ công thức trên xác định kích thước phôi theo các chiều như sau: Kích thước phôi theo chiều day: a’ = a + A’a (mm)

Kích thước phôi theo chiều rộng: b’ = b + A’b (mm) Kích thước phôi theo chiều

dai: c°=c + A’c (mm Trong đó:

a, b, c: kích thước tinh chế của chi tiết theo chiều dày, rộng, dài.

A’a, A’b, A’c: lượng dư gia công của chi tiết theo chiều day, rộng, dài.

Lượng dư gia công phụ thuộc vào các yếu tổ sau:

- Loại gỗ: gỗ xấu, có nhiều khuyết tật thì lượng dư gia công của các chi tiết lấy

cảng nhiêu và ngược lại.

- Kích thước gia công: kích thước chỉ tiết cần gia công càng lớn thì lượng dư gia

công lấy càng cao và ngược lại.

- Tính chất công nghệ: nếu công nghệ hiện đại, máy móc hiện đại thì lượng dư gia công lay càng thấp và ngược lại.

- Độ chính xác của máy móc thiết bị: máy móc có độ chính xác gia công cao thì

lượng dư gia công càng nhỏ và ngược lại.

- Trình độ tay nghề của công nhân: công nhân có tay nghé cao, kinh nghiệm lâu năm thì khi gia công một chỉ tiết sản phẩm sẽ chính xác hơn và chỉ cần lượng dư gia công thấp vàngược lại.

- Trong gia công chỉ tiết lượng dư gia công chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác của khâu xẻ phôi và khâu bào các mặt. Nếu xẻ phôi chính xác, chất lượng bào tốt, lượng dư gia công bé thì tiết kiệm được gỗ và giảm giá thành sản phẩm. Trong thực tế, khi sản xuất lay lượng du gia công theo kinh nghiệm còn trong thiết kế tính toán thì chọn lượng dư theo tiêu chuẩn của Cục Lâm Nghiệp số 10/LNSX ngày 08/09/1971 cho phép ta lay lượng dư gia công như sau:- Lượng dư lấy theo chiều dài 15 — 20 mm.

- Lượng dư lay theo chiều day và rộng:

- Từ 50 mm trở xuống lấy lượng du là 3 - 5 mm - Từ 60 — 90 mm lấy lượng dư là 5 — 7 mm.

- Từ 100 mm trở lên lấy lượng du là 7 — 15 mm.

- Nếu chỉ tiết có chiều dài hơn 1500 mm thì có thé lay nhiều hơn quy định.

Đối với các loại ván nhân tạo không lấy lượng dư công theo chiều dày, hoặc lấy rất

ít vì chúng không qua khâu gia công dán mặt mà chỉ khâu chà nhám. Dựa vào các yêu

cầu đó lập được bảng lượng dư gia công. Lượng dư gia công của từng chi tiết được

trình bày trong Phụ lục 25.

4.2.8 Yêu cầu về độ nhẫn bề mặt, lắp ráp và trang sức bề mặt:

4.2.8.1 Yêu cầu về độ nhãn bề mặt:

Chất lượng bề mặt chỉ tiết được đánh giá qua độ nhan bề mặt chi tiết, độ nhăn bề

mặt phản ánh mức độ nhấp nhô trên bề mặt được gia công. Độ nhấp nhô bé tức là độ nhẫn cao và ngược lại. Chất lượng bề mặt gia công phụ thuộc vào các yêu tố sau:

- Tinh chat của gỗ: gỗ nhiều khuyét tật làm cho việc gia công bề mặt gặp nhiều khó khan hơn. Ngoài ra tính đến độ cứng khối lượng thê tích tính đàn hồi, độ

am,...

- Chế độ và nguyên ly cắt gọt: nếu chiều cắt got trùng với chiều của thé gỗ và lượng dư gia công lay đi càng nhỏ thì chất lượng bề mặt tốt hơn và ngược lại.

- Độ chính xác của máy va công cu: may móc có độ chính xác cao va công cụ

hỗ trợ canh chinh chuẩn thì chất lượng bề mặt tốt hơn và ngược lại.

- _ Trình độ tay nghề công nhân: công nhân có tay nghề và kinh nghiệm thì sẽ gia công chi tiét san pham có bề mặt tốt hơn va ngược lại.

- _ Tùy theo yêu cầu chất lượng bề mặt mà có độ nhẫn từ VGs + VGo.

4.2.8.2 Yêu cầu lắp ráp:

Lắp ráp là khâu cuối cùng, khâu công nghệ rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm mộc. Một sản phẩm mộc có sắc sảo, hoàn hảo, và bền trong sử dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu lắp ráp. Do đó đòi hỏi người lắp ráp phải tinh tế, có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm dé lắp ráp được một sản phẩm đạt yêu cầu trong thời gian là ngắn nhất. Dé quá trình lắp ráp đạt hiệu cao, chất lượng sản phẩm tốt thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- — Các chi tiết phải gia công với độ chính xác cao dé khi lắp ráp vào thì các chi tiết khớp với nhau, đảm bảo độ song song và vuông góc.

Các lỗ, chốt, vít phải đúng góc độ, khoảng cách quy định.

Mau sắc của các chi tiệt phải tương đông với nhau.

Các chi tiết lắp ghép không được nứt, toét, cong vênh.

4.2.8.3 Yêu cầu trang sức bề mặt:

Công đoạn trang sức bề mặt là khâu cuối cùng của quá trình gia công sản phẩm, nó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa bảo vệ bề mặt gỗ để ngăn sự phá hoại của môi trường. Đồng thời, làm tăng giá trị thâm mỹ của sản phẩm và phù hợp với giá trị kinh tế mà nó mang lại. Giá trị kinh tế của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu gốc mà còn phụ thuộc vào chất lượng trang sức bề mặt của sản phẩm. Nếu chọn loại nguyên liệu gỗ phù hợp với chức năng sản phẩm mộc và chọn giải pháp trang sức hợp lý thì sẽ nâng cao được giá trị của sản phẩm và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Đối với gỗ tự nhiên có vân thớ đẹp thì trang sức nhằm tôn vinh thêm vẻ đẹp tự nhiên của vân thớ gỗ bằng phương pháp trang sức hở.

Đối với gỗ tự nhiên có vân thớ không đẹp, bề mặt gỗ có nhiều khuyết tật nhỏ thì chọn phương pháp trang sức kín nghĩa là tạo một lớp mặt giả cho loại gỗ này bằng cách lợp lên mặt gỗ này các loại giấy in vân hoặc ván dan veneer, sơn phủ lên bề mặt gốc một lớp màng mỏng của các loại sơn đề che phủ bề mặt gốc. Các phương pháp trên tùy theo yêu cầu củasản phâm mà chọn loại trang sức cho phủ hợp

Đối với ván nhân tạo thì chọn phương pháp trang sức dán bọc bề mặt bằng mica,

tạo mang mỏng sơn vecni, simili, dan ván lạng,....

Trang sức bề mặt phải qua nhiều khâu nên thiết bị trang sức phải vừa kết hợp thủ

công với cơ gIới.

Đối với sản phẩm thiết kế tủ sideboard bằng gỗ Oak (Sôi trắng) chúng tôi đã quyết định chọn phương pháp trang sức hở. Sử dụng sơn lót để sơn tạo cho sản phẩm lớp lót và top phủ bóng NC 5% giúp cho sản phẩm có màu sắc sang trọng, ít độc hại và bảo quản sản phẩm tốt trong quá trình sử dụng dé đáp ứng được nhu cầu của người tiêu

dùng.

4.3 Tính toán công nghệ:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế đồ gỗ nội thất: Thiết kế tủ Sideboard mang phong cách hiện đại tại Công ty Cổ phần gỗ Minh Dương (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)