BỆNH LOÉT TÁ TRAØNG 1 Đặc tính chung

Một phần của tài liệu X quang bộ máy tiêu hóa (Trang 42 - 44)

8. Tăng sản tuyến tuyến Brunner

BỆNH LOÉT TÁ TRAØNG 1 Đặc tính chung

1. Đặc tính chung

Chẩn đoán X quang nhường chỗ nhiều cho nội soi, còn chỉ định khi tổn thương hẹp, thủng. Trên 95% xảy ra ở hành tá tràng và có liên quan tới Helicobacter pylori

2. Hình ảnh học

giai đoạn cấp tính, hành tá tràng không thay đổi hình thể, dễ dàng chẩn đoán dựa vào ổ đọng thuốc nếu có kích thước lớn vừa đủ.

Ổ đọng thuốc có thể tròn hay bầu dục, bờ đều hoặc không tùy theo đã sẹo hóa một phần hay chưa, sớm có thể thấy các nếp niêm mạc hội tụ tạo thành hình sao hoặc “căm xe đạp”. Dự hậu tốt, 80% lành sau 4 tuần lễ. Một dạng khó nhận dịen là dạng thẳng, chỉ có thể phát hiện với chụp giãm trương lực , đối quang kép.

Một số ổ loét khổng lồ, chiếm toàn bộ hành tá tràng tạo nên hình tròn, bờ không đều tiềm ẩn, khiến ta dễ nhầm với hình ảnh X quang ”bình thừong” của hành tá tràng.

Các dấu hiệu gián tiếp tìm thấy ở dạ dày và khung tá tràng với niêm mạc dày lên, chất cản quang baryt bám kém.

Loét “sau hành tá tràng” thường nằm ở bờ trong của tá tràng D2, tá tràng co kéo và phù nề, có thể tạo thành hình “chuỗi ngọc”. Vi có hiện tượng hẹp nhẹ nên nội soi thường không hiệu quả.

Loét hành tá tràng mới

giai đoạn mãn tính, hành tá tràng biến dạng với nhiều hình dạng như cánh chuồn, nón Mễ tậy cơ, túi thừa giả…

Khi ấy, khó phát hiện ổ loét tái phát nếu có.

Một phần của tài liệu X quang bộ máy tiêu hóa (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)