TỔNG QUAN TÀI LIỆU Lệ Thị Minh Thi
+Bộ tin cậy: Trên cùng một đối tượng, ở các lan đo khác nhau, test
phải có kết quả giống nhau,
Có nhiễu phương pháp chẩn đoán tâm lí, được chia thành 3 nhóm
chính: [9]
a) Nhóm 1: Bao gỗm những phương pháp nhằm xác định sự hiện diện (hoặc khuyết thiếu) một khía cạnh nào đó của quá trình tâm lí, Vi
dụ: phương pháp khảo sát khối lượng trí nhớ ngắn hạn, di chuyển chú ý,
phân bố chú ý...
a.l) Khảo sat trí nhỏ;
- Học thuộc 10 từ.
- Test trí nhớ Wechsler (Wechsler memory test).
a.2) Các phương pháp khảo sát chú ý:
- Bảng Schulte.
- Bảng Bourdon.
a.3) Các phương pháp nghiên cứu tư duy:
- Pictogram,
- So sánh khái niệm.
- Loại trừ đối tượng.
- Phân nhóm dé vật.
- Một số phương pháp khác: Định nghĩa khái niệm, Quan hệ
tương tự, Liên tưởng, Giải thích tục ngữ...
b) Nhóm 2: Gỗm những phương pháp khảo sát thích hợp, trắc
nghiệm trí nhớ Wechsler hoặc điển hình nhất là các trắc nghiệm trí tuệ
(WAIS, WISC, RAVEN...)
LUAN VAN TOT NGHIEP 21
ING OU PLIEU
¢) Nhóm 3: các phương pháp tổng thể nhân cách: TAT (Thematic
Apperception Test), MMPI, RORSCHACH...
2) Quá trình hình thành các trắc nghiệm trí tuệ (test trí tuệ-
intelligence testing):
Như trên đã nói: Trí tuệ là một trong những tài sản sở hữu ưu tú nhất
của mỗi người. Không giống như chiéu cao, trọng lượng và tuổi tác, trí tuệ không thể được đo đạc một cách trực tiếp mà phải thông qua kết quả trắc nghiệm để đánh giá. Và đó là một trong các loại trắc nghiệm tâm lí,
gọi là trắc nghiệm trí tuệ.
Trong giới han dé tai này chỉ tim hiểu về các trắc nghiệm trí tuệ, tức là các loại test tâm lí thuộc nhóm 2. Và, khi nhắc đến trắc nghiệm tâm lí thì cũng được ngẫm hiểu là chỉ xét trong giới hạn trắc nghiệm trí tuệ ma
thôi.
Trắc nghiệm trí tuệ (test trí tuệ - intelligence testing) được hình thành
trong quá trình nghiên cứu những sai biệt cá nhân, phát triển vào cuối thế
kỉ XIX. William Stern có một vai trò quan trọng trong việc sang lập ra
Tâm lí học sai biệt cá thể (gọi tắt là Tâm lí học cá thể). Thuật ngữ 1Q (Intelligence Quotient; Thương số trí tuệ hay chỉ số thông minh) lan dau
tiên do W.Stern dua ra năm 1912, sau dé được sử dụng trong test tri tuệ
Stanfort - Binet. [9]
Vào năm 1897, Alfred Binet bat đầu nghiên cứu trên trẻ em có trí tuệ phát triển bình thường ở các trường học Paris bằng phương pháp trắc nghiệm sai biệt cá thể. Nhiéu năm sau đó, Binet và một bác sĩ Paris
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 22
Théodore Simon đã cùng nhau công bố bộ trắc nghiệm hoàn chỉnh dành
cho trẻ em ở các trường học. Bộ trắc nghiệm này được gọi là trắc nghiệm
trí tuệ Simon - Binet, ra đời năm1905 và được chỉnh sửa lại năm 1908. Nó
bao gồm 30 câu, sip xếp từ khả năng nghe đến diễn đạt lại từ trí nhé và
định nghĩa những khái niệm trừu tượng.
Binet nhận thấy trắc nghiệm là một công cụ để chọn lọc ra các học sinh chậm hiểu cẩn đạy bằng phương pháp đặc biệt, chứ không phải là
thước đo tuyệt đối khả năng bẩm sinh, Bài trắc nghiệm được Henry H.Golddard dịch sang tiếng Anh năm 1908 để sử dụng trong nước Mĩ và
sau đó được phổ biến rộng rãi trên thế giới.
Có nhiều bản chỉnh sửa sau đó, nhưng bản sửa lại do Lewis M.Terman của trường đại học Stanfort năm 1916 là hoàn thiện nhất, gọi
là bộ trắc nghiệm Stanfort - Binet, được coi là bộ trắc nghiệm chuẩn mực.
William Stern cho rằng trắc nghiệm đó có thể đo được khả năng hay
những hạn chế có tính chất bẩm sinh. Đây là một trong những cơ sở của
những cuộc tranh cãi xung quanh các trắc nghiệm trí tuệ xuyên suốt thế kỉ
qua.
Một mốc quan trọng khác trong sự phát triển của trắc nghiệm trí tuệ
là vào năm 1911, William Stern đã công thức hoá mối quan hệ giữa tuổi trí tuệ (mental age) và tuổi niên đại (chronological age) với chỉ số (hay
thương số) thông minh (intelligence quotient), Ở đây, khái niệm tuổi trí
tuệ được hiểu là: Mức độ phát triển trí tuệ (hay tâm thần), có quan hệ với nhiều yếu tố khác.