ESAVING CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
4.1.1 Giới thiệu tổng quan về hoạt động của các ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn huy động qua hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM cả năm ước đạt 960.500 tỷ đồng, tăng 9% so cuối năm 2011; trong đó, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 20,18%, giảm 6,7% so cuối năm 2011; huy động vốn bằng VND tăng 13,8% so cuối năm 2011.
Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 805.200 tỷ đồng, tăng 5,4% so cuối năm 2011; trong đó, dư nợ tín dụng bằng VND chiếm 74,48% tổng dư nợ, tăng 7,6% so cuối năm 2011; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ giảm 0,6% so cuối năm 2011. Hiện dư nợ cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn chiếm khoảng 87% tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 9/2012, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, là 6,26%, tăng 1,96 điểm phần trăm so cuối năm 2011.
“Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, nhưng tín dụng năm 2012 vẫn tăng trưởng chậm, chủ yếu do hàng hóa tồn kho còn cao và thị trường bất động sản vẫn còn đình trệ chưa có khả năng phục hồi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính, tín dụng của ngân hàng”, báo cáo đưa ra nhận định. Cũng theo báo cáo trên, hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động vốn bằng nội tệ ở mức 9%/năm, riêng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng sẽ được quyết định bởi yếu tố cung - cầu trên thị trường (khoảng 10-13%/năm); lãi suất cho vay tối đa bằng nội tệ cho 4 lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, ngành công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức 11 - 13%/năm.
Tính đến ngày 4/10/2012, tổng dư nợ cho vay 4 lĩnh vực ưu tiên tại Tp.HCM ước đạt 77.903 tỷ đồng; trong đó, dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là 43.638 tỷ đồng
(chiếm 58,15%), công nghiệp hỗ trợ là 4.989 tỷ đồng (chiếm 6,20%), nông nghiệp và nông thôn là 13.224 tỷ (chiếm 16,19%) và xuất khẩu là 16.031 tỷ đồng (chiếm 19,46%).
Riêng về tình hình nhân sự năm 2012 có sự biến đổi mạnh mẽ. Một loạt thay đổi nhân sự không chỉ ở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và thấp tại các ngân hàng đã diễn ra trong những tháng gần đây. Áp lực về nợ xấu, kết quả kinh doanh và quá trình tái cấu trúc ngân hàng... khiến tình trạng biến động này còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Khác với nhiều năm trước, năm nay, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến những biến động lớn về nhân sự tại các ngân hàng thương mại. Sự thay đổi đó không chỉ diễn ra ở tầng lớp nhân sự cao cấp (tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hay các thành viên hội đồng quản trị), mà còn diễn ra mạnh ở tầng lớp cán bộ trung và thấp.
Trong báo cáo phân tích mới đây của một công ty chứng khoán trên thị trường cho rằng, có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những biến động nhân sự, đặc biệt nhân sự cấp cao tại các ngân hàng thời gian qua, đó là: vấn đề pháp lý, do thâu tóm sáp nhập, và do yêu cầu tái cấu trúc.
Dù không có sự can thiệp từ phía các yếu tố bên ngoài nhưng hàng loạt các ngân hàng khác như: Techcombank, Vietinbank, Vietcombank, Tiên Phong, Agribank, VPBank... cũng đều có sự thay đổi nhân sự đáng kể.
Qua tìm hiểu thực tế tại một số ngân hàng, việc tái cơ cấu nhân lực của nhà băng diễn ra khá “khốc liệt”. Một số ngân hàng đã đẩy mạnh sa thải nhân viên có liên quan đến nợ xấu (giảm lương, ép chỉ tiêu thu hồi nợ, trong một thời gian cam kết không thu hồi được nợ sẽ mất việc).
Có nhà băng thì cho nhân viên nghỉ việc một cách gián tiếp như không phân công công việc. Có không ít nhân viên đã không được ký tiếp hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng chỉ vì không hoàn thành kế hoạch được giao.
Dẫu vậy, làn sóng cơ cấu lại nhân sự gần đây của các ngân hàng cũng khiến nhiều người không khỏi lo ngại, nhất là những người đang làm việc trong ngành. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính ngân hàng khác, thì động thái cắt giảm nhân sự của các ngân hàng lại là điều tốt.
Bởi trước đây, các ngân hàng đã tuyển dụng quá ồ ạt nhưng giờ đây, kinh doanh gặp khó khăn thì lẽ đương nhiên các ngân hàng phải cơ cấu lại nhân sự, thanh lọc và lựa chọn những người có năng lực để vừa tiết giảm chi phí, vừa đem lại hiệu quả công việc
tốt nhất. Trong nội dung tái cơ cấu của ngành ngân hàng thì hoạt động tái cơ cấu nguồn nhân lực cũng là phần quan trọng cần phải thực hiện.
“Tái cơ cấu ngành ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính khiến các ngân hàng thay đổi nhân sự hàng loạt trong thời gian vừa qua. Trong quý 3/2012 và năm 2013, kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng vẫn còn tiếp tục và việc thay đối nhân sự cao cấp là điều không thể tránh khỏi”, vị chuyên gia này nhận định.
4.1.2 Phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ Tiền gửi Online – Esaving của An Bình Bank
4.1.2.1 Đôi nét về Ngân hàng TMCP An Bình
Giới thiệu chung:
Tên doanh nghiệp Ngân hàng TMCP An Bình Tên giao dịch Ngân hàng TMCP An Bình Tên viết tắt ABBank
Trụ sở chính 47 Ðiện Biên Phủ, P. Ða Kao, Q. I, Tp.HCM Điện thoại (84-8) 9100780
Fax (84-8 ) 9100786
Website www.anbinhbank.com.vn
Vốn điều lệ ban đầu 1,000,000 Vốn điều lệ 2,705,000,000
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp vào ngày 13 tháng 5 năm 1993.
Quá trình phát triển:
-T3/2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành
cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại.
-Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng.
-Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của
ABBANK. Các cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu Khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).
-Năm 2006: Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ đồng vào đầu năm lên 1.131 tỷ đồng vào
cuối năm.
-Năm 2007:
+ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các công ty thành viên của EVN như: PC1, PC2, PC3…
+ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET. Đồng thời, vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ đồng.
-Năm 2008:
+ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (core banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống.
+Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%.
+ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng.
-Năm 2009:
+Tháng 7/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 2.850 tỷ đồng. +Tháng 9/2009, ABBANK chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà
Trưng, P.Đa Kao, Q.1.
+Tháng 12/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.482 tỷ đồng.
-Năm 2010:
+Mạng lưới ABBANK đạt trên 115 điểm giao dịch phủ khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.
+ABBANK phát hành thành công 600.000 trái phiếu chuyển đổi và 390.000 trái phiếu thường cho Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và ngân hàng Maybank.
+Tháng 12/2010, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.831 tỷ đồng.
-Năm 2011:
+ Tháng 9/2011, ABBANK ra mắt thẻ tín dụng quốc tế - ABBANK Visa credit.
+ Ngày 30/11/2011, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 4.200 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn quỹ thặng dư vốn cổ phần.
+ Tính đến tháng 12/2011, mạng lưới giao dịch của ABBANK đạt 133 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.
-Năm 2012: Tính đến tháng 12/2012, mạng lưới giao dịch của ABBANK đạt 140
điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư:
+ Đối với khách hàng Doanh nghiệp: ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế...
+ Đối với các khách hàng cá nhân: ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt. Ví dụ: Cho vay
trả góp mua nhà, đất, xây sửa nhà; cho vay trả góp mua nhà, đất 30 năm và có bảo hiểm nhân thọ cho người vay; cho vay trả góp mua ô tô; cho vay tiêu dùng tín chấp; cho vay sản xuất kinh doanh trả góp; cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay tiêu dùng thế chấp linh hoạt.; các sản phẩm tiết kiệm YOUsaving: tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết kiệm bậc thang,... và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước...
+ Với các khách hàng đầu tư: ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu. Định vị và sự khác biệt của ABBANK với các ngân hàng khác là việc cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Tầm nhìn và giá trị cốt lõi:
-Tầm nhìn chiến lược: Ngân hàng TMCP An Bình hướng đến trở thành một ngân
hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ, theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực canh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
-Tôn chỉ hoạt động:
+ Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt; + Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông;
+ Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng;
+ Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.
-Giá trị cốt lõi: 05 giá trị cốt lõi của ABBANK trong hoạt động kinh doanh:
+ Hướng đến kết quả: Nỗ lực, cống hiến hết sức mình cho mục tiêu đề ra;
Đưa ra giải pháp trong mọi tình huống với thời gian nhanh nhất, chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất.
+ Trách nhiệm:Hiểu rõ và duy trì tinh thần trách nhiệm không chỉ ở bản thân và cho cả người khác để đạt được các kết quả nhất quán với định hướng của tổ chức.
+ Sáng tạo có giá trị gia tăng: Luôn làm mới các giải pháp từ việc kết hợp giữa giá trị hiện có và ý tưởng mới; Tiếp cận vấn đề theo hướng độc đáo; Tạo ra sự khác biệt để gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng của ABBANK.
+ Thân thiện – Đồng cảm: Luôn giao tiếp chân thành; Chủ động, cởi mở với người khác; Tin tưởng và tôn trọng người trong và ngoài ABBANK.
+ Tinh thần phục vụ: Xác định và biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng thân thiết; Luôn hướng tới sự hợp tác lâu dài thông qua việc chia sẻ và cung cấp giải pháp có lợi cho đôi bên; Luôn phục vụ khách hàng với tinh thần phục vụ cao nhất.
Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP An Bình:
Theo Điều lệ ngân hàng và những yêu cầu đặt ra bởi NHNN, ABBANK đã thực hiện cơ cấu quản trị như sau:
1. Đại hội đồng cổ đông. 2. HĐQT
3. Các Ủy ban của HĐQT
4. Các Ủy ban của Ban Điều hành
- Chủ tịch HĐQT: Ông Vũ Văn Tiền
- Phó Chủ tịch HĐQT: Ông Mai Quốc Hội
- Quyền Tổng Giám đốc: Ông Đặng Quang Minh
- Trưởng ban kiểm soát: Bà Nguyễn Thị Hạnh Tâm
4.1.2.2 Giới thiệu về dịch vụ Tiền gửi Online – Esaving
Để đồng tiền được sinh lợi ngay tức thì mà không phải mất thời gian đến giao dịch tại Ngân hàng, ABBANK đã đưa đến cho Quý khách hàng hình thức gửi tiết kiệm mới với công nghệ cao và chế độ bảo mật an toàn “Dịch vụ Tiền gửi Online – Esaving” giúp khách hàng có thể gửi tiết kiệm chỉ với một cú click chuột.
Dịch vụ này áp dụng cho loại tiền VND, và được định hướng đặc biệt phù hợp với nhóm khách hàng cá nhân là nhân viên văn phòng, hay những người bận rộn, thường xuyên sử dụng máy vi tính. Với Tiền gửi Online, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại và thời gian giao dịch tại Ngân hàng.
Cụ thể, chỉ với một chiếc máy tính có kết nối Internet, và tài khoản tiền gửi thanh toán, hoặc tài khoản A+ mở tại ABBank có đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử - Online Banking, khách hàng có thể dễ dàng mở mới hoặc thực hiện các giao dịch của tài khoản tại mọi thời điểm và trong thời gian nhanh nhất như: mở và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi, tất toán trước hạn, đúng hạn hoặc rút một phần tiền từ tài khoản Tiền gửi Online, hay tái ký gửi theo kỳ hạn lựa chọn.
Với dịch vụ Tiền gửi Online tại ABBank, khách hàng sẽ không phải bận tâm về việc giữ gìn và bảo quản sổ tiết kiệm. Khi có nhu cầu theo dõi và lưu trữ, khách hàng có thể in xác nhận khoản tiền gửi trực tiếp từ phần mềm Online Banking, sau khi hoàn tất việc chuyển tiền vào tài khoản Tiền gửi Online. Ngoài ra, những thao tác đơn giản cùng tính bảo mật cao, và dễ dàng tra cứu thông tin các khoản tiền gửi sẽ khiến khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ.
Nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ Tiền gửi Online, ABBank đang triển khai chương trình "Tích lũy online - Nhận quà Hi-Tech", với quà tặng là những sản phẩm công nghệ tiện ích và sành điệu, được áp dụng đến hết ngày 31/5/2012.
Theo đó, 200 khách hàng đầu tiên tham gia dịch vụ Tiền gửi Online tại ABBank, với số tiền tối thiểu 10 triệu đồng sẽ được tặng ngay USB 4 GB cao cấp. Bên cạnh đó, với mỗi một triệu đồng theo từng ngày gửi, khách hàng sẽ được nhận tương ứng một điểm thưởng tích lũy, để nhận những phần quà công nghệ hấp dẫn vào cuối chương trình như: một máy tính bảng Apple iPad, hai Notebook Asus, 10 ổ cứng di động 500 GB, 50 chuột không dây cao cấp, và 100 loa mini.
ABBank sẽ tiến hành trao quà tặng tích lũy theo cơ cấu xét điểm từ cao xuống thấp, càng nhiều điểm tích lũy, càng nhiều cơ hội nhận quà tặng giá trị. Ngoài ra, khách hàng còn được tham gia chương trình "Tích điểm - Nhận quà" kéo dài hết năm nay, với những quà tặng giá trị: Xe máy Vespa S 125 ie, chuyến du lịch châu Á…
-Đối tượng và điều kiện tham gia Dịch vụ Tiền gửi Online:
+Khách hàng cá nhân có mở TKTGTT hoặc/ và TK A+ tại ABBANK; +Khách hàng chỉ cần đăng ký tham gia dịch vụ Online Banking.
-Đặc tính sản phẩm:
+ Loại tiền: VND;
+ Số tiền gửi tối thiểu: 500.000 đồng;