Khái niệm năng lực trí tuệ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Tìm hiểu năng lực trí tuệ của sinh viên các ngành khoa học tự nhiên của trường Đại học Sư phạm Tp.HCM (Trang 20 - 24)

Theo V. Kohler đặc trưng của hoạt động trí tuệ là hành động bất ngờ và không phụ thuộc vào hành động trước đó. Tư duy là sự hiểu biết bất

2. Khái niệm năng lực trí tuệ

Có nhiều thuật ngữ khác nhau để gọi tên trí tuệ như: trí khôn, trí

lực, trí thông minh, trí óc,trí làm, trí nghĩ.. đây là những thuật ngữ được sử dụng hằng ngày trong giao tiếp cũng như trong khoa học .

Trong tiếng Latin trí tuệ có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ.

Theo từ điển Tiếng Việt giải thích:

© Trí khôn: khả năng suy nghĩ, hiểu biết.

© Trí tuệ: khả năng nhận thức lý tính đạt đến trình độ nhất định.

© Trí thông minh: có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, nhanh trí, khéo

léo tài tình trong cách ứng xử, đối phó.

Theo Nguyễn Khắc Viện (1991) có sự khác nhau giữa trí khôn và trí

tue:

© Trí khôn: khả nang hành động thích nghi với những biến đông của hoàn cảnh nhưng thiên về hành động.

——==——: ———-.—— -

F r --

SVTH: LAM THUY ANH THU | ba al ::“: Trang 19

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN THỊ CÚC

© Trí tuệ: khả năng thích nghỉ thiên về tư đuy trừu tượng.

Phạm Hoàng Gia (1979), Nguyễn Kế Hao(1985)... coi trí thông minh

là một phẩm chất cao của trí tuệ mà cốt lỏi là tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tư duy để giải quyết tốt vấn dé trong những tình huống mới, phức

tạp.

Một số chuyên gia khác như H.Gardner, Sternberg... cho rằng trí tuệ bao gồm khả năng về ngôn ngữ (verbal ability), kỹ năng giải quyết vấn để

(problem solving skill) [26]. Một số khác lại cho rằng đó là khả năng thích

ứng và học hỏi từ kinh nghiệm hằng ngày.

Theo Lohman (1989) và Davidson (1990) trí thông minh mang nhiều định nghĩa khác nhau. Đối với người Châu Phi. trí năng cao được thể hiện qua thi săn bắn phi thường hay các kỹ năng sống khác. Nhưng đối với người NewYork trí năng được minh hoạ bằng cách giải quyết hiệu quả với hệ

thống vượt qua đa số giành lấy thành công trong cương vị một người có uy tín trong nghề nghiệp hưởng lương cao hay đạt điểm cao trong một trường tư

nghiém khắc... Mỗi loại đều có lý vì đều miêu tả một trường hợp trong đó

người thông minh hơn có khả năng sử dụng tài nguyên trong môi trường của mình tốt hơn người kém thông minh [26].

Năng lực trí tuệ hay trí thông mình hay trí tuệ là một trong các lĩnh

vực lược để cập ngay từ những ngày đầu khai sinh của tâm lý học. Tuy

nhiê: cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung nhất về trí thông minh, ứng :ới mỗi công trình nghiên cứu lai có những nhân định khác nhau về trí thôn: minh. nhưng ta có thể khái quát thành 3 nhóm chính :

2.1. Soi trí tuệ là khả năng học tập và hoạt động của cá nhân:

SVTH: LAM THUY ANH THU Trang 20

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN THỊ CÚC

Quan niệm này đã có từ lâu và khá phổ biến. Nhiều công trình

nghiên cứu cho thấy giữa học tập và khả năng trí tuệ có quan hệ nhân quả với nhau, tuy nhiên với công trình nghiên cứu bằng test trí lực năm 1905

A.Binet xác định đây không phải là quan hệ tương ứng 1; 1 những học sinh

kém có thé do khả năng trí tuệ và do lười hay do nguyên nhân khác.

2.2. Đồng nhất trí tuệ với năng lực tư duy trừu tượng của cá nhân.

Nhóm quan niệm này thực chất đã quy hẹp khái niệm trí tuệ vào

các thành phan cốt Idi của nó là tư duy, Các thuyết tiêu biểu của quan niệm

này.

- Thuyết trí khôn của A. Binet : Binet đã lấy vấn để các tương quan của

tư duy và các hình ảnh lý thú của các thực nghiệm tự quan sát và nhờ đó

khám phá ra sự tổn tại của một tư duy không có hình ảnh, các quan hệ, các

phán đoán thái độ ... (Nghiên cứu thực nghiệm về trí khôn, 1903) [11].

- Thuyết ba thành phẩn trí tuệ (triarchic theory of intelligent) của

R.Sternberg (1986): đó là

o Cấu trúc của kỹ năng tư duy.

© Kinh nghiệm: để cập đến cách tác động của kinh nghiệm trước đây đối

với trí thông minh.

o Điều kiện ngữ cảnh: để cập đến khả năng thích ứng với môi trường thực tại, phát triển môi trường thực tại và lựa chọn môi trường mới tạo

nên lực đẩy của trí tuệ. Sternberg cho rằng người thông minh diéu chỉnh

thành công môi trường sống của họ, vì vậy khí đánh giá khả năng trí tuệ của một cá nhân phải tính đến sự biến đổi của hoàn cảnh từ nền văn hóa

này đến nền văn hóa khác, từ thời đại này sang thời đại khác...

SVTH: LÂM THỤY ANH THƯ Trang 21

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRẦN THỊ CÚC

Trên cơ sở mô hình trí tuệ ba thành phần, Sternberg đã xây dựng

chương trình day học phát triển trí tuệ (1986)[26].

2.3. Trí tuệ là năng lực thích ứng tích cực của mỗi cá nhân .

Đây là xu hướng được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận nhất và thu hút nhiều nhà nghiên cứu lớn.

- Theo G.Piaget: trí khôn tao dựng trạng thái cân bằng mà tất cả những

thích nghi liên tiếp thuộc dạng cảm giác vận động và tri giác hướng tới,

cũng như tất cả những trao đổi đồng hoá và điều ứng với mồi trường [11].

- Theo H.Gardner: năng lực trí tuệ của con người là khả năng đưa ra được

những khả năng giải bài toán cho phép cá nhân giải quyết các vấn để hay

những khó khăn đích thực mà cá nhân đó gặp phải, vào lúc thích hợp thì tạo

ra được một sản phẩm cá nhân có hiệu quả và cũng phải đưa ra một tiểm năng tìm ra bài toán hay tạo ra bài toán từ đó đặt nền móng cho việc chiếm

lĩnh tri thức mới. Ong đã xác định 7 loại trí tuệ (Walter &Gardner, 1986):

© Trí tuệ ngôn ngữ: khả năng làm chủ được ngôn ngữ và diển đạt bằng

lời hay bằng chữ viết.

© Trí tuệ âm nhạc: khả năng nhạy cảm với hệ thống dấu hiệu âm thanh.

¢ Trí tuệ logic - toán: khả năng tính toán phức tap và lý luận sâu sắc.

© Trí tuệ thị giác - không gian: khả năng tri giác và làm thấy rõ về

không gian của các vật.

e Trí tuệ van động: khả nang tạo hay tái tạo một điệu bộ phù hợp với

hoàn cảnh.

e Trí tuệ liên cá nhân: khả năng tao ra các mối quan hệ với người khác và thấu hiểu người khác.

SVTH: LÂM THỤY ANH THƯ Trang 22

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRAN THỊ CÚC

© Trí tuệ nội tâm: khả năng co bản hiểu biết những cảm xúc, tinh cảm của bản thân, khả nang phân biệt, biểu hiện xúc cảm bằng hệ thống ký

hiệu [26].

Trong các công trình nghiên cứu về sau, ông đã tách ra lọai trí tuệ

thứ 8 — là trí tuệ tự nhiên học - cho phép con người phân biệt và sử dụng

các điểm đặc trưng của các sự vật trong môi trường sống { I 1].

- D.Wechsler (1939) thì cho rằng trí tuệ là khả năng tổng thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lý, chế ngự được môi trường xung quanh

[24].

Theo F.Raynal, A.Riewnier (1997) trí tuệ là khả năng xử lý thông tin dé

giải quyết vấn dé và nhanh chóng thích nghi với tình huống mới [24].

- Theo N.Sillamy (1997): trí tuệ là khả năng hiểu các mối quan hệ sẵn có giữa các yếu tố của tình huống và khả năng thích nghỉ để thực hiện cho lợi

ích bản thân [26].

Như vậy có thể coi trí tuệ là sự hiểu biết của con người, là năng lực tư duy, tạo nên một trong các nguồn sức mạnh tinh thần gọi là trí lực được

hình thành bằng hoạt động có mục dich , tương tác với môi trường xung

quanh, tác động vào đối tượng nhằm đạt hiệu quả, phục vụ mục đích hoạt động , đẳng thời tạo sự tiến bộ trong năng lực và nhân cách con người [20].

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Tìm hiểu năng lực trí tuệ của sinh viên các ngành khoa học tự nhiên của trường Đại học Sư phạm Tp.HCM (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)