Thực tế day học địa lý lớp 6 thi điểm của một số giáo viên dia lý THCS ở quận 3 cho thấy các giáo viên đềểu thực hiện theo quan điểm của chương trình mới. Việc sử dụng các phương pháp day hoc , việc tổ chức các hoạt động trên
lớp và việc đánh giá kết quả học tập có một số thay đổi đáng chú ý.
Á. VỆ phương pháp day học
Giáo viên chú trọng cho học sinh khai thác SGK trên kênh hình và kênh chữ,
qua đó học sinh biết cách làm việc với SGK và rèn luyện một số kỹ năng. Để phương pháp này có hiệu quả, giáo viên yêu cầu học sinh phải soạn bài học mới
trước ở nhà. Trên lớp giáo viên phóng to các hình, các bảng có trong SKG và
khai thác bằng những câu hỏi có trong sách.
Ví dụ J: Khi dạy bài thời tiết, giáo viên yêu cẩu học sinh đọc bảng | và trả
lời càc câu hỏi của sách:
+ Bảng 1 cho biết thời tiết của những địa phương nào? Trong thời gian
bao lâu ( một ngày, một tháng, một năm...)? -
+Những yếu tố nào được sử dung để đự báo thời tiết?
Vi du 2: Khi dạy vé các thành phần của không khí, giáo viên cho học sinh khai thác hình 53 và qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách thể hiện
biểu 46 tròn.
Đối với những phần không có hình, giáo viên kết hợp với phương pháp đàm thoại gợi mơ, yêu cầu học sinh tìm hiểu từ kênh chữ.
Ví du: Khi dạy bài Mỏ khoáng sản, giáo viên đặt các câu hỏi yêu cầu học
sinh tìm hiểu trong sách trả lời như:
+ Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta phân thành mấy loại khoáng sản?
+ Vì sao chúng ta phải biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tiết
kiệm các loại khoáng sản? Tình hình các mỏ khoáng sẵn sẽ như thế
nào nếu chúng ta khai thác và sử dụng không tiết kiệm và hợp lý?
Phương pháp dam thoại gợi mở còn được giáo viên sử dụng để dẫn dất học
sinh khai thác một số hình.
| SVTH : Nguyễn Thị Thủy Trang l6 `
GVHD : Nguyễn Thị Kim Liên Khóa luận tốt nghiéd
Vi du; Bài khí hậu, nếu chỉ cho hoc sinh quan sát hình 54 và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ xích đạo về cực thì học sinh không thể trả lời được. Vì
vậy giáo viên đã đặt những câu hỏi gợi mở như:
+ Quan sát hình, nơi nào có nhiệt độ thấp nhất? Góc chiếu sáng ở đó như
thế nào? :
+Nơi nào có nhiệt độ cao nhất? Góc chiếu sáng ở đó như thế nào?
Học sinh trả lời được hai câu hỏi trên và giáo viên giúp các em liên hệ
lại với câu hỏi ban đầu để tìm ra câu trả lời. Nhưng cũng với phần này trong
quá trình dự giờ tôi thấy không phải giáo viên nào cũng sử dụng có hiệu
quả phương pháp đàm thoại gợi mở theo hướng phát triển tư duy của học
sinh vì các câu hỏi đó rời rạc không hệ thống.
- Ngoài ra giáo viên trường phổ thông còn chú ý liên liên hệ với thực tiễn
trong một số nộ dung như : thời tiết, động đất, núi lửa địa núi đá vôi... trong quá
trình giảng dạy.
Ví dụ:
+Khi dạy về động đất, giáo viên để cập đến trận động đất ở Ấn Độ vừa xảy ra. Giáo viên liên hệ đến để học sinh hình dung được hậu quả do động đất gây ra, yêu cầu học sinh sưu tập một số bài báo viết về trận
động đất đó dán vào vở.
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh biết địa hình đá vôi có giá trị khai thác
du lịch và là nơi che chở tốt cho các chiến sĩ trong chiến tranh.
B.Vé hình thức tổ chức hogt động trên lớp
Giáo viên có chú ý đến việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm chủ yếu để giải quyết một trong những vấn để của bài học .
Ví du:
-Trong bài khí hậu, giáo viên trường Đoàn Thị Điểm cho học sinh hoạt động nhóm giải quyết vấn để lượng mưa và nhiệt độ thay đổi theo độ
cao.
Nhóm | & 3: Nhiệt độ thay đổi như thế nào từ thấp đến cao? Vì sao?
Nhóm 2 & 4: Lượng mưa thay đổi như thế nào từ thấp đến cao? Vì sao?
-Mỗi nhóm có 3 phút chuẩn bị.
Trong quá trình đi dự giờ các trường, tôi nhận thấy học sinh rất tích cực hoạt khi giáo viên yêu cầu các em hoạt động nhóm. Tuy nhiên số lượng học sinh của mỗi nhóm từ 8 đến 10 em trở lên (do học sinh đông, bàn ghế dài) nền một số em
lơ là, không hoạt động. Về phía giáo viên, có những lúc chia nhóm hoạt động
SVTH ; Nguyễn Thị Thủy Trang 17
.GVHD : Nguyễn Thị Kim Liên Khóa luận tốt nghiệp
nhưng thật ra tính chất của nó không khác gì với hoạt động cá nhân (vì học sinh không cùng nhau làm việc, những câu hỏi giáo viên đưa ra không phải là những câu hỏi để thảo luận nhóm mà ở đạng hỏi cá nhân)
Giáo viên chỉ sử dụng SGK, quả địa cầu, một vài bản đổ trong chương bản
đồ ngoài ra không sử dụng thêm phương tiện trực quan nào khác. Trong quá trình
tìm hiểu, tôi nhận thấy công ty sách và thiết bị trường học đã làm nhiều mô hình,
băng hình phục vụ cho địa lý lớp 6. Giá thành của các loại mô hình này không
đất. Hạn chế nay là do các trường không trang bị, hoặc có trang bị nhưng không sử dụng. Ngoại trừ trường hợp tôi được biết chỉ có giáo viên trường THCS Lê
Quý Đôn có làm mô hình bằng mút để dạy phẩn giả thuyết lục địa trôi (trong giờ
thao giảng cấp quận).
D. Cách đánh giá kết quả hoc tập của học sinh
Kiểm tra đầu giờ vẫn là hình thức hỏi các câu hỏi theo dàn bài ghỉ trong vở,
học sinh chỉ can học thuộc và tr 4 lời mà không sử dụng hình thức khác
Đối với kiểm tra một tiết, để kiểm tra được ra thống nhất trên toàn quận 3.
Với cách ra để hiện nay, học sinh có phan sử dung kỹ năng phân tích hình (câu 3
của để học kỳ 1) và sử lí bang số liệu (câu 3 của để trong học kỳ 2). Những câu
còn lại là những câu yêu cẩu học sinh giải thích hoặc so sánh... Tuy nhiên những phần này học sinh đã được ghi và học cụ thể trên lớp nên học sinh chỉ cẩn tái
hiện kiến thức. ( xem để ở phần phụ lục )
E. Về phía hoc sinh
Đa phan học sinh tỏ ra rất thích học và thích phát biểu trong giờ địa lý. Cá biệt
có vài em trong quá trình soạn bài ở nhà đã viết các câu hỏi nào các em có
vướng mắc để hỏi giáo viên trong giờ học. Và học sinh còn nhớ một số kiến thức
về địa lý ở tiểu học. Ví dụ như khi giáo viên nói về lớp đất đỏ , giáo viên đã hỏi
học sinh lớp đất đỏ ở Tây nguyên trồng những cây gì? Những cây đó được gọi chung là loại cây gì? Học sinh đã trả lời tốt các câu hỏi này. Đây là những thuận
lợi để bất đầu hình thành cách học môn địa lý, các kỹ năng địa lí cũng như lòng
say mê với môn học cho học sinh.
Nhưng bên cạnh đó, các em vừa ở cấp tiểu học lên nên chưa biết cách tự ghi bai, vẫn còn thói quen ghi gi học nấy không kết hợp với SGK lúc ghi nhớ bài.
Khả năng hình thành biểu tượng địa lý tự nhiên chưa tốt nên có những trường
hợp như:
SVTH : Nguyễn Thị Thủy Trang 18
GVHD : Nguyén Thi Kim Lién Khóa luận tốt nghiệp
Sau khi học xong bài sự chuyển động của Trái đất quanh Mat trời, hỏi lại có nhiều em cho rằng có tới bốn quả đất cho dù trong lúc học đã được giáo viên
giới thiệu đây là hình thể hiện bốn vị trí đặc biệt của Trái đất trong quá trình
chuyển động trên quỹ đạo.
Có lẽ đây là năm dau tiên SGK mdi thí điểm, giáo viên không có nhiều thời gian để nghiên cứu nên kết quả chưa được như mong muốn. Tuy nhiên để việc
giảng dạy chương trình địa lý 6 mới có hiệu quả trong những năm học tới thì các
giáo viên phải tiếp tục nâng cao nang lực chuyên môn, dau tư nhiều hơn nữa
trong việc kết hợp nhiều phương pháp, sử dụng các phương tiện trực quan (heo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. Và giáo viê¿ cht 7
rèn luyện cho học sinh khả năng tư học địa lý, tình cảm đối với môn học ngay từ
lớp 6