1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.6.3. Tổ chức quản lý dự án
1.6.3.1. Tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn thi công xây dựng
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo đúng Luật Đất đai, Luật Xây dựng.
- Quản lý dự án theo hình thức quản lý trực tiếp, Ban Quản lý dự án ĐTXD của huyện Yên Định điều hành, quản lý việc thực hiện dự án.
- Hình thức tổ chức thực hiện dự án:
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầu tư, xây dựng dự án theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác liên quan hiện hành. Nội dung triển khai thực hiện đầu tư, tiến độ thực hiện các hạng mục công trình, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật được thực hiện theo Quyết định chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ diện tích đất được giao để tổ chức thực hiện dự án cho đến khi kết thúc dự án; khi dự án đi vào vận hành Chủ dự án sẽ bàn giao toàn bộ quỹ đất, nhà ở cho các đối tượng được chuyển Quyền sử dụng đất và cho UBND xã Định Liên quản lý hành chính theo quy định.
- Quản lý tổ chức thi công:
+ Chủ đầu tư sẽ giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Yên Định tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án.
+ Ban quản lý dự án: Trực tiếp tổ chức quản lý dự án.
+ Các đơn vị tư vấn: Có chức năng tư vấn cho Chủ đầu tư về khảo sát, thiết kế, kỹ thuật... và cung cấp dịch vụ trong quá trình thi công, giám sát quản lý chất lượng công trình.
+ Các đơn vị thi công: Thi công công trình dưới sự quản lý của Ban quản lý và các phòng chức năng Công ty.
53
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý thi công xây dựng dự án UBND huyện Yên Định
Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch, tài chính
Giám sát đơn vị thi công xây dựng Quản lý
tài chính
Đền bù, GPMB Lựa chọn nhà thầu thi công
Tổ kế hoạch
vật tư
Tổ lái máy
Tổ xây dựng Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Định
Ban điều hành công trình
Tổ bảo vệ,
nhà bếp Tổ
kỹ thuật Ban giám đốc
Lập hồ sơ thiết kế thi công dự án
UBND huyện Yên Định Phối hợp
UBND xã Định Liên
54
1.6.3.2. Tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn vận hành dự án
Sau khi đầu tư hoàn chỉnh công trình hạ tầng kỹ thuật, Chủ đầu tư bàn giao cho UBND xã Định Liên trực tiếp quản lý. UBND xã Định Liên chịu trách nhiệm quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, hệ thống điện, chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước.
Việc quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường nạo như vét hệ thống mương thu gom, thoát nước thải, nước mưa; công trình xử lý nước thải sẽ do chủ đầu tư chịu trách niệm quản lý vận hành.
Công tác quản lý hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt do UBND xã Định Liên thực hiện.
55
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý
Khu đất thực hiện dự án thuộc địa giới hành chính thôn Duyên Thượng, xã Định Liên; ranh giới được xác định cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp: đất thương mại (TM-56) theo QHC (đất nông nghiệp hiện trạng);
- Phía Nam giáp: đường giao thông (đường tỉnh 516D);
- Phía Tây giáp: đường giao thông (đường tỉnh 516B);
- Phía Đông giáp đất nông nghiệp.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
- Là đất nông nghiệp có địa hình tương đổi bằng phẳng, trong khu vực chủ yếu là đất nông nghiệp, bờ thửa, và đường giao thông bê tong.
- Nhìn chung đặc điểm địa hình địa mạo của khu vực có sự chênh lệch cốt lớn nên việc san lấp mặt bằng với khối lượng lớn; tuy nhiên khu vực thuận lợi cho quá trình đầu tư xây dựng và sinh hoạt của dân cư.
2.1.1.3. Đặc điểm địa chất công trình
Từ kết quả khoan thăm dũ địa chất công trỡnh ở cỏc hố khoan nền đường trên các tuyến, công tác điều tra địa chất công trỡnh dọc tuyến, địa chất khu vực xây dựng, công tác tổng hợp tài liệu, thí nghiệm trong phũng thỡ địa tầng các lớp đất trên công trỡnh: “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới thụn Hổ Thụn, xó Định Liên, huyện Yên Định (Giai đoạn 1)” được phân chia thành các lớp đất, đá từ trên xuống như sau:
Qua kết quả thu thập được ở các hố khoan nền đường, thí nghiệm trong phòng và công tác tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất, kết hợp với việc điều tra địa chất công trình trên khu vực thì địa tầng khu vực được phân chia thành các lớp từ trên xuống như sau:
* Lớp HC: Đất trồng: Sét pha lẫn bùn hữu cơ, rời -:- chảy:
Diện phân bố nằm ở ngay trên mặt và gặp ở cả 03 hố khoan HK1, HK2, HK3.
Chiều dầy của lớp gặp ở các hố khoan trung bình là 0.2m-:-0.3m, do lớp có chiều dầy rất mỏng, thành phần phức tạp, trạng thái kém ổn định không có ý nghĩa về mặt xây dựng nên có thể bóc bỏ khi thi công. Cụ thể diện phân bố của lớp được thể hiện trên mặt cắt địa chất công trình.
* Lớp 1: Sét pha xám nâu, xám đen lẫn hữu cơ. Dẻo mềm.
Diện phân bố nằm ở ngay dưới lớp HC và gặp ở cả 03 hố khoan HK1, HK2, HK3. Chiều dầy của lớp gặp ở các hố khoan thay đổi từ 0.2m -:- 0.3m, do lớp có chiều dầy rất mỏng, trạng thái kém ổn định không có ý nghĩa về mặt xây dựng nên có thể bóc bỏ khi thi công. Cụ thể diện phân bố của lớp được thể hiện trên mặt cắt địa chất công trình.
* Lớp 2: Sét pha xám nâu, xám vàng. Dẻo cứng.
56
Diện phân bố của lớp nằm dưới lớp 1 và gặp ở cả 03 hố khoan HK1, HK2, HK3. Chiều dầy của lớp gặp ở các hố khoan thay đổi từ 3.65m(HK1) -:- 3.8m(HK2) - :- 4.0m(HK3). Quá trình theo dõi khoan và tổng hợp mẫu thí nghiệm cho thấy lớp có sức chịu tải trung bình, biến dạng vừa, chiều dầy vừa. Cụ thể diện phân bố của lớp được thể hiện trên mặt cắt địa chất công trình.
* Lớp 3: Sét pha xám vàng, xám xanh. Dẻo mềm.
Diện phân bố của lớp nằm dưới lớp 2 và gặp ở cả 03 hố khoan HK1, HK2, HK3. Chiều dầy của lớp gặp ở các hố khoan là chưa xác định, mới khoan vào lớp này được từ 1.8m(HK1) -:- 1.7m(HK2) -:- 1.5m(HK3). Quá trình theo dõi khoan và tổng hợp mẫu thí nghiệm cho thấy lớp có sức chịu tải trung bình thấp, biến dạng vừa, chiều dầy chưa xác định. Cụ thể diện phân bố của lớp được thể hiện trên mặt cắt địa chất công trình.
(Nguồn: Báo cáo kết quả thăm dò địa chất do Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Asean, lập tháng 11/2023)
Nhận xét:
- Từ kết quả khảo sát địa chất công trình, đặc điểm thành phần cơ lý các lớp địa chất, dự án sẽ bóc bỏ lớp đất hữu cơ bề mặt; là lớp đất màu có thể tận dụng để trồng cây xanh khu vực dự án hoặc vận chuyển đổ thải theo quy định; không phải là chất thải nguy hại, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
- Với công trình là nhà ở biệt thự, liên kế, nhà thấp tầng có tải trọng nhỏ, có thể thiết kế móng nông (móng của công trình đặt vào lớp 2, 3) tùy từng vị trí. Đối với công trình có tải trọng lớn hơn nên thiết kế móng cọc bê tông cốt thép, dùng lớp đất số 3, số 4 làm lớp chịu lực với sơ đồ cọc chịu lực ma sát là chủ yếu.
2.1.1.4. Điều kiện về khí tượng
Trên địa bàn huyện Yên Định có trạm quan trắc khí tượng thủy văn Yen định, Vì vậy, sử dụng số liệu khí tượng do Trạm khí tượng thủy văn Yên Định được tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa qua các năm. Khu vực thực hiện dự án có đặc điều kiện khí tượng như sau:
a. Nhiệt độ:
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C).
Năm Tháng trong năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2018 18,3 20,7 21,4 23,0 28,2 30,6 29,9 27,4 27,9 24,6 22,0 19,3 2019 14,0 17,2 16,8 22,4 26,4 29,1 29,1 28,4 26,8 24,0 23,4 17,3 2020 15,3 16,3 19,8 25,0 28,1 29,8 28,7 28,2 26,8 26,0 23,4 19,6 2021 15,8 16,6 20,8 25,7 28,5 29,7 29,7 28,2 26,8 26,0 23,4 19,8 2022 15,9 17,0 21,3 25,8 28,6 30,0 30,2 29,3 27,0 26,1 23,5 19,5 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2018-2022- Mục Khí hậu)
57
b. Độ ẩm không khí:
Bảng 2.2: Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%).
Tháng
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2018 87 85 85 91 85 74 80 89 86 79 78 82
2019 77 89 86 89 85 83 83 85 87 86 84 75
2020 90 91 87 87 86 78 82 87 87 84 87 85
2021 91 90 85 887 80 79 80 88 86 85 85 85
2022 89 90 89 86 85 77 81 86 87 85 87 86
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2018-2022- Mục Khí hậu) c. Lượng mưa:
Bảng 2.3: Tổng lượng mưa trung bình tháng trong các năm (mm).
Tháng
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2018 73,0 7,5 16,1 44,7 31,6 79,4 248,3 332,6 347,6 471,9 10,6 53,1 2019 1,8 9,0 57,7 43,7 23,7 379,1 153,1 294,9 526,9 147,8 13,7 39,1 2020 23,0 14,0 35,1 24,2 141,9 185,2 194,6 315,0 414,3 216,5 166,8 91,2 2021 9,6 5,7 42,6 81,5 134,1 119,3 172,7 157,8 482,4 212,9 98,6 12,9 2022 11,0 9,5 26,1 74,6 66,6 99,8 648,3 288,7 345,6 688,7 170,0 53,1
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2018-2022- Mục Khí hậu) Theo số liệu được tổng hợp tại Trạm khí tượng thủy văn thành phố Thanh Hóa thuộc Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa qua các năm, lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 6 đến hết tháng 10 hằng năm và chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong tháng phổ biến từ 3 - 11 ngày và số ngày mưa liên tục phổ biến từ 2 đến 5 ngày. Ngày có lượng mưa cao nhất trong các lần mưa từng ghi nhận được trong khu vực này là 200 mm/ngày vào ngày 21 tháng 7 năm 2021.
d. Nắng và bức xạ:
Bảng 2.4: Số giờ nắng (h) trung bình các tháng trong năm.
Tháng
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2018 43 88 74 73 178 187 229 125 159 113 78 116 2019 4 43 22 86 166 184 197 191 111 56 106 48 2020 12 27 35 130 212 145 208 179 146 152 124 54 2021 23 67 85 150 112 132 218 188 123 164 111 89 2022 12 55 25 112 211 135 198 171 121 198 110 88 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2018-2022- Mục Khí hậu)
58
e. Gió:
Bảng 2.5: Vận tốc gió (m/s) trung bình các tháng trong năm.
Tháng
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2018 0,9 0,7 0,8 1,2 1,3 1,5 1,3 1,5 1,0 1,3 1,3 1,5 2019 1,3 1,3 1,4 1,5 1,1 1,2 1,0 1,5 1,4 1,3 1,4 1,2 2020 0,7 0,8 1,2 1,1 0,9 1,5 1,3 1,5 1,3 1,3 1,1 1,3 2021 0,8 0,7 1,0 1,3 1,3 1,5 1,4 1,2 1,2 1,3 1,0 1,1 2022 1,2 1,3 1,3 1,4 1,5 1,1 1,3 1,2 1,5 1,4 1,5 1,3
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2018-2022- Mục Khí hậu) Hướng gió thịnh hành của khu vực: mùa Đông là hướng Đông Bắc và mùa hè theo hướng Đông Nam.
f. Bão và áp thấp nhiệt đới:
Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, gây gió mạnh làm tốc mái, có thể đổ nhà cửa, kèm theo mưa lớn gây lụt lội, mùa bão hàng năm tại vùng biển Thanh Hóa vào tháng 6 - 10. Theo thống kê từ Trung tâm dự báo khí thượng thuỷ văn Thanh Hóa, từ 2015 đến 2022 số cơn bão và cấp cơn bão được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2.6: Thống kê các cơn bão đổ bộ vào bờ biển Thanh Hóa (2015 – 2022)
TT Cấp bão Số lượng qua các năm Tốc độ gió
(km/h) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2022
1 Cấp 6 1 - - - 1 1 1 39 - 49
2 Cấp 7 1 1 - - 1 - 1 50 - 61
3 Cấp 8 1 - - - - 1 - 62 - 74
4 Cấp 9 - - 1 - 1 1 - 75 - 88
5 Cấp 10 - 1 - 1 1 - 1 89 - 102
6 Cấp 11 - 0 0 - 1 0 - 103 - 117
7 Cấp 12 0 - - 0 - - 0 118 - 133
Tổng cộng 3 2 2 1 5 3 3
2.1.1.5. Điều kiện thủy văn
- Địa bàn Yên Định có các sông lớn chảy qua như sông Mã, sông Cầu Chày, sông Nhà Lê. Các con sông cung cấp lượng lớn phù xa và nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Hai bên có đê bảo vệ dân sinh và sản xuất của các huyện ven sông.
- Ngoài ra, khu vực thực hiện dự án có các tuyến kênh cấp nước và tiêu thoát nước phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn, đất Yên Định thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trung bình 60m, có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất
59
phong phú, tầng này nằm ở độ sâu từ 20-40m, chiều dày tầng chứa nước dao động từ 36 ÷ 57m. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khoáng hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn trung không đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu cầu vệ sinh.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Yên Định
(Nguồn: Kết quả thực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh năm 2023; Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024 của
UBND huyện Yên Định)
Huyện Yên Định có diện tích 228,83 km², dân số năm 2021 là 166.120 người, mật độ dân số đạt 725 người/km².
Tốc độ tăng trưởng GDP: 9 - 10%/năm. Trong đó:
Nông nghiệp: 6,0 - 7,0%/năm
Công nghiệp - xây dựng 17 - 19%/năm Dịch vụ - thương mại: 9%/năm
GDP bình quân đầu người: tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010 Sản lượng lương thực: 150 nghìn tấn.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài; giá nhiên liệu, lương thực và các mặt hàng giao dịch tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của huyện. Song, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, ban, ngành cấp tỉnh; sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND huyện; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của UBND huyện; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, quyết tâm cao; sự đồng hành ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện vẫn duy trì ổn định và có bước phát triển so với cùng kỳ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:
a. Về kinh tế
Tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2023 ước đạt 5,96% (cao hơn bình quân chung của tỉnh và đứng thứ 3 toàn tỉnh)1, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 4,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,21%; dịch vụ tăng 7,15%. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng ngành Nông, lâm, thủy sản chiếm 23,68% (giảm 1,24% so với năm 2022); Công nghiệp - xây dựng chiếm 58,03% (tăng 0,5% so với năm 2022); Dịch vụ chiếm 18,29% (tăng 0,74% so với năm 2022). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 66,85 triệu đồng, tăng 10,15% so với cùng kỳ (đứng thứ 4 toàn tỉnh).
60
a1. Về nông lâm nghiệp
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện. Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá so sánh 2010) ước đạt 2.799 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 27.942,7 ha, bằng 98,04% kế hoạch3. Tổng sản lượng lương thực có hạt 133.215 tấn, bằng 102,47% kế hoạch. Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 167,2 triệu/ha, bằng 101,33% kế hoạch, tăng 2,26% so với cùng kỳ.
Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính: Cây lúa diện tích ước đạt 17.755,2 ha, bằng 103,23% kế hoạch, tăng 0,01% so với cùng kỳ; năng suất cả năm ước đạt 65,82 tạ/ha, tăng 1,51% so với cùng kỳ; sản lượng đạt 116.865 tấn, bằng 103,87% kế hoạch, tăng 1,52% so với cùng kỳ; cây ngô diện tích ước đạt 3.023,4 ha, bằng 91,62% kế hoạch; năng suất đạt 54,08 tạ/ha; sản lượng đạt 16.350 tấn, bằng 93,48% kế hoạch.
Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, chăn nuôi công nghiệp, cơ cấu vật nuôi được chuyển dịch sang các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Công tác phòng chống dịch bệnh được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời; công tác tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả tốt. Trong năm, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; hoàn thành công tác tiêm phòng đảm bảo theo kế hoạch đề ra6. Tổng đàn gia súc trâu, bò, lợn có xu hướng giảm dần; tổng đàn gia cầm tăng cao so với cùng kỳ7. Sản lượng thịt hơi ước đạt 35.152 tấn, bằng 96,31% kế hoạch, tăng 0,43% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 5,63 tỷ đồng, bằng 100,12% so với cùng kỳ. Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện chăm sóc, bảo vệ diện tích 621 ha rừng hiện có và trồng được 220.000 cây phân tán, tăng 2,33% so với cùng kỳ. An ninh rừng tiếp tục được giữ vững, không để xảy ra cháy rừng, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì.
Giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt 106,37 tỷ đồng, tăng 2,28% so với cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản ước đạt 4.200 tấn, duy trì ổn định so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.061 ha, tăng 0,52% (tăng 5
a2. Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tuy phải đối mặt với những biến động khó lường từ thị trường trong nước và thế giới; song, các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục khó khăn về nguồn nguyên liệu, vật liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tập trung đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 4.708 tỷ đồng, tăng 7,31% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm thế mạnh của địa phương vẫn giữ mức ổn định và tăng cao so với cùng kỳ như:
Dệt kim tất đạt 115 triệu đôi, tăng 13,19% so với cùng kỳ; May trang phục đạt 21 triệu sản phẩm, tăng 22,09% so với cùng kỳ; Giầy da đạt 39 triệu đôi, tăng 21,88% so với cùng kỳ; đá ốp lát 2,83 triệu m2, tăng 8,18% so với cùng kỳ, sản
61
xuất nhôm kính 110 nghìn m2, tăng 22,22% so với cùng kỳ… Các ngành nghề truyền thống và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được quan tâm phát triển11
a3. Thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả hàng hóa ổn định, không có hiện tượng găm hàng, sốt giá, đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (theo giá so sánh 2010) ước đạt 2.217 tỷ đồng, tăng 7,15% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt 5.579 tỷ đồng, bằng 103,31% kế hoạch, tăng 12,59% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục có bước tăng trưởng; tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355 triệu USD, tăng 4,09% so với cùng kỳ. Công tác kiểm tra tình hình lưu thông hàng hoá, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu, hàng quốc cấm và gian lận thương mại được tăng cường, năm 2023, đã kiểm tra và xử lý 73 vụ, xử lý 71 vụ, thu phạt vi phạm hành chính 209,25 triệu đồng.
a4. Tài nguyên môi trường:
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường. Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; triển khai thực hiện việc sử dụng đất theo điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2170/QĐ-UBND ngày 21/6/202321. Tăng cường chỉ đạo chấn chỉnh công tác cấp GCNQSD đất lần đầu cho các hộ, gia đình cá nhân trên địa bàn huyện; trong năm, đã cấp 138 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, đính chính 979 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Tổ chức thành công 18 cuộc đấu giá quyền sử dụng đất tại 09 xã, thị trấn với tổng diện tích trúng đấu giá 3,2 ha, với 252 lô, nộp ngân sách nhà nước là 158,14 tỷ đồng.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường GPMB các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện. Đến ngày 15/11/2023, tổng diện tích đất đã thực hiện ký cam kết theo kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 31/01/2023 của UBND tỉnh là 70,51 ha, bằng 100% kế hoạch; số dự án đã thực hiện, triển khai công tác đo đạc, kiểm kê thực địa là 30 dự án, với tổng diện tích 75,66 ha, bằng 107,3%
kế hoạch; số dự án đã thực hiện thẩm định, lập phương án, chi trả tiền bồi thường GPMB là 29 dự án, với tổng diện tích 70,16 ha, bằng 99,5% kế hoạch
b. Văn hóa - xã hội b1. Dân số, lao động
Tổng số nhân khẩu toàn huyện năm 2022: 193.454 người.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,64%
Dân số nông thôn chiếm 96,4%, thành thị chiếm 3,6%; sự phân bố dân cư khá đều đặn trên toàn huyện nằm dọc theo 2 bờ tả và hữu sông Chu, hình thành 6 cụm kinh tế thuận tiện cho việc chỉ đạo của huyện.