Công nghệ sản xuất, vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ Đất san lấp và thu hồi khoáng sản Đi kèm tại xã tượng sơn, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

Mở vỉa khoáng sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện địa hình, địa chất, thế nằm của khoáng sản, công suất mỏ, hệ thống khai thác lựa chọn, công nghệ khai thác, khả năng nâng công suất khi có yêu cầu, khả năng cơ giới hoá công tác khai thác.

Việc lựa chọn hệ thống khai thác, công nghệ khai thác, vị trí mở vỉa phải đảm bảo sao cho hoạt động khai thác đạt hiệu quả cao nhất, an toàn nhất, khối lượng và thời gian xây dựng cơ bản là nhỏ nhất.

35

Căn cứ vào điều kiện địa hình khu mỏ và năng lực của công ty, thiết kế chọn phương án mở vỉa bằng đường hào có thiết bị vận tải.

Để phục vụ khai thác và vận chuyển đất san lấp, khoáng sản đi kèm đi tiêu thụ, cần thiết phải xây dựng hệ thống đường ô tô trong mỏ nối với mặt bằng công nghiệp mỏ, từ đây mở các nhánh đường nội nhỏ đến các khu vực khai thác và đổ thải để vận tải nguyên vật liệu, vận tải thiết bị khai thác, vận tải đất đá đến công trình, vận tải đất đá thải.

Hệ thống đường giao thông ngoại mỏ: Là tuyến đường nối từ tuyến đường dân sinh chạy gần khu mỏ mức + 15m vào mặt bằng sân công nghiệp mỏ mức +15, tuyến đường có chiều dài 630m, được dải đá cấp phối, rộng 8m, độ dốc dọc trung bình 0,76%, độ dốc ngang 2-4%, khối lượng đào Vđào = 2.045 m3, đã được đơn vị xây dựng trong quá trình khai thác mỏ theo giấy phép khai thác số 430/GP-UBND ngày 06/11/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Hệ thống đường giao thông nội mỏ: Là tuyến đường vận tải từ mặt bằng sân công nghiệp mức +15m lên mặt bằng khai thác ban đầu mức +95m, có chiều dài 800 m, chiều rộng 8 m, độ dốc dọc trung bình 9,66%, độ dốc ngang 2- 4%, khối lượng đào Vđào = 10.172 m3, đã được đơn vị xây dựng trong quá trình khai thác mỏ theo giấy phép khai thác số 430/GP-UBND ngày 06/11/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

b. Trình tự khai thác

- Thời kỳ xây dựng cơ bản mỏ: Nội dung công việc trong thời kỳ này bao gồm:

chuẩn bị mặt bằng, tiến hành mở vỉa và tạo mặt tầng công tác ban đầu; Xây dựng rãnh nước, hố thu nước, kéo điện vào mỏ.

- Thời kỳ đưa mỏ vào sản xuất: Tính từ lúc đưa mỏ vào sản xuất đến lúc đạt sản lượng thiết kế.

- Thời kỳ sản xuất bình thường với sản lượng thiết kế: Đây là thời kỳ dài nhất trong đời mỏ.

- Thời kỳ kết thúc khai thác mỏ: Tiến hành tận thu hết khoáng sản trong biên giới, đồng thời phục hồi môi trường khai thác theo bản thiết kế khai thác và thẩm định các tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c. Hệ thống khai thác

- Căn cứ vào sản lượng khai thác và đặc điểm hiện trạng địa hình, cấu tạo địa chất khu vực mỏ đất san lấp tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống. Phương án hệ thống khai thác của mỏ là hệ thống khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp bằng ô tô.

- Dùng máy xúc trực tiếp vào thân nguyên liệu, chất tải lên thiết bị vận tải đứng cùng mức.

- Sơ đồ công nghệ:

36

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ khai thác - Quy trình khai thác đất san lấp.

Tiến hành khai thác lộ thiên bằng phương pháp thủ công kết hợp với máy xúc, theo các bước sau.

Bước 1: Tạo mặt bằng sân công nghiệp và diện công tác ban đầu, dùng sức người và thiết bị xúc bốc để tạo đường lên vị trí khai thác, đường đảm bảo việc đi lại dễ dàng cho người và vận chuyển thiết bị khai thác cũng như an toàn trong quá trình sản xuất, đường phải được mở rộng và phát triển theo sườn núi.

Bước 2: Tại vị trí khai thác tiến hành mở moong bằng cách cắt tầng theo lớp khai thác, tầng có chiều cao trung bình 5,0 m

Bước 3: Tầng khai thác chiều cao trung bình 5,0 m; thứ tự khai thác từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong; Thiết bị xúc bốc đứng dưới chân các tầng khai thác và xúc bốc đất san lấp lên các thiết bị vận tải (theo trình tự khai thác hết lớp trên đến lớp dưới).

Căn cứ đặc điểm cấu tạo, thế nằm cụ thể của từng lớp đất, và địa hình cụ thể của từng vị trí, khu vực mỏ có thể được phân thành nhiều nhiều vị trí khai thác để đảo bảo nhu sản phẩm, tăng năng suất khai thác

Căn cứ đặc điểm cấu tạo, thế nằm cụ thể của từng lớp đất, khu vực mỏ được phân thành nhiều tầng khai thác nhau, mỗi tầng khai thác có chiều cao 5,0m.

Chiều cao tầng kết thúc là 10 m (chập 2 tầng).

- Quy trình khai thác, thu hồi khoáng sản đi kèm (đá cát kết có hàm lượng SiO2 trung bình 79,36%).

Do đặc điểm địa chất, cơ lý và thạch học của đất tại khu vực này, đá cát kết phong hóa có màu xám, xám trắng, thành phần chủ yếu là cát có thể tận làm phụ gia xi măng. Vị trí của lớp đá cát kết phong hóa này nằm xen kẹp trong đá phiến sét phong hoá có chiều

Chuẩn bị mặt bằng (Bóc lớp đất phủ) Đất thải

Đá cát kết

Các nhà máy xi măng Máy xúc, xúc chọn lọc

lên ô tô Đất san lấp

Các công trình xây dựng

37

dày từ 6,0 – 7,0m. Ta dùng máy xúc xúc bốc chọn lọc để khai thác lớp đá cát kết phong hóa này.

Khoáng sản sau khi được khai thác sẽ tập kết tại mỏ, đảm bảo số lượng sẽ được vận chuyển xuất bán cho nhà máy xi măng Nghi Sơn và xi măng Công Thanh.

Bảng 1.11. Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác

STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

1 Chiều cao tầng khai thác trung bình H m 5,0

2 Chiều cao tầng kết thúc khai thác Hkt m 10,0

3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác αkt độ 45

4 Góc bờ dừng khai thác γ độ 45

5 Chiều dài tuyến công tác L m 60 - 120

6 Chiều rộng dải khấu A m 17

(Nguồn: Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đất san lấp, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa –

Do Đoàn Mỏ địa chất Thanh Hóa thực hiện) d. Công tác xúc bốc

- Dùng máy xúc HITACHI EX270 dung tích gầu 1,0 m3. Khối lượng xúc bốc hàng năm của mỏ là 90.000 (m3/năm).

e. Công tác vận tải

- Để đảm bảo tính cơ động, điều hoà được khâu vận tải trong quá trình khai thác, khắc phục được điều kiện điạ hình phức tạp thì sử dụng hình thức vận tải bằng ô tô tự đổ để vận tải đất san lấp từ khai trường tới vị trí thi công dự án.

- Đất sau khai thác tại mỏ được vận chuyển về dự án lân cận bằng tô tự đổ, hãng HOWO: Loại 15 tấn.

- Dự án nằm gần đường Nghi Sơn – Sao Vàng, vì vậy quá trình vận chuyển đến dự án lân cận tương đối thuận lợi.

f. Đất thải

Toàn bộ khai trường là khoáng sản có ích, ngoại trừ lớp phủ bề mặt là đất mầu lẫn nhiều mùn thực, rễ cây chiều dày trung bình từ 0,2m – 0,3m; tương đương khoảng 1.133m3/năm. Lượng đất này được tích trữ tại bãi thải có diện tích 1.000 m2, Công ty thực hiện khai thác đến đâu sẽ san gạt moong khai thác đến đó và năm khai thác thứ 8 sẽ tích trữ đất thải tận dụng trồng cây trong giai đoạn hoàn phục môi trường sau khi kết thúc khai thác.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ Đất san lấp và thu hồi khoáng sản Đi kèm tại xã tượng sơn, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)