Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thực trạng, nguyên nhân, biện pháp phòng chống sạt lở bờ sông và trượt lở đất tại huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An (Trang 22 - 52)

Huyện Quy Hợp là một huyện miền núi, với đổi nui chiếm phần lớn diện tích, đông thời huyện cũng có hệ thống sông suối khá phát triển. Các sông, suối này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đời

sông của người dân nơi đây trong 46 có một số sông đặc biệt quan trọng như:

sông Dinh, sông Hiếu, sông Nậm Huống, Nậm Chọng, Nậm Tôn... Và nhiều khe suối khác, với địa hình đồi núi cao tạo thành địa ban khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Cũng do những đặc điểm khác biệt trên mà cách canh

tác sản xuất của con người ở đây đa dạng. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong van dé giao thông vận tải, đời sống kinh tế.

Thứ nhất: Van đề lũ lụt trong mùa mua, mùa mưa tập trung chủ yếu vào tháng 8, 9 và tháng 10, chiếm đến 3/4 lượng mưa của cả năm, mưa ở đây chủ yếu là do áp thấp nhiệt đới và do bão, mưa kéo dài trong nhiều ngày cũng có thể mưa từng cơn rất lâu và lượng mưa đạt đỉnh, vì vậy nước ở các sông suối dâng lên rất nhanh, mưa gây nên tình trạng ngập lụt ở những khu vực ven

sông, cuốn trôi nhiều hoa màu và làm ngập các ngôi nhà ở hai bên bờ sông.

Thứ hai: Vấn đề thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô do địa hình đồi núi là chủ yếu, mực nước ở trên các con sông, khe, suỗi nhỏ cùng với mực nước ngầm ở địa ban huyện xuống rất thắp, làm cho nguồn nước phục yy cho sinh hoạt và sản xuất bị thiếu tram trọng.

Thứ ba: Tập quán sản xuất còn lạc hậu, đặc biệt là những khu vực có dân tộc ít người sinh sống, các phương thức sản xuất canh tác và sản xuất còn rất

lạc hậu như nạn du canh, du cư, chặt phá rừng làm nương ray... gây ảnh

hướng không nhỏ tới diện tích rừng của toàn huyện, cũng như tình trạng trượt

lở dat đặc biệt là vào mùa mưa.

Thứ tư: Van đẻ khai thác tài nguyên thiên nhiên bat hợp lí, việc khai thác đá, cát sỏi, quặng thiếc, đóng góp phân không nhỏ trong việc phát triển kinh

-20-

tế, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên các hoạt động khai thác

này chưa có quy hoạch cụ thẻ, gây nên tình trạng khai thác một cách 6 ạt mà không biết hậu quả là gì.

Thứ năm: Vấn đề ô nhiễm môi trường, việc khai thác tải nguyên thiên nhiên như: khai thác quặng, chế biến đá, nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy, không được xử lí mà dé trực tiếp xuống sông, gây ô nhiễm cho nguồn nước, đồng thời rác thải sinh hoạt của nhân dân càng làm cho tình trang nay trở nên

nghiêm trọng hơn.

Thứ sáu: Van đề trượt lở đất ở khu vực đôi núi và sat lở đất ở bờ sông trên địa bàn trong những năm qua đang có xu hướng diễn biến thất thường về cả quy mô lẫn tính chất, hai loại tai biến này đã gây thiệt hại không nhỏ cho

đời sống của người dân nơi đây và hiện chưa có biện pháp khắc phục hiệu

quả.

ci

CHƯƠNG 2. THỰC TRANG SAT LO BO SONG, TRƯỢT LO DAT

TẠI HUYỆN QUỲ HỢP 2.1. Khái quát huyện Quỳ Hợp.

2.1.1. Vị trí địa lí.

Nguồn: Uy Ban hành chính huyện Quy Hợp.

Quy Hợp là một trong những huyện miễn núi năm ở phia Tay Bắc của tinh Nghệ An, năm trong tọa độ địa li từ 19”10' đến 19°29° vĩ độ bắc và từ

10456" đến 105 ”21' kinh độ đông. Với diện tích đất tự nhiên cua huyện là

94172.8 hecta đứng thử 7 điện tích tự nhiên của tinh Nghệ An, phía Bắc của

huyện giáp với huyện Quy Châu. phía Nam giáp với huyện Tan Ky. phía Đông giáp với huyện Nghia Dan. phía Tây giáp với huyện Con Cudng va

huyện Anh Son.

22:

Với vị trí địa lí như trên thì tạo điều kiện cho huyện Quỳ Hợp giao lưu

kinh tế - văn hóa với các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên do huyện nằm

trong khu vực miễn núi nên việc đi lại cũng như trao đỗi hàng hóa, giữa các

vùng gặp nhiều khó khăn, cũng như việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng

còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên.

- Dia chất.

Cũng như cả nước nói chung và địa bản huyện Quy Hợp nói riêng thì địa

chất huyện Quỳ Hợp trải qua các thời kỳ kiến tạo địa chất gồm: đại Nguyên sinh (khoảng 2600 triệu năm trước), đại Cô sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Huyện Quỳ Hợp là huyện có cau trúc địa chất phức tạp do chịu ảnh hưởng của đới nâng Pù Hoạt. Đới nâng Pù Hoạt bao gồm vòm nâng Pù Khạng (Quy Hợp), vòm nâng Pù Hoạt (Qué Phong) và nếp lõm ngắn Quy Châu nằm

giữa. Trong đó vòm nâng Pù Khạng có hình ô van với diện tích khoảng

380km, cấu thành vòm là các đá kết tinh, các đá biến chất Proterozoi muộn

và Proterozoi sớm, các đá phiến thạch anh, mica chứa sinamit plagiogernai bị

macmatit hóa và granit hóa lộ ra giữa vòm tạo thành nhân cổ nhất. Vòm nâng

này có chiều thoải về phía Nam, Tây Nam, vì vậy sườn Nam, Tây Nam có

điều kiện tích tụ khoáng sản hơn Tây Bắc và các nơi khác.

Ngoài ra, ở Quy Hợp còn chịu ảnh hưởng của phức nếp lõm sông Cả.

Phức nếp lõm sông Cả nằm xen giữa nếp lõm Trường Sơn và đới nâng Pù

Hoạt, kéo dai dọc sông Cả từ Kỳ Sơn đến Đô Lương rồi đỗ ra biển Đông bị trầm tích võng chong Sam Nua phủ lên. Phức nếp được tạo thành bởi các trầm tích lục nguyên hệ tầng sông Cả, hệ tang Hudi Nhị. Gồm phiến sét - than xen bột cát kết, đá vôi phân lớp dày hệ tang Mường Luong, đá vôi phân lớp

mỏng điệp La Khê. Các đá lục nguyên xen ít phun trào axit tang Đồng Trau,

phun trào axit Jura vả cuội kết Niogen, với bê day khoảng 6000m.

-23-

Huyện Quy Hợp là một trong những huyện có cầu trúc địa chất khá phức

tạp, do chịu ảnh hưởng của đới nâng Pù Hoạt. Vì vậy huyện Quỳ Hợp là một

thung lũng nằm trong thém lục địa cổ, ngày xưa có hoạt động của núi nên địa

hình của huyện khá phức tạp. Các dãy núi lớn cùng với các dãy núi nhỏ đã cắt vùng đất này thành nhiều vùng có điều kiện tự nhiên riêng biệt.

Địa hình của Quy Hợp đổi núi chiếm phan lớn diện tích, địa hình ở đây bị chia cắt xẻ mạnh, nghiêng dốc mạnh từ Tây Bắc sang Đông, chủ yếu là các

núi thấp và đôi xen lẫn với các thung lũng hẹp, có một số đôi thấp với loại đất chính là đất bazan là điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển các cây công

nghiệp lâu năm như cao su hay chẻ.

Tại đây cũng có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m như: Dinh Pù Khang cao 1058m, đình Pù Huống cao 1447m, núi có độ cao từ 500 đến 1000m như Pu

Lang.

Ngoài ra ở đây còn có nhiều loại động caxtơ đẹp như hang Thẩm Bua, Tham Om, hang Poong (xã Châu Quang). Các đòi độc lập ở đây cao tuyệt đối

trên 300m nhưng độ đốc thường trên 30°.

Địa hình đồng bằng ở đây thì có một kiểu là đồng bằng bồi tụ do phù sa sông Cả bồi đắp, nhưng độ phì nhiêu thường thấp. Đồng bằng ở đây có đặc

điểm là nhỏ hep nằm trong các thung lũng và bị chia cắt bởi nhiều khe suối và các lèn đá, phân tán, tỉ lệ đất nông nghiệp ít, đất đồi núi nhiều, có tới 75%

diện tích đồng bằng cao trên 200m so với mực nước biển.

Với địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là trồng các loại rừng phục vụ cho sản xuất.

Bên cạnh những thuận lợi thì địa hình còn gây ra những khó khăn trong

xây dựng hệ thông giao thông, địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại cho việc

-24-

sản xuất, đời sống, đi lại, là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vi phạm pháp luật, các tội phạm hoạt động va lan trốn.

- Khoáng sản.

Do quá trình địa chất của Quỳ Hợp khá phức tạp vì vậy đây là nguyên nhân hình thành khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp. Nguồn khoáng sản trên địa

bàn khá đa dạng và phong phú.

Huyện Quy Hợp có nhiều loại khoáng sản quý như vàng, đá quý, thiếc....

Quặng thiếc có hàm lượng cao, trữ lượng lớn nhất nhì trong cả nước. Trong

quặng thiếc còn có sắt, vônphơram, titan.

Trên mặt đất có nhiều núi đá vôi trong đó có một số loại đá như: đá hoa cương, đá grannit. Trong đó đá hoa cương có trữ lượng lớn, mau trắng, vân đẹp và đây đang trở thành nguồn khoáng sản quý đối với việc phát triển kinh

tế của huyện Quỳ Hợp. Đá vôi có trữ lượng rất lớn, phục vụ cho nhu cầu xây

dựng, ngoài ra còn có cát sỏi... nhiều suối nước khoáng như ở bản Khang

(Yên Hợp).

Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm như: thiếc, đá hoa cương, đá quý thiên nhiên (đá Rubi, Saphia, Spaner...), nước khoáng thiên nhiên, đá vôi, đất sét... là điều kiện hết sức thuận lợi cho Quỳ Hợp phát triển kinh tế.

Với điều kiện trên đã tạo thuận lợi cho huyện Quỳ Hợp phát triển kinh tế, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. Tuy nhiên việc khai thác trong vùng còn có nhiều van dé bat cập như: nạn khai thác khoáng sản bất hợp pháp, khai thác khoáng sản bừa bãi, đặc biệt là cát, sỏi, đá và quặng thiếc.

Cách khai thác còn nhiều van đề bat cập như: gây ra tình trang ô nhiễm sông

suối, môi trường không khí, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

-26-

Vào mùa mưa do mưa nhiều, lượng nước ở các khe suối dâng cao đặc biệt là vào tháng 8 âm lịch. Ngược lại vào mùa cạn các sông suối thường bị

kiệt nước chỉ còn khoảng 50- 63cm, chỗ sâu chỉ hơn một mét. Vì vậy mà công

tác thủy lợi của huyện Quỳ Hợp luôn được chú trọng.

Với những đặc điểm trên của sông ngòi đã tạo những thuận lợi và những

thách thức đối với huyện như:

Sông suối là một trong những yếu tô đóng vai trò hết sức quan trọng, đây không chỉ cung cấp nguồn nước phục vụ cho hàng ngàn hecta đất nông

nghiệp mà nó còn làm ảnh hưởng tới mùa vụ của huyện trong việc gieo trồng và sản xuất, đồng thời đây còn là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt hàng

ngày của người dân đặc biệt là vào mùa khô.

Với chế độ nước thất thường thì vào mùa lũ, nước tại các con sông, suối, khe dâng cao cộng thêm tốc độ dòng chảy mạnh làm cho lũ dâng lên cuốn

theo nhiều tài sản của người dân và gây ra tình trạng sạt lở bờ sông nghiêm trọng làm mất nhiều điện tích đất nông nghiệp của huyện. Tình trạng nay có xu hướng diễn ra khá phức tạp trong những năm gần đây. Vì vậy mà công tác thủy lợi luôn được huyện Quỳ Hợp chú trọng đầu tư.

- Khí hậu.

Huyện Quỳ Hợp nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới âm gió mùa có mùa đông lạnh, với nhiệt độ trung bình năm là 20°c, lượng mưa trung bình đạt

1600 — 1700mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không déu, phân bố theo

từng tháng và mùa rõ rệt.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80 - 87% lượng mưa của cả năm, đạt khoảng 1406mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4

năm sau chiếm 13 - 20% lượng mưa, lượng mưa trong mùa đạt khoảng

230mm. Huyện có số giờ nẵng khá cao vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng

-97-

4 năm sau) số giờ nắng đạt 600 giờ, vào mùa hè (tir thang 4 - tháng 10) số giờ nắng đạt 1040 giờ.

Tông lượng bốc hơi hàng năm của huyện từ 800 — 900mm, độ 4m trung bình của huyện từ 82 - 85%, trong đó mùa đông thấp nhất là 14%, và mùa hé

là 26%.

Chế độ gió hoạt động theo mùa, trung bình gió hoạt động 48,6 ngày

trong một năm.

Vào mùa hạ: Huyện Quỳ Hợp có thời tiết nóng nực, nhiệt độ vào ban

ngày thường từ 30 - 35°C có khi lên đến 40°C đặc biệt là khi có hoạt động của

gió Lào. Từ thang 6 - 8 là thời gian huyện Quy Hợp phải chịu ảnh hưởng của

gió Lào xuất phát từ vịnh Bengan thuộc An Độ Duong mang theo hơi nước nhưng đo loại gió này di chuyển qua một quãng dường dài, sau đó tiến vào

nước Lào và gây mưa tại đây, tuy nhiên khi càng vào sâu trong lục địa thì loại

gió này mat đi tính chất vốn có của nó và trở nên khô nóng nên khi thôi qua

vùng Tây Nam Nghệ An đến huyện Quỳ Hợp qua một quãng đường dài gió Lào ngày càng trở nên khô nóng hơn. Gió Lào thôi mạnh vào tháng 6 - 8

dương lịch, một đợt gió Lào thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, có đợt kéo dài tới

10 ngày và gió thổi đến cấp 5 - 6 vì vậy làm cho cây cối hoa màu bị héo, sông

suối bị cạn kiệt và là nguyên nhân gây cháy rừng ở huyện, gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất.

Tuy nhiên lượng mưa tập trung vào mùa này cũng chiếm tới 3/4 lượng mưa của cả năm, tập trung chủ yếu vào tháng 8, 9, 10. Đặc biệt là những ngày

chiy ảnh hưởng của bão thì lượng mưa rit lớn, do lượng mưa lớn kết hợp với

đặc điểm địa hình trên địa bản nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, lũ quét và sat

lở bờ sông và trượt lở đất, đặc biệt là những khu vực mà địa hình có độ dốc lớn. Mặc dù có lượng nước lớn cung cấp cho địa bản huyện nhưng cũng gây

-28-

nên tình trạng lụt lội cuốn theo nhiều hoa màu, tính mạng và tài sản của nhân

dân.

Vào mùa đông: Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và có sự chênh lệch nhiệt độ giữa khu vực đồng bằng và miễn núi, số ngày có nhiệt độ đưới 15°C ở miền núi nhiều hơn ở khu

vực đồng bằng 7 - 10 ngày làm cho thời tiết trở nên lạnh giá hơn và có nhiều ngày rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống đặc biệt là chăn nuôi, Đồng thời vào mùa này còn có hiện tượng sương muối. Trong năm có

khoảng từ 0,1 đến 0,8 ngày có sương muối, tin suất xuất hiện sương muối là

0,7 ngảy/năm, những ngày có sương muối thường gây ra thiệt hại cho việc

sản xuất hoa màu của người dân.

Nhìn chung với khí hậu và thời tiết ở huyện Quỳ Hợp như vậy tạo những điều kiện thuận lợi cho huyện như: vào mùa mưa lượng mưa thường lớn là điều kiện cho việc sử dụng nước trong sản xuất đặc biệt là ở các khu vực cao thiếu nước, đồng thời lại có mùa đông lạnh tạo điều kiện cho việc phát triển các loại cây và còn có nguồn gốc từ nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Bên cạnh

đó thì huyện Quỳ Hợp cũng gặp không ít khó khăn như có nhiều kiểu thời tiết cực đoan như sương muối, mua đá, lốc, gió Lào hoạt động mạnh, mưa lớn, lũ lụt... những kiểu thời tiết này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của huyện.

- Thổ nhưỡng.

Ở huyện Quỳ Hợp có các loại đất chính sau:

Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazơ (đá bazan và đá vôi) có diện

tích không lớn, tang đất dày, có thé đến vài chục mét, có thành phan cơ giới nặng, nhưng dung lượng hắp thy nitơ không cao. Tuy nhiên đất lại có độ xốp

cao, giữ nước mạnh có kết cau tốt, có lượng mun và lượng đạm cao. Loại đất

này phân bố chủ yếu ở xã Yên Hợp, Đồng Hợp, Châu Lộc, một phần nhỏ là ở

-29-

nông trường 3 tháng 2 nay thuộc xã Minh Hợp, rất thích hợp cho việc trồng

các loại cây ăn trái và cây công nghiệp.

Dat đỏ đá vôi thường có màu đỏ và vàng chỉ tập trung ở một vùng han chế chỉ chiếm một diện tích nhỏ ở xã Châu Quang.

Dat macgarit có mau den nằm trong vùng đất bazan và trong vùng dat đá

vôi đây là loại đất có khoáng vật sét giàu hydromyca nén, đất giàu kali nhưng điện tích cũng rất hạn chế.

Đất feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá biến chất chiếm diện tích nhiều hơn cả, hình thành trên đá phiến, bột kết, đá phiến mica, gơnai có mức độ feralit khác nhau dưới những thảm thực vật khác nhau, loại đất này phân bố ở Văn Lợi, Hạ Sơn loại đất này rất thích hợp cho việc trồng các loại cây như

cam, mít, xoài, ca phê, trau, SỞ...

Pat phát triển trên phù sa cổ, có diện tích không nhiều phân bố ở vùng thêm sông nhỏ hoặc vùng bậc thang giáp với vùng trung du, có mau nâu vàng

chất dinh dưỡng thường kém do bị rửa trôi xuống sông ngòi.

Trên là các loại đất chính ở Quỳ Hợp, nhưng do địa hình phức tạp nên

các loại đất này phân bố theo kiểu da báo nên rất khó trong việc phân định, vì vậy mà các chuyên gia quy hoạch phát triển huyện Quỳ Hợp đã chia tài

nguyên đất ở đây thành hai nhóm chính, đó là:

- Nhóm đất địa thành :

Có diện tích 78.548 hecta chiếm 86,59 %, gồm có 4 nhóm phụ và 8 loại đất, trong 8 loại đất này thì có loại đất feralit đỏ vàng hình thành trên đá vôi và feralit vàng đỏ phát triển trên phiến sét là hai loại đất có giá trị trong việc

phát triển nông nghiệp tại huyện Quy Hợp, phân bố ở vùng đổi núi thấp, dốc

thoải có độ cao từ 170 đến 200m, tập trung ở Hạ Sơn, Văn Lợi, Yên Hợp,

Nghĩa Xuân, Minh Hợp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thực trạng, nguyên nhân, biện pháp phòng chống sạt lở bờ sông và trượt lở đất tại huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An (Trang 22 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)