MẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kỳ môn pháp luật thương mại (Trang 31 - 35)

3.1. Nguyên tác hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam

3.1.1. Pháp luật về quảng cáo thương mi trên mạng xã hội cần đảm bảo tự do dòng cháy dữ liệu và quyền được bảo mật thông tin của người tiếp nhận quảng cáo

Trong bối cảnh quảng cáo trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc đảm bảo tính riêng tư và bảo mật dữ liệu cá nhân của người tiếp nhận quảng cáo đã trở thành một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết kịp thời.

3.1.2. Pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội cần hài hòa quyền tự do kinh doanh của chủ thể quảng cáo và quyền bảo mật thông tin của người tiếp nhận quảng cáo

Việc tôn trọng quyền riêng tư và bảo vệ đữ liệu cá nhân của người dùng khi QCTM trên mạng xã hội là trách nhiệm lớn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều thách thức đặt ra là làm thế nào đề cân bằng quyền tự do kinh doanh của nhà quảng cáo với quyền được đảm bảo bảo mật thông tin của người tiếp nhận quảng cáo. Đây là một vấn đề cần được nhà làm luật xem xét và đưa ra giải pháp phù hợp.

3.1.3. Pháp luật cần đâm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa chủ thể

quảng cáo trong nước và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới Nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các nhà quảng cáo trong nước và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, cần có quy định rõ ràng về các tiêu chí liên quan đến tần suất, thời lượng quảng cáo xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến như báo điện tử, website, mạng xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các văn bản pháp lý mới chỉ quy định cụ thể về tần suất, thời lượng quảng cáo trên báo điện tử, website nhưng chưa có hướng dẫn chỉ tiết đối với QC TM trên mạng xã hội.

3.1.4. Pháp luật cần bảo vệ quyền của người tiếp nhận quảng cáo được tiếp nhận thông tin quảng cáo chính xác, trung thực, hợp pháp về sản phẩm quảng cáo Trong hoạt động tiếp nhận quảng cáo, người tiêu dùng thường đóng vai trò thụ động khi tiếp xúc với các thông điệp quảng cáo. Vì vậy, pháp luật cần điều chỉnh các trường hợp cá nhân tự tạo lập blog cá nhân, tài khoản trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, địch vụ có nguồn gốc không rõ ràng. Bên cạnh đó, cần có quy định đề kiểm

26

soát hành vi quảng cáo của những người nồi tiếng, những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng mạng xã hội.

3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trên mạng xã hội Từ những khiếm khuyết và hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành, cũng như

những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, tôi xin đề xuất một số định hướng

hoàn thiện khung pháp lý như sau:

Một là, xây dựng một bộ khung pháp lý đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực quảng cáo, đồng thời bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế (người tiếp nhận quảng cáo).

Hai là, hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng phù hợp với sự phát triển của hạ tầng và công nghệ.

3.3. Kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội tại Việt Nam

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội

Cần sửa đổi, bô sung LỌC 2012 để làm rõ địa vị pháp lý của cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, đồng thời quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ thê này khi thực hiện quảng cáo trên các trang cá nhân của mình. Trong lĩnh vực QCTM trên mạng xã hội, chủ sở hữu tài khoản mạng xã hội là cá nhân có thé dong vai trò "người quảng cáo" hoặc "người phát hành quảng cáo". Chính vì vậy, việc xác định rõ vai trò của chủ thê này là cần thiết để từ đó quy định phù hợp các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

Bên cạnh đó, cần bố sung quy định về trách nhiệm, các hành vi vi phạm, chế tài xử lý, nguyên tắc trách nhiệm liên đới khi những người nỗi tiếng, có ảnh hưởng lớn trong xã hội tham gia vào hoạt động QC TM trên mạng xã hội.

3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội Thứ nhất, cần thiết lập cơ chế kiểm soát nội dung quảng cáo đối với hàng hóa “nhạy cảm”: ằ

( Bồ sung vào Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược các tiêu chí cắm đối với quảng cáo thuốc như: khuyến khích sử dụng thuốc; sử dụng hình ảnh gây hiểu nhằm về cơ thê hoặc tác dụng của thuôc.

27

(ii) Bén canh quy dinh tai Nghi dinh 181/2013/ND-CP, can quy dinh bat budc quang

cáo thực phẩm chức năng phải ghi rõ tác đụng thực tế và cụm từ "Sản pham này không phải thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh".

Thứ hai, cần quy định rõ ràng về thời lượng, tần suất xuất hiện quảng cáo trên mạng xã hội. Để khắc phục tình trạng quảng cáo tủy tiện về thời lượng, tần suất, chèn quảng cáo không theo quy tắc, Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi) và văn bản hướng dẫn cần quy định cụ thê về thời lượng, tần suất quảng cáo chèn trong video trên nền tảng quảng cáo nước ngoài. Trong đó, cần có điều khoản điều chỉnh điều kiện quảng cáo chèn viđeo trên mạng xã hội, đề ngăn chặn tinh trạng lợi dụng kẽ hở pháp lý.

Thứ ba, cần quy định cụ thê hành vi vi phạm, trách nhiệm của các bên trung gian đối với vấn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong quảng cáo trên mạng xã hội. Cụ thể, cần đưa nhóm hành vi quảng cáo vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) vào Luật Thương mại điện tử. Tiếp theo, cần ban hành văn bản dưới luật quy định trách nhiệm của các chủ thé quảng cáo trong môi trường số trong việc đảm bảo quyền SHTT.

3.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin quảng cáo thương mại trên mạng xã hội

Jê nghĩa vụ cung cấp thông tin của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo:

(i) Can bé sung quy định về chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam trong trường hợp không tuân thủ nghĩa vụ thông báo thông tin liên lạc với Bộ Thông tin và Truyền thông (kiến nghị bổ sung vào Nghị định 70/2021/NĐ-CP) nhằm đảm bảo hiệu lực thí hành của Nghị định này.

(ii) Đề bắt buộc nghĩa vụ nộp thuế của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo nói chung và nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, các kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao trách nhiệm của họ là: Trong dài hạn, Việt Nam cần có lộ trình cụ thê để có thể áp dụng chính sách thu thuế đối với các chủ thê nước ngoài cung cấp dịch vụ phát sinh lợi ích đáng kế tại Việt Nam nhưng hiện chưa bị đánh giá là phát sinh thu nhập chịu thuế. Có hai yếu tố cần xác định đề đánh thuế hoạt động quảng cáo trực tuyến xuyên biên ĐIỚI: Đối tượng chịu thuế và Căn cứ tính thuế.

lê nghĩa vụ cung cấp thông tin của đơn vị phát hành quảng cáo:

() Bồ sung vào Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử về xử phạt ví phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông quy định về chế tài đối với đơn vị phát hành quảng cáo

28

thương mại trên mạng xã hội trong việc đảm bảo thông tin chính xác, trung thực, hợp pháp của nội dung quảng cáo.

Một số khuyến nghị khác:

Quy định bổ sung cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội. Cần xác định rõ cơ quan phù hợp để

đảm nhiệm trách nhiệm chính trong lĩnh vực này, từ đó xây đựng cơ chế phối hợp giữa

các cơ quan quản lý có thâm quyền.

3.3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ bảo mật thông tin người tiếp nhận quảng cáo trong quảng cáo thương mại trên mạng xã hội

Một là, cần mở rộng phạm vi của khái niệm dữ liệu cá nhân trong Dự luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hai là, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định về phương thức quảng cáo theo hành vi trực tuyến. Đề điều chỉnh hình thức quảng cáo nhắm mục tiêu theo hành vi người dùng, cần đưa ra khái niệm đầy đủ về phương thức quảng cáo này trong LỌC 2012 (sửa đổi, bô sung).

Ba là, hoàn thiện cơ chế kiếm soát thông tin người tiếp nhận quảng cáo thương mại trên mạng xã hội.

Bồn là, bổ sung quy định nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm thông tin cá nhân người tiếp nhận quảng cáo.

e Cần bồ sung trong Nghị định 15/2020/NĐ-CP chế tài đối với các đoanh nghiệp về nghĩa vụ xây dựng chính sách bảo mật nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiệp nhận quảng cáo.

Các kiến nghị này được đưa ra dựa trên các nguyên tắc, định hướng và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực nay da duoc tiểu luận phân tích làm rõ trước đó.

29

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kỳ môn pháp luật thương mại (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)