Đối tương nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Một số nghiên cứu về khả năng bảo vệ của axit amin Lizine và Methionine đối với ảnh hưởng của tia Rơnghen lên đậu tương Glycine Max. (L) Merrill (Trang 23 - 26)

Cây đậu tương: Glycine Max. (L) Merrill.

3.1.1. Nguồn gốc lịch sử:

Cây đậu tương (đậu nành) là một cây trồng cổ của nhân loại, nguồn gốc ở

phương đông (Đông Á)

Đậu tương là một cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây cải tạo đất và cây

làm thức ăn gia súc. Chủ yếu của cây đậu tương được quyết định bởi các thành phần chứa trong hạt đậu tương gồm: Protein, Lipid, hydratcacbon và các chất khoáng, trong đó Protein và lipid là hai thành phần quan trong nhất.

GVHD : PTS Nguyễn Thọ Phát 19 SVTH: Hà Thị Xuân Lan

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

eT

Thành phần hóa học và giá tri dinh dưỡng của đậu tương:

Lipid 12 - 24%

Protein 40 - 50%.

Tỉnhbộ 1 - 3%

Nước 10%

Cellulose 4.5%

Tro 5.5%

3.1.3. Tình hình sản suất đậu tương:

3.1.3.1. Trên thế giới:

Hiện nay đậu tương có diện tích, năng suất và sản lượng lớn nhất trong các cây đậu đỗ. Diện tích trồng đậu tương của cả thế giới tính năm 1994 có

61.571.000 ha, năng suất bình quân (1990 - 1994), đạt 2.078 kg/ha, sản lượng đạt trên 100 triệu tấn/năm.

Ở Mỹ từ năm 1980 - 1994 diện tích trồng đậu tương biến động trong

khoảng 24.614.000 - 27.561.000 ha, sản lượng đạt, cao nhất trong năm 1994 là 89,625,000 tấn, năng suất bình quân đạt trên 20 tạ / ha, đạt kỷ lục về diện tích và sản lượng bình quân cao nhất châu Mỹ.

Brazin từ năm 1980 - 1994 điện tích đã tăng nhanh từ 8,5 - 11,5 triệu ha,

đạt sản lượng 13 - 25 triệu tấn, năng suất bình quân xấp xỉ 20 tạ / ha, đứng hàng

thứ hai sau Mỹ.

Châu Âu: Liên Xô từ năm 1984 - 1990 diện tích trồng đậu tương tăng từ

772.000 ha - 830.000 ha, sản lượng tăng từ 469 - 920 nghìn tấn.

GVHD : PTS Nguyễn Thy Phát 20 SVTH: Hà Thị Xuân Lan

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Châu Á: Trung Quốc là nước có điện tích và sản lượng đậu tương lớn nhất.

Từ năm 1980 - 1994 diện tích tăng 7.506 - 8.335 nghìn ha, sản lượng tăng từ

&.268 - 15.011 nghìn tấn, năng suất bình quân đạt 13,5 tạ / ha.

3.1.3.2. Ở Việt Nam:

Trước cách mạng tháng 8 diện tích đậu tương cả nước là 30.000 ha, năng

suất 410 kg / ha. Sau cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Mỹ, nhà

nước chú ý đẩy manh sản suất đậu tương nhưng kết quả đạt được thấp. Diện tích

năm 1967 là cao nhất trong thời kỳ này chỉ xấp xi diện tích năm 1939. Sau năm 1973 sản lượng đậu tương ở nước ta mới có bước phát triển đáng kể. Sản xuất nhằm 3 mục đích:

- Giải quyết vấn đề Protein cho người và gia súc.

- Xuất khẩu.

- Cải tạo đất.

Diện tích bình quân thời kỳ 1985 - 1993 đạt 106.000 ha tăng gấp hai lần so với thời kỳ 1975 - 1980, năng suất bình quân tăng từ 500 kg / ha lên 780 - 900

kg /ha.

Nhờ áp dụng các giống mới có năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn, diện tích và năng suất của đậu tương không ngừng tăng lên.

Do đậu tương có tầm quan trọng nên chúng tôi mong muốn dùng các axít

amin xử lí hạt giống trước khi chiếu xạ bằng tia X để tăng năng suất cũng như

cải thiện phẩm chất của chúng.

GVHD : PTS Nguyễn Thọ Phát 2I SVTH: Hà Thị Xuân Lan

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi đã sử dụng giống đậu tương BC 37G làm đối tượng thí nghiệm. Là giống nhập nội do công ty giống cây trồng tinh Đồng Nai lai tạo và thuần hóa.

Giống đậu tương BC 37G có nang suất cao, thích hợp mùa khô 100 kg / ha.

Chín sớm, hạt to, tròn,mắt hồng đứng cây, không đổ ngã. Vỏ trái chin mau vàng

rơm, trái đóng tận ngọn, lá to, ít bệnh. Thích hợp trồng xen bông vải, thuốc lá, thâm canh cho năng suất rất cao.

⁄ Đặc điểm sinh học:

Đậu nành là cây bụi nhỏ, trung bình < | m có lông ở toàn thân, lá moc

cách có 3 lá chét hình bầu dục, chùm lông ở nách lá.

Hoa mọc thành chùm ở nách lá, hoa màu tím nhạt, tự thụ phấn.

Quả giáp có nhiều lông vàng, mỗi qua’ | - 4 hạt thường | - 3 hạt.

Bộ rễ: phôi rễ đậu tương phát triển thành rễ chính, từ rễ chính các rễ bên mọc sâu xuống phát triển nằm ngang. Đặc điểm quan trọng của bộ rễ là hình

thành nốt sần với sự xâm nhập của vi chuẩn Rhizobium Japonium tạo hệ

thống rễ cố định nitơ cộng sinh.

Thời gian sinh trưởng 85 - 105 ngày.

Chiều cao cây 37 - 55 cm.

Trọng lượng 100 hạt 110 - 123 - 150 gam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Một số nghiên cứu về khả năng bảo vệ của axit amin Lizine và Methionine đối với ảnh hưởng của tia Rơnghen lên đậu tương Glycine Max. (L) Merrill (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)