Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới công tác hoạch định chiến lược kinh

Một phần của tài liệu Hoạch Định chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ du lịch trần vũ gia (Trang 42 - 50)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH TRẦN VŨ GIA

2.2. TÌM HIỂU CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DV DL TRẦN VŨ GIA

2.2.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới công tác hoạch định chiến lược kinh

2.2.3.1. Môi trưỡng vi mô a. Thị trường

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên thế giới năm 2022.

Thị trường cà phê hòa tan ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay được đánh giá là rất tiềm năng và nhu cầu người dùng sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tương lai. Lý do là vì nhiều người trẻ bắt đầu chuyển từ cà phê rang xay sang hương cà phê hòa tan (Coffee Flavor) vì sự tiện lợi, nhanh chóng. Kéo theo đó là cuộc chạy đua tranh giành thị phần của 3 ông lớn Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe.

Một số đặc điểm nổi bật thị trường cà phê Việt nam những năm gần đây Thị trường cà phê năm 2020 trải qua khó khăn kép khi giá cà phê vẫn chưa thoát

 Thị trường cà phê năm 2020 trải qua khó khăn kép khi giá cà phê vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm thì đại dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu, khiến nhiều nền kinh tế bị đóng băng kéo theo nhu cầu cà phê giảm sâu. Tại Việt Nam, nhìn lại cả năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm.

 Giá cà phê năm 2021 tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua do được hỗ trợ bởi nguồn cung sụt giảm tại một số nhà sản xuất kết hợp với sự gián đoạn của hoạt động thương mại và yếu tố đầu cơ. Tình hình chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 triệu USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tình hình riêng trong quý II, theo số liệu Tổng Cục Hải quan, lượng xuất khẩu cà phê đạt gần 425 nghìn tấn, trị giá 720 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 2% về giá trị.

 Thị trường cà phê quý III/2021 nổi bật với thông tin giá cà phê tiếp tục thiết lập đỉnh mới. Thị trường cà phê quý III nổi bật với thông tin giá cà phê tiếp tục thiết lập đỉnh mới. Bên cạnh đó, việc nguồn cung hạn chế ở các nước xuất khẩu lớn trong khi nhu cầu cuối năm tăng cao có thể tiếp tục hỗ trợ giá. Giá cà phê Việt Nam được dự báo có thể tiếp tục tăng nhờ các tín hiệu tốt về nhu cầu trên thế giới khi EU và Mỹ đang phục hồi kinh tế trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro liên quan đến hoạt động logistics có thể tác động xấu lên giá cà phê trong nước.

 Thị trường tiêu thụ cà phê phin trong nước có sự tăng bứt phá, bên cạnh những thương hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng trong nước như Trung Nguyên G7, Vinacafe Biên Hoà, Nestlé… thì nay thêm nhiều thương hiệu mới như TNI (King coffee), Ajinomoto (Birdy), PhinDeli... và các doanh nghiệp mới tham gia đầu tư vào dòng cà phê hòa tan như Nutifood, Coffee House. Thị trường tiêu thụ cũng tràn ngập chuỗi quán cà phê với nhiều thương hiệu lớn như là Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands, Passio, Coffee Beans & Tea Leaves…

 Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng cà phê tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, do lợi thế dân số trẻ, những người có nhịp sống bận rộn, chuộng tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn của Việt Nam hiện đang gia tăng nhanh chóng. Việc đến quán cà phê phong cách phương Tây (sử dụng nhiều sản phẩm cà phê) đang trở nên thịnh hành, khiến thị trường tiêu thụ cà phê nội địa (cả cà phê rang xay) trở nên hấp dẫn với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê.

 Thực tế tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có thể thấy, cà phê phin đóng gói rất phong phú về chủng loại, số lượng. Đặc biệt, ở kênh cửa hàng tiện lợi đang bùng nổ tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sản phẩm cà phê phin không chỉ bán nguyên bao gói (người tiêu dùng mua về tự pha), mà còn pha sẵn bán tại chỗ cho học sinh, sinh viên, giới trẻ văn phòng… Đây chính là lượng người tiêu thụ lớn, khiến cho thị trường cà phê ngày càng mở rộng.

b. Nhà cung cấp

Về nguyên liệu chính- cà phê, Công ty chọn lọc 4 vùng nguyên liệu ngon nhất: Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, Brazil; hạt cà phê Colombia và hạt cà phê đến từ Ethiopia. Với lợi thế có những mối quan hệ mật thiết với các đối tác cà phê của Việt Nam, công ty có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu.

Công ty có 2 hình thức thu mua:

 Thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái. Với hình thức này, khi mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên công ty hạn chế sử dụng nhà cung cấp này.

 Thu mua trực tiếp từ nông dân.

- Công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự mình đầu tư và quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành một bộ phận trong doanh nghiệp. Công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến lược, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê. Công ty TNHH Thương mại DV DL Trần Vũ Gia cho hay hạt cà phê hãng này sử dụng được mua từ các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ có chứng chỉ thực hành canh tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi từ những hộ này. Điều này giảm áp lực về giá nhà cung ứng cũng như các vấn đề về vận chuyển.

 Công ty TNHH TM DV DL Trần Vũ Gia cũng có các nhà cung cấp baoo bì như:

- Công ty TNHH sản xuất thương mại Bao bì Phương Nam.

- Công ty Bao bì và Mực in Việt Nam Vinapackink.

 Công ty cung cấp máy móc thiết bị cho Công ty TNHH TM DV DL Trần Vũ Gia: công ty Neuhaus Neotec – công ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê tại Hoykenkamp – Cộng Hòa Liên Bang Đức

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của doanh nghiệp đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất cà phê rang xay cũng như các loại cà phê khác, đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng cà phê do Công ty đầu tư và quản lý. Công ty chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình.

Qua đó, Công ty Trần Vũ Gia đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định về thương mại và công ước lao động quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới. Công ty Trần Vũ Gia cam kết tư vấn và hỗ trợ tối đa các hộ nông dân, đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất và nâng cao lợi hch cho các hộ nông dân trồng cà phê, cộng đồng và ngành cà phê Việt Nam. Vd dụ như: mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước cho CP theo công nghệ của Israel, triển khai tại

vườn gia đình ông Ama Trương, buôn Kotam, xã Ea Tu ngoại thành Buôn Ma Thuột.

c. Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Được kể đến như cà phê Trung Nguyên, Nescafe, Vinacafe, Maccoffee của Food Empire Holadings. Đều là những ông lớn có tên tuổi và kinh nghiệm lâu năm trong thị trường cà phê trong nước và quốc tế.

Sản phẩm thay thế:

Trong những năm gần đây, ngoài những sản phẩm cà phê rang xay thì còn có các loại cà phê hòa tan và những long cà phê hòa tan sẵn như: Hightlands, The Coffee House… Ngoài ra, những sản phẩm thay thế được kể đến như nước tăng lực:

Redbulls, Number 1, Muay Thai, … d. Khách hàng

Từ ngày bắt đầu kinh doanh, công ty Trần Vũ Gia đã thực hiện loại hình cà phê rang xay. Nó không chỉ mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm về sản phẩm cà phê đích thực, luuoon lắng nghe ý kiến từ khách hàng để phát triển toàn diện về mặt sản phẩm cà phê rang xay của mình.

2.2.3.2. Môi trường vĩ mô a. Nhân khẩu học

Cà phê là thức uống theo chân người Pháp vào Việt Nam vào thế kỉ 19.

Nhưng

theo thời gian, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người Việt.

Cà phê thập niên năm mươi đã trở thành hình ảnh đặc trưng của đô thị Việt Nam không đề tên hay treo biển hiệu, chỉ có những chiếc ghế nhựa, bàn bóng bàn xếp ngẫu nhiên trên vỉa hè. Người ta thường thích những quán cà phê lạ mắt ở góc yên tĩnh, dưới tán cây hay trên con phố nhộn nhịp nhưng vẫn đủ riêng tư.

Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội hợp tác và hội nhập mới.

Điều này tác động lớn đến của Công ty Trần Vũ Gia. Tiêu thụ nội địa cà phê có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả về lượng và giá trị. Tình hình tiêu thụ của cả hai loại cà phê rang xay và cà phê chồn cũng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị tiêu thụ cà phê uống liền nhiều gấp 2,74 lần khu vực nông thôn, trong khi đó, chênh lệch về giá trị tiêu thụ loại cà phê này là gần 5 lần giữa hai khu vực. Giá trị tiêu thụ tiêu thụ cà phê bột ở khu vực thành thị lớn gấp 2,65 lần khu vực nông thôn (7,8 và 2,9 nghìn đ/người/năm).

Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất. Giá trị tiêu thụ chênh lệch khoảng 9 lần giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất. Như vậy, về mô tả thống kê, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổi theo thu nhập. Hầu hết các khu vực ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê, nhưng rất khác biệt. Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là ba khu vực tiêu thụ cà phê nhiều nhất trong cả nước. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng tiêu thụ rất ht cà phê, thậm chí khu vực Tây Bắc hầu như không tiêu thụ với mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ có 0,03 kg/năm.

Lượng tiêu thụ cà phê ở khu vực Tây Nguyên nhiều thứ 4 trên cả nước nhưng vẫn ở mức thấp so với 3 khu vực đứng đầu.

Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhóm giàu là nhóm có thay đổi lượng tiêu thụ cà phê lớn nhất. Tại Hà Nội, năm 2020 nhóm giàu và nhóm trung bình đều có mức tiêu thụ cà phê nhiều hơn 26% so với năm 2019, trong khi đó, nhóm nghèo chỉ tăng mức tiêu thụ 14% so với năm 20019. Tại TP HCM, lượng tiêu thụ cà phê trong gia đình năm 2020 của nhóm người có thu nhập cao tăng tới 32% so với năm 2019;

trong khi đó, nhóm thu nhập trung bình và nghèo chỉ tiêu thụ tăng 13 và 19% so với 2019. Nguyên như giá thu mua nguyên liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận cũng như thị phần của Công ty Trần Vũ Gia.

b. Kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người đan có thu nhập khá trở lên, từ đó nhu cầu cũng tăng. Đây là điều kiện để công ty phát triển, có thể tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên

trong vài năm trở lại đây tình hình lạm phát trong nước tăng cũng đang là thách thức lớn với các mặt hàng, sản phẩm trên thị trường, trong đó có cà phê. Hàng hóa leo thang mà mức lương cơ bản của người dân không tăng thì thách thức về giá cả cũng là vấn đề quan trọng của công ty trước chiến lược đặt ra về số lượng sản phẩm tiêu thụ.

c. Chính trị

Việt Nam có một nền chính trị ổn định rất thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập…, sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các đạo luật liên quan mà công ty Trần Vũ Gia cần tuân thủ như: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống phá bán giá.

 Chính sách: Các chinh sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới Công ty Trần Vũ Gia có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với Trần Vũ Gia như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.

d. Văn hóa xã hội

Trong thời buổi văn hóa hội nhập, xu hướng mới đang thay đổi dần một số phong cách và quan niệm sống của người Việt và cà phê là một trong số đó, cà phê ngày càng phổ biến và thông dụng với người dân Việt Nam. Do đó đây là cơ hội cho sự phát triển của công ty Trần Vũ Gia – có lợi thế có những nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, có đội ngũ nghiên cứu và phát triển dày dặn kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phát triển sản phẩm của công ty.

e. Môi trường tự nhiên

Yếu tố tự nhiên: tại vị trí địa lý của Việt Nam, cây cà phê có sản lượng và chất lượng cao chỉ phù hợp tại các tỉnh Tây Nguyên và vùng phía Tây Nam Bộ.

Trong khi đó vị trí địa lý của Công ty năm cách xa 6 giờ đồng hồ đi xe tới những

tỉnh đó. Cho thấy công ty phải bỏ ra chi phí về vận chuyển bỏ ra là không hề nhỏ.

Đây cũng là yếu điểm của công ty trong quá trình sản xuất sản phẩm.

f. Khoa học – công nghệ

Thị trường thiết bị máy móc sản xuất cà phê không đa dạng nên chưa xuất hiện các công nghệ mới. Do áp lực đổi mới công nghệ tăng cường cạnh tranh đối với công ty TNHH TM DV DL Trần Vũ Gia là không đáng kể.

CHƯƠNG 3.

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH

TRẦN VŨ GIA

Một phần của tài liệu Hoạch Định chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ du lịch trần vũ gia (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)