Nghiên cứu thị trường và chiến lược Marketing

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Đề tài xây dựng kế hoạch bán hàng Đối với sản phẩm cà phê của thương hiệu cup to cup (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2. KẾ HOẠCH BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÀ PHÊ MANG ĐI CỦA TIỆM CUP TO CUP

2.4.6. Nguồn lực cho việc bán hàng

2.4.6.2. Nghiên cứu thị trường và chiến lược Marketing

Để xác định nhu cầu dùng sản phẩm cà phê mang đi, nhóm đã tiến hành quan sát số lượng xe cà phê mang đi và hành vi mua cà phê của những người dân sinh sống và làm việc, học tập ở thành phố Thủ Dầu Một nói chung và phường Phú Hòa và Phú Lợi nói riêng, trong đó có những sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Sau một khoảng thời gian quan sát, nhận thấy được ở thị trường Thủ Dầu Một và phường Phú Lợi, Phú Hòa, những khách hàng từ 15 đến khoảng 35 tuổi thường ưa chuộng cà phê mang đi, bằng chứng là có rất nhiều xe cà phê take away tại những địa phương này, họ cũng thường xuyên mua cà phê mang đi tại những quán có thương hiệu lớn như Highland coffee, Phúc Long.

Bên cạnh đó, những người công nhân do không có thời gian đến quán cà phê uống trực tiếp nên cũng thường mua cà phê mang đi thường xuyên vào buổi sáng để cảm thấy tỉnh táo làm việc, vì thế nhu cầu đối với sản phẩm cà phê mang đi cũng khá được ưa chuộng

Kết hợp giữa việc quan sát thị trường và mục tiêu về doanh số nhóm đã đề ra, nhóm tiến hành xác định mục tiêu về khách hàng cho quán Cup to Cup như sau:

Khách hàng tiềm năng: 60 khách hàng/ngày Khách hàng mục tiêu: 30 khách hàng/ngày

Cụ thể hơn, nhóm đã phác họa chân dung khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu cho sản phẩm cà phê mang đi như sau:

Chân dung khách hàng tiềm năng:

+ Tuổi: 15-35

+ Địa điểm của khách hàng: Phường Phú Hòa và Phú Lợi là chính + Nghề nghiệp: Dân văn phòng, công nhân, học sinh, sinh viên + Kỳ vọng của khách hàng: Cà phê ngon, giá rẻ, sạch sẽ, uống vào giúp tỉnh táo, vị trí mua thuận tiện.

Chân dung khách hàng mục tiêu:

+ Khả năng thanh toán: Có đủ khả năng thanh toán

+ Quyền quyết định: Có quyền tự quyết định cho việc mua sản phẩm.

+ Nhu cầu mua hàng: Nhu cầu mua hàng cao, có thể là mua mỗi ngày hoặc nhiều ngày trong tuần: Những người cảm thấy buồn ngủ, cần caffein để giúp tỉnh táo, tập trung cho công việc, việc học và những người yêu thích cà phê, có thói quen dùng cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ có nhu cầu cao.

Sau khi đã xác định được nhu cầu về sản phẩm và khách hàng muốn hướng đến, nhóm tiến hành lập kế hoạch marketing và chiến lược marketing cụ thể cho sản phẩm cà phê mang đi của thương hiệu Cup to cup.

Chiến lược marketing Mục tiêu Marketing:

Vì Cup to cup là một thương hiệu cà phê mới xuất hiện trên thị trường, mục tiêu của chiến lược marketing sẽ là quảng cáo để khách hàng biết đến thương hiệu và mua sản phẩm, bên cạnh đó sẽ có những chiến lược khuyến mãi để kích thích khách mua nhiều sản phẩm hơn giúp nhóm đạt được mục tiêu về doanh số.

Kế hoạch marketing:

Sau khi đã xác định được mục tiêu marketing, nhóm tiến hành đề ra kế hoạch marketing cho sản phẩm trên các kênh online để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu Cup to cup đến với các khách hàng ở thị trường thành phố Thủ Dầu Một nói chung và phường Phú Hòa, Phú Lợi nói riêng.

Cụ thể hơn, 2 kênh online mà nhóm chọn để quảng bá thương hiệu sản phẩm cà phê mang đi là Facebook và Instagram vì đây là 2 nền tảng mạng xã hội được rất nhiều người sử dụng, cách sử dụng dễ và không tốn quá nhiều chi phí để marketing sản phẩm. Bên cạnh đó, 2 nền tảng này cùng thuộc một nhà cung cấp là Meta nên có thể cùng sử dụng một công cụ để lên lịch đăng bài, quản lý chung các bài đăng trên hai nền tảng và có thể dùng cùng một chiến lược nội dung, sử dụng chung nội dung các bài đăng giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Kế hoạch nội dung cho các bài đăng: Content dùng để quảng bá trên Fanpage Facebook và Instagram cho sản phẩm cà phê take away của quán sẽ được kết hợp giữa bài viết, hình ảnh và video. Việc sáng tạo nội dung, đăng bài và thiết kế video, theo dõi hiệu quả của chiến lược marketing trên 2 nền tảng này sẽ do một nhân viên quản lý fanpage đảm nhận, nhóm sẽ trả lương.

Đối với bài viết: Nhóm sẽ kết hợp đa dạng các loại nội dung từ bán hàng, khuyến mãi (ví dụ mua 5 ly tặng 1 ly) vào dịp khai trương, give away, bài đăng tương tác với khách hàng, bài đăng feedback của khách, mỗi bài đăng không quá dài, không dùng nhiều chữ và có sticker, hashtag. Nội dung bài viết, văn phong sẽ dùng phù hợp với các đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.

Đối với hình ảnh: Hình ảnh khi được đăng lên Facebook và Instagram phải có kích thước phù hợp 1080p x 1080p. Các hình ảnh dùng cho bài đăng có 2 dạng, một là hình ảnh được thiết kế và hai là ảnh chụp (chụp menu, sản phẩm, nhân viên bán hàng tại quán,). Để thu hút và tạo ấn tượng tốt với khách hàng, những hình ảnh được chụp dùng cho phải đẹp, đủ độ sáng và rõ nét.

Còn bài đăng dạng thiết kế sẽ phải được thiết kế đẹp, có tính thẩm mỹ, và cùng tone màu với logo để tạo sự thống nhất cho bộ nhận diện thương hiệu của Cup to cup. Vì nhóm có một bạn designer Duy Võ nên việc thiết kế logo, hình ảnh sẽ không tốn nhiều thời gian và tiết kiệm thêm được chi phí thuê designer khác.

Hình 2.9. Logo của quán cà phê mang đi Cup to Cup (Nguồn: Fanpage Cup to Cup Coffee của quán)

Đối với video: Các video dùng đăng lên nền tảng mạng xã hội không quá dài (nếu ngắn càng tốt), tỷ lệ video reel phù hợp đối với Instragram và Facebook 9:16 và có các loại nội dung thống nhất với bài viết, hình

ảnh và thống nhất với mục tiêu quảng bá chung cho sản phẩm, thương hiệu.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận Đề tài xây dựng kế hoạch bán hàng Đối với sản phẩm cà phê của thương hiệu cup to cup (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)