Phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Sử dụng phần mềm Violet 1.5 kết hợp với phương pháp dạy học phức hợp, thiết kế bài giảng điện tử môn hóa học ở trường THPT - Lớp 10 - Chương nhóm oxi - Ban nâng cao (Trang 21 - 29)

1.2. Một số vấn đề về phương pháp dạy học

1.2.6. Phương pháp dạy học tích cực

1.2.6.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

- Theo PGS.TS Vũ Hồng Tiến : PPDH tích cực là một thuật ngữ rứt gọn,

được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

“Tích cực” trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo

nghĩa trái với tiêu cực.

- PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải ià tập trung vào phát huy tính tích cực của

người dạy, tuy nhiên dé day học theo p háp tích cực thì GV phải

nỗ lực nhiều so với dạy theo phương chin ty EU VIỆN —_| ONG Đại-Học Su-Pham |

LTP HO-CHI- MINH |

GVHD: TS Trang Thị Lân - SVTH: Lâm Huỷnh Ngân 19

Trưởng DHSP TPHCM Khỏa luận tốt nghiệp

1.2.6.2. Một số phương pháp dạy học tích cực đang được

quan tâm

1.2.6.2.1. Phương pháp vắn đáp

Vấn đáp (dam thoại) là phương pháp trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp van đáp :

- Vấn đáp tái hiện : GV đặt câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết

và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Van đáp tái hiện không được

xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.

- Vấn đáp giải thích — minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những vi dụ minh hoạ để

HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ

của các phương tiện nghe — nhìn.

- Vấn đáp tim tòi (đàm thoại Orixtic) : GV dùng một hệ thống câu hỏi được

sắp xếp hợp lý để hướng HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật,

tính quy luật của hiện tượng đang tim hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu

biết. GV tổ chức sự trao đổi ý kiến — kể cả tranh luận — giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một van đề xác định. Trong vấn đáp

tim tòi, GV giống như người tổ chức sự tim tòi, còn học sinh giống như

người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại,

HS có được niềm vui của sự khám phá trưởng thánh thêm một bước về

trình độ tư duy.

1.2.6.2.2. Phương pháp đặt và giải quyết van dé

Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt thì việc phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những van đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc

GVHD: TS Trang Thị Lân - SVTH: Lâm Huỳnh Ngân 20

Truong ĐHSP TPHCM Khóa luận tốt nghiệp

sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vắn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải

được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.

* Cấu trúc một bài học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

- Cấu trúc thông thường của một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết van đề :

s Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.

Tạo tinh huống có vắn đề.

Phát hiện, nhận dạng van đề nảy sinh.

Phát hiện vắn đề cần giải quyết.

ô Giải quyết van đề đặt ra.

¥ Đề xuắt cách giải quyết.

x Lập kế hoạch giải quyết.

* Thực hiện kế hoạch giải quyết.

s Kết luận.

Thảo luận kết quả và đánh giá.

¥ Khang định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra.

* Phát biểu kết luận.

Đề xuất vấn đề mới.

Trong day hoc theo phương pháp đặt và giải quyết ván đề, HS vừa

nắm được trị thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vAn đề nảy sinh.

1.2.6.2.3. Phương pháp hoạt động nhóm

* Khái niệm

Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của van đề học tập, các nhỏm được phân chia ngẫu nhiên

GVHD: TS Trang Thị Lân - SVTH: Lâm Huỳnh Ngân 21

Trường ĐHSP TPHCM Khóa luận tắt nghiệp

hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết

học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.

Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thé ÿ lại vào một vải người hiéu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vắn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của

nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức

tạp.

* Cách tiến hành

- Phương pháp hoạt động nhóm có thẻ tiến hành :

s Làm việc chung ca lớp.

# Nêu van đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

Y Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

* Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm.

s Làm việc theo nhóm.

* Phân công trong nhóm.

* Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc td chức thảo luận trong

nhóm

¥ Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo

nhóm.

Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

* Thảo luận chung.

¥ GV tổng kết, đặt van đề cho bài tiếp theo, hoặc vắn đề tiếp theo

trong bài.

GVHD: TS Trang Thị lân - SVTH: Lâm Huỳnh Ngân 22

Trường DHSP TPHCM Khóa luận tot nghiệp

* Ưu điểm

- Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ

các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận

thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể

nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ

không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

* Hạn chế

- Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vi vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham

gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hep của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên GV phải biết tổ chức

hợp lý và HS đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần

nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát

huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực

hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm

càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới.

1.2.6.2.4. Phương pháp động não

* Khái niệm

Động não là phương pháp giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Thực hiện phương pháp này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.

* Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi, vắn đề cần tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

- Khich lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

GVHD: TS Trang Thị Lân - SVTH: Lâm Huỳnh Ngân 23

Trường DHSP TPHCM Khóa luận tắt nghiệp

- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.

- Phân loại ý kiến.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.

1.3. Cơ sở lí luận về bài lên lớp

1.3.1. Khái niệm bài lên lớp [6]

- Bài lên lớp là phần trọn vẹn, hoàn chỉnh, có giới hạn thời gian của quá trình dạy học, trong đó nó giải quyết các nhiệm vụ dạy học xác định.

- Bài lên lớp là một hộ thống toàn vẹn, phức tạp; gồm sự tiếp thu tri thức, sự phát triển trí tuệ và thế giới quan, sự giáo dục tinh cảm và nhân cách

cho HS.

- Bài lên lớp là hình thức dạy học cơ bản, chủ yếu nhưng không phải là hình thức dạy học duy nhất trong nhà trường. Chất lượng đào tạo còn phụ thuộc những hình thức dạy học như tham quan, ngoại khóa, đố vui...

1.3.2. Các thành tố của bài lên lớp và mối quan hệ giữa chúng [8]

Gồm có 4 thành tổ cơ bản, gắn bó chặt chẽ và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

- Mục đích bài lên lớp : gồm 3 mục đích.

s Mục đích trí dục : chỉ ra những kiến thức, kĩ năng nào, ở mức độ nao,

bằng những phương tiện và phương pháp nào để HS nắm vững cơ sở khoa học, kiến thức của bài học một cách tự giác, tích cực.

* Mục dich giáo dục và mục đích phát triển có quan hệ chặt chẽ với

mục đích trí dục. Trên cơ sở lĩnh hội nội dung khoa học của bài học mà

HS phát triển được năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa

học, đạo đức, hành vị văn minh.

- Nội dung bài lên lớp : nội dung là phần kiến thức phải truyền đạt trong bài lên lớp, gồm có kiến thức lí thuyết chuyên ngành, kĩ năng — kĩ xảo,

GVHD: TS Trang Thị Lân - SVTH: Lâm Huỳnh Ngân 24

Trường DHSP TPHCM Khóa luận tốt nghiệp

kiến thức trong thực tế và cả những quy phạm đạo đức cơ bản. Nội dung

được xây dựng chủ yếu từ SGK.

- PPDH của bài lên lớp : là cách thức hoạt động dạy của thầy và cách

thức học của trò trong sự phối hợp thống nhất của các phương tiện dạy

học và cách thức sử dụng chúng trong bài học.

- Kết quả của bải lên lớp : là sự xác định mức độ đạt được của mục đích học tập, là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức của HS, đánh giá thông qua sự kiểm tra của GV.

* Quan hệ giữa các thành té

Trong bài lên lớp, các thành tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau theo sơ đồ :

Mục đích bài lên lớp.

Trí dục

Giáo dục => Phát triểna SS

Mối quan hệ có quy luật giữa các thành tố của bài lên lớp làm cho

cấu trúc của bài được chặt chẽ, trọn vẹn và đa dạng.

1.3.3. Thiết kế bài lên lớp [5]

Thiết kế một bài lên lớp gồm các bước sau :

- Bước 1 : Xác định mục tiêu của bài.

se Yêu cầu về truyền thụ kiến thức.

e Yêu cầu về rèn luyện kĩ năng.

e Yêu cầu về giáo dục đạo đức, tư tưởng.

GVHD: TS Trang Thị Lân - SVTH; Lam Huỳnh Ngân 25

Trường DHSP TPHCM Khóa luận tốt nghiệp

- Bước 2 : Chuan bị phương tiện dạy học.

- Bước 3 : Xác định phương pháp dạy học chủ yếu.

- Bước 4 : Thiết kế hoạt động dạy _ học của GV-HS ở trên lớp.

ô ễn định tổ chức lớp.

e Kiểm tra bài cũ.

e Giảng bài mới.

ô Củng cố toàn bài.

e Hướng dẫn cách học và dặn dò chuẩn bị cho bài sau.

- Bước 5 : Ra bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng tri thức.

*Chú ý

- Không nhất thiết có 5 bước lên lớp cố định như trước đây vì các bước có thể thực hiện liên hoàn trong mỗi phần của bài giảng.

- Không nhất thiết phải có kiểm tra miệng bài cũ đầu giờ, củng cố cuối giờ học, tùy bài có thé linh hoạt :

ô Cú thể kiểm tra bài cũ để nờu vấn đề của bài mới (hoạt động khởi

động), hoặc vừa day bài mới vừa lồng vào kiểm tra bai cũ...

ô Cú thể củng cố kiến thức mới vừa học ngay sau mỗi phần của bài

học.

- Khi thiết kế các hoạt động của GV và HS cần lưu ý rõ các hoạt động cụ

thể của GV, cách thức hướng dẫn HS nghiên cứu, tiếp cận, tự lĩnh hội và

vận dụng kiến thức mới kèm theo các hoạt động tích cực của HS.

- Nhắt thiết phải có hoạt động khởi động (hoạt động vào bài) của mỗi phần trong bài học sao cho linh hoạt và sáng tạo.

- Sử dụng hợp lí có hệ thống các PPDH thích hợp kết hợp với các phương tiện kỹ thuật dạy học.

1.3.4. Các kiéu bài lên lớp trong day và học hóa học [4]

Trong dạy học hóa học có 3 kiểu bài lên lớp.

- Bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới gồm các dạng bài :

e Học thuyết cơ bản.

GVHD: TS Trang Thị Lân - SVTH: Lâm Huỳnh Ngân 26

Trường ĐHSP TPHCM Khóa luận tốt nghiệp

e Khái niệm cơ bản.

e Lý thuyết phản ứng.

e Chất cụ thé.

e Cơ sở khoa học của nền sản xuất hóa học.

- Bài lên lớp hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

e Bài luyện tap.

s Bài ôn tập.

e Bài thực hành.

- Bài lên lớp kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

e Bài kiểm tra miệng.

e Bài kiểm tra viết.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Sử dụng phần mềm Violet 1.5 kết hợp với phương pháp dạy học phức hợp, thiết kế bài giảng điện tử môn hóa học ở trường THPT - Lớp 10 - Chương nhóm oxi - Ban nâng cao (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)