PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP
7. Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp
S1: Hệ thống nhà xưởng của Công ty cổ phần cơ khí Hàng Hải miền Bắc đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng để phục vụ cho nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu biển.
Cùng với đó là đảm bảo công tác an toàn thi công tuyệt đối cho các công nhân viên làm việc tại xưởng.
S2: Công ty có ban lãnh đạo và những nhân viên dày dặn kinh nghiệm trong việc thi công các dự án lớn, như Gia công đóng mới, định vị và thả hệ thống phao,
xích, phụ kiện phao neo tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 – Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Gia công đóng mới hệ thống phao, xích và phụ kiện neo phao báo hiệu dẫn luồng vào Cáng Sơn Dương, Hà Tĩnh (Cụm khu công nghiệp FORMOSA, Hà Tĩnh); Thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị gia công, lắp đặt hệ thống báo hiệu hàng hải luồng Cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa; …
Một số dự án mà công ty đã hoàn thành:
Hình 13: Gia công đóng mới, định vị và thả hệ thống phao, xích, phụ kiện phao neo tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 – Kỳ
Anh, Hà Tĩnh.
Hình 14: Gia công đóng mới hệ thống phao, xích và phụ kiện neo phao báo hiệu dẫn luồng vào Cáng Sơn Dương, Hà Tĩnh (Cụm khu công nghiệp FORMOSA, Hà
Tĩnh)
Hình 15: Đóng mới Cano cho công ty khảo sát
S3: Ngoài ra, công ty còn nhận được giấy Chứng nhận Hệ thống Quản lí chất lượng TCVN ISO 9001:2015 / ISO 9001:2015 về việc đóng mới các phương tiện đường thủy, phao báo hiệu hàng hải, cầu kiện nối; Sửa chữa, gia công, hoán cải, phục hồi các phương tiện, thiết bị bảo đảm hàng hải và công nghiệp; Gia công cơ khí, thi công các công trình ngầm cho thấy sự uy tín của công ty trong lĩnh vực cơ khí hàng hải.
7.2. Điểm yếu (W)
W1: Công ty cổ phần Cơ khí Hàng Hải miền Bắc có lượng tiền mặt trong công ty thấp, trong khi đó, lượng hàng tồn kho trong công ty cao, gây ra tình trạng ứ đọng hàng, hàng sản xuất ra không tạo được lợi nhuận cao. Ngoài ra, các khoản
nợ càng ngày càng cao, mà khách hàng chưa thanh toán hết tiền sản phẩm cho công ty, chính điều này đã trực tiếp đè nặng lên khả năng tài chính của công ty.
W2: Tiềm lực tài chính của công ty còn hạn chế, vốn điều lệ ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có đủ điều kiện để thay đổi mẫu mã, nâng cao các điều kiện về cơ sở vật chất để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường chi phí quảng cáo để thu hút các nhà đầu tư, …
W3: Quy mô công ty còn nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp so với các công ty khác trong khu vực, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh. Mặc khác, do
7.3. Cơ hội (O)
O1: Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập với thế giới, sự phát triển của ngành Cảng biển và Logistics trên cả thế giới nói chung hiện nay đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho ngành đóng – sửa chữa tàu và cơ khí hàng hải tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp đang hoạt động tại lĩnh vực này được hưởng lợi. Đặc biệt, xét về địa lý, Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài, nằm trên tuyến hàng hải quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế biển đóng góp lớn vào nguồn ngân sách nhà nước.
O2: Từ năm 2018, một loạt công ước áp dụng mới cho tàu biển sẽ khe khắt hơn như các quy định mới của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hay Hội đồng châu Âu về giám sát, báo cáo và thẩm tra phát thải dioxit cacbon (CO2) từ vận tải biển (gọi tắt là “EU MRV”) quy định nghiêm ngặt điều kiện vận hành của tàu biển về chỉ số giảm phát thải CO2, quản lý hiệu quả năng lượng, quản lý nước dằn tàu…
Điều này khiến cạnh tranh trong vận tải biển sẽ khắc nghiệt hơn, đòi hỏi các nhà vận tải hàng hải phải đổi mới đội tàu, đóng tàu mới hoặc sửa chữa, nâng cấp tàu
biển để đáp ứng các quy định mới này, từ đó mở ra cơ hội cho ngành đóng tàu thế giới cũng như Việt Nam.
O3: Không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ngành đóng tàu còn luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”, Việt Nam xác định kinh tế biển là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, từ đó tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, nhu cầu vận chuyển bằng đường biển ngày một tăng cao nên ngành công nghiệp đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội về thị trường.
7.4. Thách thức (T)
T1: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và đang từng bước khẳng định mình trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành đóng tàu Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng ngành cơ khí đóng tàu trên toàn thế giới.
Hơn nữa, do thị trường vận tải biển suy thoái kéo dài, nguồn hàng vận tải không ổn định, hợp đồng ký kết vận tải với khách hàng thường trong thời gian ngắn khoảng 1-2 năm nên các chủ tàu Việt Nam không dám đầu tư đóng mới tàu trong khi chưa ký kết được hợp đồng vận tải dài hạn với nguồn hàng ổn định.
T2: Một thách thức nữa là doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam khó “chen chân” giành lại thị phần vận tải khi tuổi tàu cao và trọng tải nhỏ phải cạnh tranh với tàu hiện đại của các nước trên thế giới. Thực tế, đa phần tàu biển tại Việt Nam được trang bị công nghệ cũ không phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến khó cạnh tranh được với đội tàu thế hệ mới của các doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết chủ tàu biển Việt Nam phát triển nhỏ, phần lớn chỉ tham gia
công đoạn vận tải mà chưa có nhiều chủ tàu cung cấp dịch vụ logistics trọn gói dẫn đến hiệu quả khai thác không cao.
T3: Một bất cập nữa là nhiều doanh nghiệp đóng tàu đang phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề tài chính do các khoản nợ đầu tư lớn tại các ngân hàng chưa được tái cơ cấu; việc vay vốn ngân hàng để sản xuất gặp khó. Hơn chục năm qua, các doanh nghiệp đóng tàu vẫn đang phải vật lộn, “tự bơi” mà không được hỗ trợ các giải pháp về tài chính, về nguồn nhân lực hay công nghiệp phụ trợ từ Nhà nước.
T4: Từ năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng xấu đến mọi ngành nghề trên toàn thế giới, đặc biệt là hoạt động vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau do các chính sách nghiêm ngặt về đảm bảo công tác phòng dịch của từng quốc gia. Hơn thế nữa là nhiều hiểm họa về dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiềm ẩn vẫn đang hoành hành trên các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển của ngành đóng tàu nói chung.