Một số giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanh

Một phần của tài liệu quyền lợi của người lao động ở công ty cổ phần hóa (Trang 25 - 31)

IV. Một số giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanhnghiệp cổ phần hóa nghiệp cổ phần hóa

1.Có chính sách ưu đãi đối với người lao động nghèo.

Đa số người lao động trong các doanh nghiệp còn rất khó khăn, một phần không nhỏ trong số họ rất nghèo, không có tiền mua cổ phần khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Để bảo đảm quyền lợi về kinh tế, chính trị cho người lao động nghèo

khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Thông báo 63-TB/TW của Bộ Chính trị, ngày 4-4-1997, về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ rõ: "Có chính sách hỗ trợ cho công nhân nghèo mua được một số cổ phần cần thiết, nhằm tạo động lực, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội".

Thực hiện chủ trương trên của Đảng, các Nghị định 28/CP, 44/1998/NĐ-CP và 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ đều quy định: "Người lao động nghèo được mua chịu cổ phần với giá ưu đãi, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần trong 7 năm tiếp theo". Nhờ chính sách này, nhiều người lao động nghèo đã mua được cổ phần, và được hưởng mọi quyền lợi chính trị và kinh tế của một cổ đông. Do đó, không ít người đã thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói của cả nước trong mấy năm qua.

Có thể nói, chính sách ưu đãi đối với người lao động nghèo khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện gần mười năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể. Người lao động nói chung, đặc biệt là lao động nghèo trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, hết sức phấn khởi và mong muốn chính sách này tiếp tục được thực hiện đối với các công ty nhà nước sắp chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, tại Nghị định 187/CP, chính sách đối với người lao động nghèo đã bị cắt bỏ, gây tâm tư, bất bình đối với người nghèo nói chung, trong đó có người lao động nghèo ở các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa.

Đề nghị Chính phủ khôi phục lại chính sách ưu đãi đối với người lao động nghèo khi thực hiện cổ phần hóa.

2.Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để người lao động giữ được cổ phần, chống tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có tình trạng một bộ phận người lao động chưa nhận thức hết được quyền lợi của cổ đông, nên đã sớm bán cổ phần ưu đãi của mình. Làm như vậy, không những người lao động đánh mất quyền và lợi ích lâu dài trong công ty cổ phần mà còn tạo điều kiện cho một số cá nhân mua gom cổ phần với mục đích thâu tóm công ty, biến công ty cổ phần thành công ty tư nhân. Để hạn chế tình trạng này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa IX, Về đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,

khẳng định: "Cần phải có quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi". Thể chế hóa vấn đề này, Nghị định 64/CP quy định "Người lao động mua cổ phần ưu đãi không được chuyển nhượng trong 3 năm đầu kể từ khi mua. Trường hợp đặc biệt khi cần chuyển nhượng trước thời hạn phải được hội đồng quản trị công ty cổ phần chấp nhận". Nhờ đó, nhiều công ty cổ phần ổn định, giảm hẳn hiện tượng ngấm ngầm tranh giành, thâu tóm công ty. Người lao động giữ được cổ phần nên đã phát huy tốt quyền làm chủ của mình để tham gia quản lý công ty, yên tâm làm việc, gắn bó quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với công ty. Người lao động và các công ty cổ phần đều mong muốn nghị định này được duy trì. Nhưng, Nghị định 187/CP đã bỏ quy định này, tạo kẽ hở cho việc thâu tóm cổ phiếu. Trong cùng một công ty, có người lao động (chủ yếu là cán bộ quản lý, điều hành công ty) sở hữu số cổ phần giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng có tới 26% số người lao động không có cổ phần, 41% số người lao động chỉ sở hữu số cổ phần có giá trị dưới 10 triệu đồng. Điều đó dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về thu nhập từ cổ tức, khiến sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng tăng, có nguy cơ biến cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước thành tư nhân hóa, trái với mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa IX, đã xác định.

3.Có chính sách đối với vốn tự bổ sung.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa IX, chỉ rõ: "Nghiên cứu sử dụng một phần vốn tự có của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của người lao động, người lao động được hưởng lãi nhưng không được rút cổ phần này khỏi doanh nghiệp". Tuy nhiên, cho đến nay chủ trương đó vẫn chưa được thể chế hóa. Vì vậy, Chính phủ cần thể chế hóa vấn đề nêu trên, có quy định trích một phần vốn tự có để hình thành cổ phần của người lao động, cổ phần này không được rút khỏi công ty cổ phần. Cổ tức thu được từ cổ phần này được sử dụng để phát triển quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng hoặc chia cho người lao động trong công ty cổ phần. Công đoàn công ty cổ phần đại diện phần vốn này tham gia đại hội cổ đông và hội đồng quản trị.

4.Quyền dân chủ của người lao động trong công ty cổ phần cần được phát huy.

Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp đều xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở theo Nghị định 07/1999/NĐ-CP, ngày 13-2-1999 của Chính phủ, tổ chức đại hội công nhân viên chức theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo Luật Thanh tra. Khi chuyển thành công ty cổ phần, tất cả các hình thức nhằm bảo đảm quyền dân chủ cho người lao động nêu trên không còn. Vì vậy, chỉ có người lao động là cổ đông mới được dự đại hội cổ đông, được biết, được bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cổ đông. Người lao động không phải là cổ đông, hoặc là cổ đông nhỏ không được tham gia đại hội cổ đông và cũng không

tham gia những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Do đó, cần có quy định về hình thức phát huy quyền dân chủ của người lao động trong công ty cổ phần.

5.Thực hiện quyền đại diện bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn.

Về mặt pháp lý, công đoàn là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động tại công ty cổ phần, nhưng không có cơ chế đủ để công đoàn ở cơ sở thực hiện chức năng đó. Do vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước. Cần có cơ chế để công đoàn được tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty cổ phần để nhằm phát huy tốt và hiệu quả vai trò là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, góp phần tích cực phát triển doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Vai trò của cổ phần hóa đến sự phát triển phồn vinh của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Song song với vấn đề phát triến sản xuất kinh doanh thì công việc đảm bảo lợi ích, quyền lợi của người lao động cũng là một vấn đề quan trọng. Lợi ích của người lao động từ việc cổ phần hóa là rất lớn, do đó chúng ta phải phát huy những mặt tốt những mặt thuận lợi và hạn chế những gì chúng ta làm chưa tốt để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Một điểm là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thì vốn tự có của doanh nghiệp là tương đối lớn, đó là công sức của đại đa số của người lao động đóng góp. Vì vậy việc sớm cho phép đưa vốn tự có, có thể là một phần thôi chứ không phải là toàn bộ để tính cổ phần cho người lao động, đặc biệt là người lao động nghèo là cần thiết

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...

1.Lý do chọn đề tài ...

2. Mục đích nghiên cứu...

NỘI DUNG ...

I. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...

II. Quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa ...

1.Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo thêm nhiều việc làm ...

2.Tiền lương và thu nhập của người lao động được bảo đảm...

3.Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động là cổ đông được bảo đảm ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được các doanh nghiệp và người lao động hoan nghênh, đón nhận tích cực. ...

III. Thực trạng người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hóa hiện nay ...

IV. Một số giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hóa ...

1.Có chính sách ưu đãi đối với người lao động nghèo ...

2.Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để người lao động giữ được cổ phần, chống tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước ...

3.Có chính sách đối với vốn tự bổ sung ...

4.Quyền dân chủ của người lao động trong công ty cổ phần cần được phát huy ...

5.Thực hiện quyền đại diện bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn ...

Một phần của tài liệu quyền lợi của người lao động ở công ty cổ phần hóa (Trang 25 - 31)