Như đã trình bày ở trên, phép so sánh đã được nhiều nhà phong cách học đề cập đến, và ở các tác giả cách quan niệm, cách trình bày về thủ pháp này có những điểm giống và khác nhau. Để thuận lợi cho việc tìm hiểu và phân tích phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi sẽ tạm đưa ra ở đây một định nghĩa “để làm việc” về phép so sánh như sau: “So sánh là lối nói đem đối chiếu một đối tượng(sự vật hoặc hiện tượng) này với một đối tượng(sự vật hoặc hiện tượng) khác có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hoặc tính chất bên trong, nhằm mục đích diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng đó”.
Để phân loại so sánh, luận văn dựa cả vào hai tiêu chí nội dung và hình thức. Do đó, luận văn sẽ đi tìm hiểu các kiểu so sánh sau:
(i) Theo cấu trúc:
- So sánh đầy đủ
- So sánh không đầy đủ:
+ Thiếu từ thể hiện quan hệ so sánh + Thiếu phương diện so sánh
+ Thiếu yếu tố cần được so sánh
- B là vế được đem ra làm chuẩn để so sánh Cụ thể là:
+ A - B: trừu tượng - cụ thể + A - B: cụ thể - cụ thể + A - B: cụ thể - trừu tượng + A - A: trừu tượng - trừu tượng
(iii) Theo trường ngữ nghĩa của B
- Các từ liên tưởng biểu thị con người và các bộ phận cơ thể con người
- Các từ liên tưởng chỉ loài ật và các bộ phận của chúng - Các từ liên tưởng chỉ các hiện tượng tự nhiên
- Các từ liên tưởng biểu thị thực vật
- Các từ liên tưởng biểu thị bánh trái, thực phẩm - Các từ liên tưởng tản mạn mang tính chất cá nhân
- Các từ liên tưởng biểu thị phương tiện và các hoạt động trong quân sự
(iiii) Theo mục đích
- So sánh để đánh giá, nhận xét - So sánh để giải thích
- So sánh để bộc lộ cảm xúc
Thông qua việc phân tích tỉ mỉ từng loại so sánh nói trên trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, có thể thấy rõ hơn tài năng và phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo của ông. Hãy thử xem một ví dụ:
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó.
(Bữa no đòn)
Cách sử dụng so sánh của nhà văn hết sức độc đáo ở chỗ ông đã chuyên dùng câu đặc biệt, được tách ra một cách có chủ định (mà bình thường không nhất thiết phải như vậy, có thể chỉ dùng dấu phẩy ở đó vì đây là những thành phần đồng chức). Chưa nói đến nội dung của sự so sánh, chỉ riêng việc tách mỗi câu riêng ra như thế, đã tạo ra ấn tượng giống như là một hành động dứt khoát, nặng nhọc và tàn nhẫn, cứ nối nhau liên tiếp, giáng xuống người đứa trẻ (chỉ vì nó đã chót ăn trộm một miếng khoai lang sống).
Xét ví dụ khác:
Cái cười vàng như miếng nghệ
(SamandjiI)
Về mặt nội dung, để có được so sánh này, chúng ta phải kể đến cái tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Công Hoan đã đem đến cho người tiếp nhận văn bản một cách cảm nhận mới về cái cười. Nó có màu sắc, chứ không còn chỉ là một âm thanh như vốn có, như ta thường quen cảm nghĩ.
Phép so sánh với tư cách là một biện pháp tu từ luôn luôn gắn chặt với sự vận động và phát triển của quá trình tư duy của người nói, của nhà văn.
Điều này, với thời gian, sẽ dẫn đến những sự biến đổi về cấu trúc hình thức bên ngoài và nội dung ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh.
Theo tiến trình phát triển, có thể thấy về mặt hình thức, độ dài cấu trúc của so sánh có chiều hướng tăng lên. Nếu thơ ca truyền thống có những cấu trúc so sánh khá đơn giản và ngắn gọn như:
Cổ tay em trắng như ngà Đôi mắt em liếc như là dao câu
(Ca dao)
thì trong văn thơ hiện đại so sánh được kéo dài, được lồng vào nhau, tạo nên tính nhiều tầng ý nghĩa của sự so sánh. Chẳng hạn, hãy xem một vài ví dụ sau trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan:
“Nó có một cái sọ đếm được. Không biết một thứ bệnh gì hương hoả của cha mẹ đã làm cho cả chỗ da ấy nhẵn thín, bóng lộn, đỏ đòng đọc như cái mụn đương loét, khiến tóc nó chỉ có thể mọc lơ thơ, như vầng cỏ trên tảng đá cằn.
Nó có một cái mặt - mẹ ơi! Không biết có được gọi là mặt không đấy! Mặt gì mà mắt lại thế kia, và miệng lại vô dụng thế được. Phải, mắt đâu có thứ thịt xung quanh là một hình bầu dục, vẽ bằng vành thịt trơ đỏ lầy nhầy, lúc nào cũng ứa ra một dòng nước vàng và giữa thì lờ đờ một hột nhãn, thứ hột nhãn non choèn, vàng ễnh. Còn cái miệng nó thì rô ra như miệng khỉ, hai hàm răng to tướng, lúc nào cũng cầm cập hục hặc với nhau”.
(Hai cái bụng)
“Bụi tre cót két như nghiến răng. Những lá vàng rào rào bay xuống, chạy trên mặt nước, như thuyền buồm thuận chiều. Lúc nào sóng cũng giập
không mấy trốc bị cuốn đi. Nấm mồ bị vẹt dần. Rồi nó không cao hơn mặt vườn nữa. Rồi chẳng bao lâu, tự nhiên, ở dưới, nhô lên một tầng đất mới
Tầng đất này mỗi lúc một tí, bị sóng đánh, bị ải, và bị cuốn đi. Rồi hết lượ này đén lượt khác, đất ở dưới cứ nhô lên và cứ bị cuốn đi từng hòn nhỏ cho đến hết. Rồi sau hết, ục một tiếng, cả chiếc quan tài tự nhiên nổi bềnh lên. Nó nghiêng đi, hất tảng đất cuối cùng trên mặt ván trơn bùn như mỡ. Tảng đất rơi tõm xuống nước. Cỗ áo quan tròng trành, rồi đứng yên trên huyệt như chiếc thuyền bị cạn”
(Chiếc quan tài) Về mặt nội dung trong cấu trúc so sánh, nếu quan hệ ngữ nghĩa giữa A và B trong thơ văn truyền thống luôn là trừu tượng- cụ thể, thì trong văn thơ hiện đại ngoài quan hệ trên còn tồn tại kiểu quan hệ cụ thể - trừu tượng, trừu tượng- trừu tượng. Vì ngữ nghĩa của vế B được mở rộng hơn, điều đó đã mang lại cho người nghe/người đọc những sự tiếp nhận mới mẻ.
Chương II
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH VÀ CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN CÔNG HOAN
II.1. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phép so sánh
Như đã trình bày trong chương I, ở dạng đầy đủ một cấu trúc so sánh gồm 4 yếu tố:
(1) Yếu tố cần so sánh: A
(2) Yếu tố thể hiện phương diện so sánh: D (3) Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh: C (4) Yếu tố đem ra làm chuẩn để so sánh: B
Tuy nhiên, khi xem xét các đặc điểm hình thái - cấu trúc của phép so sánh chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ba yếu tố 1A, 3C, 4B, còn yếu tố thể hiện phương diện so sánh (yếu tố 2D) chúng tôi không bàn tới ở đây bởi vì nó nghiêng về mặt nội dung - ngữ nghĩa nhiều hơn.
II.1.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế/yếu tố cần được so sánh A
Trong thực tế sử dụng phép so sánh, cấu trúc của A cũng như của B hết sức phong phú và đa dạng. A và B có khi là đơn vị từ vựng, có khi lại là đoản ngữ/cụm từ hoặc tiểu cú.
Khi A, B là một đơn vị từ vựng, sẽ có ba khả năng sau: - A, B là từ đơn
- A, B là từ ghép
Đây là những đơn vị được cho sẵn trong ngôn ngữ, có cấu trúc chặt chẽ, có tính độc lập cao, có khả năng tái hiện khi tạo lập câu và có thể được đưa vào từ điển - chứ không phải là loại các đơn vị tự do được tạo ra trong lời nói.
Khi A, B là một đoản ngữ/cụm từ, sẽ có ba trường hợp: - A, B là đoản ngữ danh từ (danh ngữ)
- A, B là đoản ngữ động từ (động ngữ) - A,B là đoản ngữ tính từ (tính ngữ)
Theo quan niệm của GS. Nguyễn Tài Cẩn, đoản ngữ (tức cụm từ chính phụ) bao gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết về mặt ý nghĩa. Trong luận văn này, khi xem xét đoản ngữ chúng tôi không đi vào tìm hiểu, phân tích các kiểu kết hợp giữa các thành tố, mà đi vào phân loại các đoản ngữ theo từ loại của thành tố trung tâm - thành tố cần thiết nhất của đoản ngữ, chi phối bản chất cũng như chức năng của đoản ngữ.
a. Yếu tố cần so sánh (A) là một đơn vị từ vựng
(i) A là từ đơn
Từ đơn ở đây được hiểu là từ được cấu tạo từ một tiếng. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ thống kê, phân loại ba trường hợp sau: A là danh từ, A là động từ và A là tính từ.
Ví dụ:
+ A là danh từ:
Đường bóng nhoáng như mặt hồ lặng sóng
(Anh Xẩm)
Tóc thì bồng lên như tổ quạ
Còi bóp như ếch kêu
(Răng con chó của nhà tư sản)
Vợ cậu như con sư tử cái
(Oẳn tà rroằn)
Da chúng nó sẫm như màu đất
(Con ve)
+ A là động từ:
Hát như con cuốc kêu thương
(Anh Xẩm)
Đánh như mưa
(Thằng ăn cắp)
Ngáy như sấm
(Thằng Quýt I)
Ho như rút ruột rút gan
(Được chuyến khách)
Nằm ngay như chết
(Giết nhau)
+ A là tính từ:
Tươi như cái hoa.
(Báo hiếu: Trả nghĩa cha)
Thật như cái máy
(Cái lò gạch bí mật)
(Quyền chủ)
Dại như bò
(Trần Thiện, Lê Văn Hà)
Đen như mực
(Sáu mạng người)
(ii) A là từ ghép
Từ ghép là một đơn vị phức hợp, gồm hai tiếng được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ nhất định hoặc là chính phụ hoặc là đẳng lập.
+ A là từ ghép đẳng lập:
Chân tay vẫn co quắp như doạ, mặt mũi vẫn nhăn nhó như nát
(Thịt người chết)
Ăn mặc đỏm dáng như con gái hơ hớ mười tám cái xuân
(Mua lợn) Làng mạc chỉ còn như những hòn đảo (Tôi tự tử) Xe cộ như mắc cửi (Mua bánh) + Từ ghép chính phụ:
Câu nói như nhát dao đâm vào tim
(Samandji II)
Đèn điện đỏ như các Dancing
Lá cây gục lả như sắp chết khát
(Phành phạch)
(iii) A là từ láy
Từ láy cũng là một đơn vị phức hợp, gồm hai tiếng được kết hợp với nhau theo một quan hệ ngữ âm nhất định. Ví dụ:
Run rẩy như cầy sấy
(Hai cái bụng)
Hớn hở như cá gặp nước
(Nỗi lòng ai tỏ)
Rạo rực như thấy quả đấm uỵch vào ngực anh vậy
(Được chuyến khách)
b. Yếu tố cần so sánh (A) là một đoản ngữ (i) A là một đoản ngữ danh từ:
Bộ râu mép như một cái mũ nồi úp chụp
(Đàn bà là giống yếu)
Những quả xanh nhu nhú như cái nắm tay
(Cây mít)
Cái miệng thì rô ra như miệng khỉ
(Hai cái bụng)
Cán cân công bằng chỉ như cán cân ông hàng thịt
Nghe câu nói sau cùng như được ăn bánh thánh
(Kép Tư Bền)
Nhớ nhau mãi như đôi bạn thân quen
(Xà hì) Đánh những hạt nước vào mặt rát như roi quất
(Tôi tự tử)
(iii)A là một đoản ngữ tính từ:
Mừng tíu tít như thể thấy mặt con Sen
(Thằng Quýt II)
Mê tổ tôm như điếu đổ
(Cái thú tổ tôm)
c. A là một tiểu cú
Ví dụ:
Bốn bên im lặng như tờ
(Ngựa người người ngựa)
Áo và quần bò phần phật bay như sóng gợn
(Phành phạch)
Bà chủ trong buồng đi ra, chắp tay, tươi như cái hoa
(Báo hiếu: Trả nghĩa cha) Ngọn đèn bấm của Trinh toé ra một tia lửa sáng như ban ngày
Bảng thống kê số lượng các kiểu kết cấu của yếu tố cần so sánh (A) trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Kiểu kết cấu A Số lượng Tỉ lệ
Từ Từ đơn 96 21% Từ ghép 90 19.6% Từ láy 5 1% Đoản ngữ Đoản ngữ danh từ 56 12.3% Đoản ngữ động từ 3 0.6% Đoản ngữ tính từ 2 0.4% Tiểu cú 205 44.8%
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy:
+ Nhà văn Nguyễn Công Hoansử dụng tiểu cú nhiều nhất trong các kiểu kết cấu được khảo sát của yếu tố A.
+ Về đơn vị từ vựng, nhà văn đã sử dụng cả từ đơn và từ ghép gần như ngang nhau.
+ Trong các loại đoản ngữ, đoản ngữ danh từ được nhà văn sử dụng nhiều hơn cả.
a. Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh C
Thống kê trong các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thu được hơn 20 từ ngữ được dùng để thể hiện quan hệ so sánh (C) giữa yếu tố cần so sánh (A) và yếu tố được đem ra làm chuẩn để so sánh (B). Cụ thể như sau:
Bảng thống kê các từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
STT Từ so sánh Tần số
1 Là 33
2 Bao nhiêu...bấy nhiêu 12
3 Bằng 6 4 Kém 1 5 Kém gì 1 6 không kém 1 7 Chẳng kém gì 1 8 Hơn 37 9 Hơn là 4 1 0 Còn hơn 1 1 1 Như 464 1 2 Như là 4
1 3 Cứ như 1 1 4 Coi như 1 1 5 Tựa hồ 1 1 6 Giống 7 1 7 Giống như 2 1 8 Khác 1 1 9 khác gì 2 2 0 Chẳng khác gì 2 2 1 X hơn thế 2 2 2 X hơn thế 2 2 3 không gì X hơn 2 2 4 Nhất là 17
2 5
X nhất 20
Tổng 625
b. Tần số xuất hiện của các từ ngữ so sánh trong nhóm đồng nhất
Trong so sánh có nhiều kiểu loại khác nhau của quan hệ so sánh như ngang bằng nhau hay hơn kém (dị biệt) nhau.
Cụ thể là tần số xuất hiện của các từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh ngang bằng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoannhư sau:
Bảng thống kê các từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh ngang bằng trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
STT Từ so sánh Tần số
1 Là 33
2 bao nhiêu...bấy nhiêu 12
3 Bằng 6 4 kém gì 1 5 không kém 1 6 Chẳng kém gì 1 Tổng 54 Tỉ lệ % 8.6%
Còn tần số xuất hiện của các từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh tương tự trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như sau:
Bảng thống kê các từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh tương tự trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
STT Từ so sánh Tần số
2 như là 4 3 cứ như 1 4 coi như 1 5 tựa hồ 1 6 giống 7 7 giống như 2 Tổng 480 Tỉ lệ 76%
c. Tần số xuất hiện từ so sánh trong nhóm dị biệt
Trong so sánh, bên cạnh kiểu loại quan hệ so sánh ngang bằng, còn có loại quan hệ so sánh dị biệt.
Cụ thể là tần số xuất hiện của các từ ngữ thể hiện các loại quan hệ so sánh dị biệt khác nhau trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là như sau:
Bảng thống kê các từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh dị biệt hơn tuyệt đối trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
STT TSS Tần số
1 nhất là 17
3 X hơn thế 2
4 X hơn thế 2
5 không gì X hơn 2
Tổng 43
Tỉ lệ 6.8%
Bảng thống kê các từ ngữ thể hiện quan hệ so sánh dị biệt hơn tương đối trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
STT TSS Tần số 1 Hơn 37 2 hơn là 4 3 còn hơn 1 Tổng 42 Tỉ lệ 6.7%
Trên cơ sở các bảng thống kê trên, có thể khái quát hóa lại thành một bảng chung sau về tần số xuất hiện của các từ ngữ so sánh trong các nhóm so sánh:
Bảng thống kê tần số xuất hiện của các từ ngữ so sánh trong các nhóm so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Nhóm ngang bằng 54 8.64%
Nhóm tương tự 48 76,8%
Nhóm hơn tương đối 43 6.88%
Nhóm hơn tuyệt đối 42 6.72%
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy: nhìn chung, nhà văn Nguyễn Công Hoan sử dụng các từ ngữ so sánh trong các nhóm so sánh tương đối đồng đều nhau.
2.1.3. Đặc điểm hình thái - cấu trúc của vế được đem ra làm chuẩn