CHUYEN GIAO CÔNG NGHỆ MOI TRƯỜNG 1

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường 1 (Trang 51 - 64)

3.1 Dự báo xu hướng, nhu cầu thực tế và sự phát triển của ngành dịch vụ tư van môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới

Ngành Tài nguyên và Môi trường là một ngành đa lĩnh vực, mới được hình

thành trên cơ sở hợp nhất nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, hiện nay đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên 7 lĩnh vực, bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn và biến đồi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Đây là những lĩnh vực có tính phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyên lợi của

nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh, quốc phòng, sự phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước; gắn liền với công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ.

Cơ sở hạ tang

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của ngành công nghiệp môi trường nói chung còn rất hạn chế và thấp thua xa so với các nước trong khu vực. Chính phủ cần tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, đồng thời hỗ trợ nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào

sử dụng trong nước.

Chính phủ có sự đầu tư nhưng chất lượng công trình phục vụ ngành dịch vụ

môi trường còn thấp và hiệu quả sử dụng công trình chưa cao, còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chất lượng công trình chưa đạt tiêu chuẩn, dự án đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân. Thực tế dễ nhận thấy có không ít những dự án có sử dụng vốn đầu tư sau khi hoàn thiện đầu tư đã không được đưa vào sử dụng, đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn, không phát huy được tính kế thừa của dự án hay tuổi thọ của công trình ngắn, sau khi đưa vào vận hành một thời gian ngắn đã

nhanh chóng đi vào xuống cấp nghiêm trọng. Vấn đề này đang được đưa vào giải

SV: Phạm Thị Linh Nhâm CQ522630

45

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Định Đức Trường

quyết nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như nhân lực nên chính

phủ vẫn đang còn loay hoay chưa tìm được giải pháp hợp lý.

Đào tạo nguồn nhân lực

Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo duc và Dao tao

Bộ Nội vụ cùng với các Bộ, ngành khác có liên quan đã có nhiều cố gang trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực ngành tải nguyên và môi trường. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành từ Trung ương đến cơ sở rất lớn - có khoảng 45.600 người; chưa kể đến lực lượng lao động ngoài ngành có

liên quan đang làm việc trong các khu vực của nên kinh tê quôc dân.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, đội ngũ này vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu thực tế do sự bất cập về số lượng, chất lượng cũng như cơ cau ngành nghé, trong đó đặc biệt là ở các cấp dia phương. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường còn nhiều hạn chế và bat cập. Nhìn chung đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các lĩnh

vực quản lý đêu thiêu công chức, viên chức.

Tình trạng quá tải trong công việc khiến cho các cán bộ quản lý nhiều khi sa vào giải quyết các công việc sự vụ, chưa dành nhiều thời gian cho các hoạt động mang tính chiến lược cũng như các hoạt động nghiên cứu thực tiễn. Việc thiếu các kỹ năng quản lý cơ bản trong các nhà quản lý, đặc biệt trong bối cảnh Bộ TN&MT mới được thành lập là điều dé nhận thấy. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng của các quyết định mà nhà quản lý đưa ra. Khảo sát sâu xuống tuyến cán bộ tỉnh, thành, quận huyện và phưỡng xã cũng cho thay tỷ lệ mat cân đối rất rõ. Hiện nay, cán bộ quản lý đang tập trung nhiều ở lĩnh vực đất đai, trong khi đó cán bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu.

Bên cạnh đó, trình độ đội ngũ can bộ, công chức địa phương không đồng

đều, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quan lý, cần được dao tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Điều này có nguyên nhân do đội ngũ cán bộ ngành TN&MT ở địa phương hình thành chủ yếu trên cơ sở đội ngũ cán bộ ngành địa chính trước đây. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tai địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải quyết các van dé

SV: Phạm Thị Linh Nhâm CQ522630

46

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Định Đức Trường

về quản ly đất đai; tuy nhiên, các van đề khác, nhất là về quản lý môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (đối với các địa phương có biển) ngày càng trở lên cấp thiết và cần bồ trí một cơ cau nhân lực phù hợp. Trong khi đó, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức chủ yếu là quản lý đất đai, địa chính, nông nghiệp, kinh tế. Đối với các chuyên ngành môi trường, địa chất số lượng cán bộ còn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Sự mất cân đối về số lượng, chuyên ngành đào tạo làm ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Ngoài ra, còn có sự mất cân đối về trình độ đào tạo của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường giữa các vùng, miền; trong đó vùng đồng bằng, đô thị có tỷ lệ cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học lớn hơn nhiều so với vùng miền núi, nông thôn, vùng khó khăn, đặc biệt là các vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu

Long.

Sản phẩm từ nhà trường: Vừa thừa, vừa thiếu. Sản pham dao tạo chủ yếu là các sinh viên tốt nghiệp có tay nghề thực hành là chính, nhưng khả năng nghiên cứu hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công tác điều tra cơ bản, triển khai ứng dụng công nghệ, tô chức quản lý, dự báo và xây dựng chính sách, thực hiện chủ trương kinh tế

hóa TN&MT.

Ngay trong lĩnh vực đào tạo cũng có sự mat cân đối giữa các lĩnh vực như đất đai, môi trường thì đảo tạo nhiều hơn nhu cầu, trong khi đó các lĩnh vực còn thiếu hụt hoặc chưa có chuyên ngành dao tạo như: khí tượng, thủy văn, đo đạc và ban đồ, quan lý bién và hải đảo, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dang sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định giá và kinh tế hóa

trong quản lý tài nguyên...

Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng như cán bộ

giảng viên của Trường cần rất nhiều thông tin liên quan đến các hoạt động tài nguyên và ở các địa phương đề dựa trên đó viết các tiêu luận và báo cáo khoa học, song dé tìm kiếm thông tin và nhận được các thông tin về tình hình hoạt động là một vấn đề khó khăn ở các cơ quan chuyên môn hiện nay. Chính điều này cũng làm

hạn chế khả năng tiếp cận kiến thức thực tế của sinh viên. Trong vấn đề này, Nhà nước cần có các qui định cụ thé về công khai hóa thông tin từ các cơ quan phục vụ

cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học.

SV: Phạm Thị Linh Nhâm CQ522630

47

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Định Đức Trường

Cũng cần phải nhìn nhận một thực trạng, đó là cho đến nay, khung chương trình đào tạo vẫn chưa được xây dựng theo hướng thống nhất đó là hoàn thiện chuẩn quy trình đầu ra về kiến thức, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn, bảo đảm kỹ năng, phẩm chất và thái độ phục vụ ngành. Muốn làm được diều này, nhà đào tạo và người sử dụng phải liên thông phản hồi ý kiến của nhau.

Như vậy mới mong cải tiến được chất lượng dao tạo. Trong thư gửi hội nghị, Phó

Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhìn nhận: Các doanh nghiệp, các cơ quan sử

dụng lao động chưa có sự phối hợp để xác định chất lượng nhân lực, quy mô nhân lực của mình cần, để từ đó đặt hàng các trường đại học, cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường nghé dao tạo đúng yêu cầu của mình.Đặt van đề nguồn nhân lực ở tầm chiến lược còn đòi hỏi các bạn phải gan kết hữu cơ chiến lược về nguồn lực này trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Chính sách hỗ trợ

Thực hiện quy định tại Điều 121 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Bộ Công Thương đã chỉ đạo xây dựng đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam” và được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1030/QĐ-TTg năm

2009.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiện toàn hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực của các tô chức nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp môi trường, cơ

quan tư van, dich vụ và chuyên giao công nghệ môi trường; ban hành các cơ chế hỗ trợ chuyên giao công nghệ môi trường. Ngoài ra, cần xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm phục vụ bảo vệ môi trường, bao gồm nghiên cứu nắm bắt và làm chủ, hoàn thiện các quy trình phân tích, đánh giá, quan trắc, các công nghệ xử lý ô nhiễm, thiết kế, chế tạo thiết bi. Đây mạnh liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học, các tô chức tài chính và doanh nghiệp, có sự điều phối, hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần ban hành cơ chế khuyến khích nhập, nghiên cứu, giải mã, làm chủ và phát triển các công nghệ và thiết bị xử lý ô nhiễm đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao; hình thành các quỹ mạo hiểm hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng công nghệ môi trường; cho phép các tổ chức nghiên cứu của Nhà nước sử dụng kết quả nghiên cứu công nghệ dé góp vốn thành lập công ty kinh doanh về môi trường.

SV: Phạm Thị Linh Nhâm CQ522630

48

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Định Đức Trường

Đề thúc day phát triển ngành công nghiệp môi trường, Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành các chính sách, quy định, chương trình dự án phát triển ngành cũng như quyết định trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, mạng lưới thông tin nhằm thúc đây ngành. Nhìn chung, nhiều nước đã áp dụng các biện pháp như: Xây dựng và cưỡng chế thực thi các đạo luật về bảo vệ môi trường; xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ ngành công nghiệp môi trường; tổ chức các hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc tế để quảng bá sản phẩm, dịch vụ công nghiệp môi trường; hỗ trợ phát triển công nghiệp môi trường thông qua chính sách chuyên giao công nghệ.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn môi trường

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ tư vấn môi trường tại Việt Nam

Giải pháp thị trường

Nhóm giải pháp kích cau

Thứ nhất, tăng đầu tư của chính phủ cho môi trường. Bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện đề án từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu, đồng thời huy động các nguồn vốn khác như: ODA, các chương trình hợp tác quốc tế và các thành phần kinh tế. Đồng thời căn cứ trên đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương cũng như kinh nghiệm của các đề án, chương trình, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước đã được thực hiện, dự kiến kinh phí thực hiện các đề án phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới làm cơ sở thu hút vốn đầu

tư nước ngoài.

Thứ hai, tăng đầu tư từ doanh nghiệp, hỗ trợ kích cầu doanh nghiệp. Thực hiện những giải pháp kích thích kinh tế đáng chú ý nhất là các giải pháp và chính sách về tiền tệ, chính sách tài khóa và an sinh xã hội — lãi suất, bảo lãnh tín dụng, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu v.v... cùng với các chủ trương tăng đầu tư và hỗ trợ, chuyền hướng phát triển thị trường nội dia cho doanh nghiép..v.v... Tiếp tục thực hiện chính sách kích thích kinh tế một cách hợp lý, có sự điều chỉnh thích hợp cả về phương thức và đối tượng theo hướng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, như tái cấu trúc nền kinh tế, đầu tư hạ tầng CƠ SỞ, đây mạnh công tác dao tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường để phục vụ cho việc phục hồi,

SV: Phạm Thị Linh Nhâm CQ522630

49

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Định Đức Trường

lây lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; phát triển thị trường nội địa; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, thu hút sự quan tâm, tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, các

tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các viện, trường... cùng đồng tâm phát triển ngành công nghệ môi trường Việt Nam.

Nhóm giải pháp kích cung

Thứ nhất, Chính phủ tạo lợi ích cho doanh nghiệp bang các biện pháp định hướng sự phát triển của doanh nghiệp, thống nhất các lợi ích khác nhau, quy tụ các lợi ích khác nhau về cùng một lợi ích để sao cho trong khi thành viên theo đuổi lợi ích cá nhân của mình cũng đồng thời góp phần vào việc theo đuôi lợi ích chung của doanh nghiệp. Chính phủ cần chủ động sử dụng kiến trúc thượng tầng và quyền lực Nhà nước để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, để hoàn thành vai trò đó Nhà nước ta đã phải thực hiện những công việc sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá giá cả, thương mại hoá nền kinh tế; bảo đảm các quyền của người chủ sở hữu về tư liệu sản xuất; đa dạng hoá chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất; xây dựng hệ thống pháp luật của nền kinh tế thị trường; én định về chính tri.

Thứ hai, Xã hội hóa và phát triển doanh nghiệp môi trường, phát triển các

năng lực công nghệ.

Thứ ba, Tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác về kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm của các nước phát triển, tổ chức quốc tế tạo ra một ngành công nghiệp quan trọng góp phan cho sự nghiệp CNH -HĐH va phát triển bền vững của Việt Nam.

Giải pháp chính sách

Thứ nhất, Xây dựng nghị định về ngành công nghiệp môi trường. Hoàn thiện các chính sách quy định về môi trường, giải pháp quy hoạch.

- Tiếp tục tập trung chi đạo quyết liệt triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản lý tài nguyên và môi

trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành. Đặc

biệt, phải khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; xây dựng trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua

SV: Phạm Thị Linh Nhâm CQ522630

50

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Định Đức Trường

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển & hải đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Day mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý của ngành. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng cần có sự tham gia tích cực của toàn ngành. Trước mắt, phải tiến hành ngay việc rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào những điểm nóng, những vấn đề bức xúc hiện nay như chấp hành pháp luật đất đai đối với các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các làng nghề, các cơ sở, khu công nghiệp, cum

công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông và hoạt động khai thác,

vận chuyền, chế biến khoáng sản...

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức của ngành từ Trung ương đến địa phương theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP của Chính phủ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ; quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường nhất là cán bộ ở cấp cơ sở. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong

thực thi công vụ đối với toàn ngành TN&MT.

- Tang cường ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, tham mưu, chỉ đạo kịp thời hoạt động phòng, chống, giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây nên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; từng bước xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường

hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

- Day mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm, nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đồi khí hậu.

Thứ hai, Chính phủ cần quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo về các chuyên ngành trong lĩnh vực TN & MT; đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới, tăng cường giáo trình, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng day cho các cơ sở dao tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực TN&MT còn manh mún, dàn trải; tạo dựng mối liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực ở trong nước và với nước ngoài còn mang tính tự phát, có chủ trương nhất quán; chính sách thu hút học sinh, sinh viên tham gia học tập ở các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.

Thứ ba, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phối hợp với các sở ban ngành có liên quan hoạch định các chiến lược phát triển chuyên ngành, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên môi trường và hệ sinh thái quốc gia. Bộ, ngành và địa phương cần quan tâm

SV: Phạm Thị Linh Nhâm CQ522630

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao công nghệ môi trường 1 (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)