3.1 Thông tin chung về hiện trạng canh tác bưởi tại huyện Bắc Tân Uyên tỉnh
Bình Dương.
3.1.1 Trình độ học vấn và độ tuỗi
Trình độ học vấn và độ tuổi của nông hộ khu vực huyện Bắc Tân Uyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ thuật canh tác và khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 3.1 Trình độ học vấn và độ tuổi của nông hộ trồng bưởi tại huyện Bắc Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương
Trình độ học vấn Tỉ lệ (%) Độ tuổi (tuổi) Tỉ lệ (%) Tiểu học 27,50 <43 15,00
Trung học cơ sở 56,25 43 - 51 35,00
Trung học phố thông 16,25 52 - 60 32,50
> 60 17,50
Tổng 100,00 Tổng 100,00
TB = 51,5; SD = 8,7; min = 30; max = 67
Thông qua kết qua khảo sát cho thay có 56,25% nông hộ có trình độ học van ở cấp trung học cơ sở; 27,5% nông hộ có trình độ học van ở mức tiêu học và 16,25% nông hộ ở mức trung học phổ thông. Độ tuổi từ 43 đến 60 chiếm 67,5%; 17,5% nông hộ trên 60 tuổi và 15% nông hộ dưới 43 tuổi. Có thé thấy độ tuổi trung bình của nông hộ ở huyện Bắc Tân Uyên cao, trình độ học vấn chủ yếu là trung học cơ sở, chính vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trên cây bưởi ở huyện vẫn còn đang gặp nhiều
khó khăn.
3.1.2 Diện tích trồng và khoảng cách trồng
Kết quả khảo sát cho thấy điện tích trồng bưởi tại Bắc Tân Uyên trung bình đạt 1,85 ha, chủ yếu từ 1,8 ha đến 2,9 ha chiếm 35%. Ngoài ra số nhà vườn có điện tích nhỏ hơn 0,8 ha chiếm 13,75%; 17,5% các hộ có diện tích lớn hơn 2,9 ha, đặc biệt có 2 hộ có diện tích lớn nhất là hộ ông Lâm Tiết Cương và ông Võ Văn Đệ đều có diện tích vườn là 5 ha. Đây là điều kiện thuận lợi đề phát triển theo hướng VietGAP tại địa phương, tuy nhiên chỉ có 1 hộ của anh Võ Minh Tấn ở xã Tân Mỹ chiếm 1,25% có giấy chứng nhận VietGAP. Nguyên nhân khiến cho tỉ lệ tham gia VietGAP thấp là do các nông hộ cho rằng tham gia VietGAP sẽ không đạt được nhiều lợi ích hơn việc canh tác truyền thống, vì vậy có nhiều nông hộ sau khi được hỗ trợ chính sách dé tham gia VietGAP van quay trở lại canh tác theo hướng truyền thống. Một số hộ nông dân cho rằng việc tham gia VietGAP khiến họ gặp một số khó khăn trong việc canh tác.
Bảng 3.2 Diện tích vườn và khoảng cách trồng bưởi tại Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương
Diện Tích (ha) Tỉ lệ (%) Khoảng cách Mật độ Tỉ lệ (%)
trồng (m) (cây/ha)
< 0,8 13,75 6x6 250 - 270 10,00 0,8 - 1,8 33,75 6x7 210 - 230 21,25
<1,8-^38 35,00 7x7 180 - 200 23,75
>2,9 17,50 7x8 150 - 170 17,50
Khac 100 - 330 27,50
Tổng 100,00 Tổng 100,00
TB = 1,85; SD = 1,05; min = 0,5; max = 5
Tùy vào giống bưởi và kinh nghiệm nên người dân sẽ áp dụng các khoảng cách trồng khác nhau. Thông thường khi trồng thuần bưởi Đường lá cam nông hộ sẽ trồng theo khoảng cách 6 x 6 m hoặc 6 x 7 m tùy vào điều kiện thực tế. Còn đối với giống bưởi Da xanh người dân sẽ trồng với khoảng cách từ 6 x 7 m hoặc cao hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, có 8 hộ trồng theo khoảng cách 6 x 6 m chiếm 10%; 21,25% nông hộ
24
trồng theo khoảng cách 6 x 7 m; 23,75% nông hộ trồng theo khoảng cách 7 x 7m; 17,5%
nông hộ trồng theo khoảng cách 7 x 8 m; ngoài ra nếu các nông hộ trồng xen với những loại cây khác nhau sẽ có những khoảng cách trồng khác nhau, như hộ của ông Trần Kết Luận khi xen canh với cam trồng với khoảng cách 6 x 9 m; hộ ông Trần Văn Rò trồng với khoảng cách 12 x 12 m khi trồng xen cùng sầu riêng.
3.1.3 Giống và nguồn gốc giống
Bắc Tân Uyên là vùng chuyên canh cây có múi với giống bưởi đặc sản là bưởi
Đường lá cam. Tuy nhiên, theo như chia sẻ của các nông hộ, cách đây 5 - 10 năm giá
bưởi Da xanh rất cao nên giống bưởi này đã dan thay thé cây bưởi Đường lá cam. Thế nhưng những năm nay giá bưởi Da xanh liên tục giảm xuống do nguồn cung ngày càng tăng cao khiến cho một số nông hộ đã và đang dần chuyên đổi trở lại giống bưởi Đường
lá cam.
Kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy có 71,25% số hộ trồng bưởi Da xanh;
11,25% số hộ trồng bưởi Đường lá cam; 17,5% số hộ trồng hai giống bưởi Da xanh và
bưởi Đường lá cam.
Bảng 3.3 Giống và nguồn gốc giống bưởi tại huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương
Giống bưởi Tilệ(%) Địa điểm mua Tỉ lệ (%)
Da xanh 71,25 Dia phuong 38,75
Đường lá cam 11,25 Bén Tre 41,25 Da xanh va Đường lá cam 17,50 Tan Triéu 6,25 Khac 13,75
Tổng 100.00 Tổng 100,00 Việc chọn giống có chất lượng cao, khỏe và thích nghỉ tốt với điều kiện dia phương là những yếu tố quyết định trực tiếp đến năng suất va chất lượng của nông sản.
Vì vậy việc chọn địa điểm mua và nguồn gốc giống cây cũng là một yếu tố rất quan
trọng.
Qua khảo sát cho thấy 100% các nông hộ không tự sản xuất giống mà sử dụng giống từ các cơ sở nhân giống. Trong đó có 33 hộ (41,25%) đặt mua giống trực tiếp từ Bến Tre, 5 hộ (6,25%) mua giống từ Tân Triều, đây là các hộ có diện tích trồng lớn, số cây trong vườn cao (lớn hơn 300 cây); có 38,75% nông hộ mua giống từ các trại cây giống địa phương; ngoài ra còn có 11 hộ (13,75%) mua giống từ nhiều vùng khác nhau như Viện Cây ăn quả miền Nam, mua ở các cơ sở sản xuất giống ở huyện Xuân Lộc.
Qua khảo sát, các hộ nông dân cho rằng nguồn giống bưởi Da xanh khi được mua ở Bến Tre và bưởi Đường lá cam khi mua ở Tân Triều có chất lượng cao hơn khi mua ở các
vùng khác.
Re SA ` x K x
3.1.4 Tuôi cay va nang suat vườn
Tuổi cây sé ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng của trái. Theo như nông hộ chia sẻ, cây bưởi sẽ tăng năng suất dan dần đến khi được 7 đến 10 năm tuổi tùy theo kỹ thuật chăm sóc, sau đó cây sẽ bắt đầu giảm năng suất. Chính vì thé các nông hộ cho rằng không nên dé cây quá 12 tuổi.
Bảng 3.4 Tuổi cây và năng suất bưởi ở huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Tuổi cây (năm) Tilé(%) Năng suất (tân/ha/năm) Tỉ lệ (%)
5-28 56,25 <9 6,25 8-11 36,25 DI 4l 46,25
>11 7,50 21-31 37,50
>31 10,00
Tổng 100,00 Tông 100,00
TB = 7,9; SD = 3,3; TB = 20,4; SD = 11,5;
min = 5; max = 20 min = 7; max = 60
Theo kết qua khảo sát, da số vườn bưởi ở huyện Bắc Tân Uyên có độ tuổi dao động từ 5 - 11 tuổi chiếm 92,5%, trong đó có 56,25% vườn dưới 8 năm tuổi; 36,25%
vườn có độ tuổi từ 8 đến 11 năm tuôi và 7,5% số vườn có độ tuổi lớn hơn 11. Đặc biệt có vườn của bà Nguyễn Thị Hồng Cúc và ông Nguyễn Xuân Chúc đạt 20 năm tuổi, do tudi đã cao nên cả hai người đều không có ý định trồng mới lại vườn nên năng suất của vườn chỉ đạt lần lượt là 10 tắn/ha và 18 tan/ha.
26
Năng suất vườn dao động từ 7 đến 60 tan/ha trong đó năng suất dưới 9 tan/ha chiếm 6,25% chủ yếu là các vườn có độ tuổi 5 năm; năng suất từ 9 đến 20 tan chiếm tỉ lệ cao nhất 46,25%; năng suất từ 20 đến 31 tắn/ha chiếm 37,5%; năng suất trên 31 tấn chiếm 10%. Đặc biệt có 3 vườn đạt năng suất cao nhất là 60 tan/ha và các vườn đều có độ tuổi từ 8 đến 10 năm.
3.1.5 Loại đất và nguồn nước tưới
Huyện Bắc Tân Uyên và vùng đất được bao bọc bởi 2 con sông Đồng Nai và Sông Bé, ngoài ra còn rất nhiều sông suối, kênh rạch. Chính vì vậy ở đây nền đất chính là đất phù sa của 2 con sông trên bù đắp. Kết quả khảo sát ở Bảng 3.5 cho thấy có 70%
số vườn của các nông hộ là đất phù sa và nằm rải rác gần các bờ sông, suối; 28,75% số hộ có nền đất xám, chủ yếu là các vườn nằm gần các mỏ đá ở Thường Tân và Tân Mỹ và có 1 hộ có nền đất đỏ của ông Phạm Văn Tuan tại Ap Cây Dừng, xã Hiếu Liêm. Theo như ông Tuấn chia sẻ, trước đây không thê trồng bưởi trên nền đất này, nhưng sau khi cải tạo một thời gian, kết hợp với việc bón phân hữu cơ đã giúp cây phát triển tốt và đạt năng suất ôn định đạt 30 - 35 tắn/ha/năm.
Bảng 3.5 Loại đất và nguồn nước tưới cho vườn bưởi ở huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương
Loại đất Tỉ lệ (%) Nguồn nước tưới Tilệ(%) Xám 28,75 Sông, suối 26,25 Phù sa 70,00 Giéng 21,25 Đỏ 15 Nước sông suối và 52,50
nước giêng
Tổng 100,00 Tổng 100,00
Chính vì được bao bọc bởi 2 con sông, nên các vườn bưởi thường được trồng ở các vùng đất sát bờ sông, suối dé tận dụng được nguồn nước tưới vào mùa khô. Qua khảo sát cho thấy có 52,5% nông hộ sử dụng kết hợp nguồn nước tưới từ cả sông suối và nước giếng; có 26,25% nông hộ chỉ sử dụng nước sông, suối dé tưới, đây là các hộ dân nằm sát sông Bé và sông Đồng Nai, vào mùa khô mực nước sông xuống thấp khiến việc tưới nước trở nên khó khăn, nên các nông hộ đang dan chuyền đổi sang việc kết hợp sử dụng cả 2 nguồn nước tưới từ nước sông và giếng. Ngoài ra, các vườn không ở
ven sông suôi phải sử dụng nguôn nước tưới hoản toàn từ giêng khoan chiêm 21,25%.
Các nông hộ sử dụng nước giếng dé tưới chia sẻ rằng họ thường bơm nước giếng khoan
vào các hô chứa nước nhân tạo vào ban đêm, và tưới vào ngày hôm sau. Điêu này gây nhiêu khó khăn cho nông hộ vi sẽ tăng thêm các chi phí vê điện cho người nông dân.
3.2 Kỹ thuật canh tác 3.2.1 Tỉa cành
Việc tỉa cành tạo cho vườn được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, ngoài ra việc
tỉa cành còn giúp cây tập trung dinh dưỡng giúp việc xử lý ra hoa đạt hiệu quả cao hơn, các cành được nông hộ chọn tỉa bỏ là các cành vượt, cành sâu bệnh và các cành không
có khả năng mang trái. Kết quả khảo sát cho thấy có 100% các hộ dân đều tỉa cành,
trong đó có 54 hộ (67,5%) tỉa cành vào tháng 5 và tháng 6. Sau khi tỉa cành, các hộ này
sẽ tiễn hành xử lý ra hoa dé có thé thu hoạch vào dip tết. Các hộ còn lại sẽ tia cành sau khi thu hoạch đợt chính vụ của cây vào tháng 9, tháng 10. Ngoài ra có 8 hộ (chiếm 10%) cắt tỉa cành quanh năm (2 - 4 tháng/lần), một số hộ dân này chia sẻ do cây còn nhỏ nên nông hộ thường xuyên cắt tỉa các cành bị sâu bệnh và nhằm tạo bộ khung tán cho cây.
Bảng 3.6 Thời điểm tỉa cành và số lần tỉa cành cho vườn bưởi tại huyện Bắc Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương
Thời điểm tỉa cành Tỉ lệ (%) Số lần tỉa canh/nam Tỉ lệ (%)
(tháng)
5 43,75 1 75,00 6 23,75 2 13,75 9 8.75 3 125 10 22,50 Quanh năm 10,00 Quanh năm 10,00
Tong 100,00 Tổng 100,00
28
3.2.2 Phân bón 3.2.2.1 Vôi
Theo Lê Trọng Hiếu (2007), Calci có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và phân chia tế bào, thiếu calci sẽ làm thui chột các mam trên thân và chóp rễ, làm ngưng sự sinh trưởng của cây. Bên cạnh đó, vôi còn có tính sát khuẩn và cải thiện pH cho đất, việc rải vôi còn giúp khử trùng vườn và hạn chế mầm bệnh.
Khao sát cho thấy có 97,5% tổng số khảo sát có bón vôi, trong đó có 48,75% số nông hộ bón vôi ở mức 0,42 - 0,78 kg/cây/năm, 22,5% số hộ bón vôi dưới 0,42 kg/cây/năm, 26,25% số hộ bón vôi trên 0,78 kg/cây trên năm. Loại vôi được nông hộ sử dụng chủ yếu là CaO và được nông hộ bón vào đầu mùa mưa nhằm mục đích khử trùng vườn và hạn chế mầm bệnh.
Bảng 3.7 Lượng vôi được sử dụng trên cây bưởi tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương
Khối lượng (kg/cây/năm) Số hộ Tỉ lệ (%)
< 0,42 18 22,50
0,42 - 0,78 39 48,75
> 0,78 21 26,25
Tổng 78 97,50
TB = 0,6; SD = 0,35 min = 0,1; max = 2
3.2.2.2 Phan hữu cơ
Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dung phân hữu co trên bưởi phụ thuộc vào giá bưởi trên thị trường. Giá bưởi trong năm nay khá thấp cộng với việc giá phân bón tăng cao nên có 7,5% số nông hộ khảo sát không sử dụng phân hữu cơ mà chi dùng cỏ dé tủ
cây.
Qua Bảng 3.8 có thể thấy đa số nông dân sử dụng đa dạng các loại phân hữu cơ khác nhau. Trong đó đa số nông hộ sử dụng phân bò kết hợp cùng phân gà có trộn vỏ trau (chiếm 40% tổng số hộ khảo sát); 36,25% nông hộ chỉ bón phân bò và 32,5% số nông hộ sử dụng phân hữu cơ khoáng. Kết quả cũng cho thấy 100% các nông hộ tại địa
phương đều phải mua phân bón hữu cơ đề bón cho cây do lượng phân quá lớn nên nông hộ không thể tự sản xuất được.
Hình 3.1 Phân hữu cơ được bón cho bưởi sau thu hoạch
Bảng 3.8 Loại phân hữu cơ được sử dụng trên bưởi tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương
Loại phân Số hộ Tỉ lệ (%) Phân gà, vỏ trâu tươi 8 10,00
Phan bo 29 36,25
Phân bò, phân gà + vỏ trau 52 40,00
Phân bò, phân dê 2 2,50 Phân ga, phan bò, phân dé 3 3,75 Phan hitu co khoang 26 32,50 Phân bò được nông hộ sử dung thường là loại phân chưa được ủ hoai. Chính vì
vậy nông hộ sẽ dé các bao phân bò xung quanh mép tán cây trong vòng 30 ngày dé ủ,
30
sau đó sé dùng xẻng rach bao. Phân gà có trộn vỏ trâu được nông hộ mua trực tiép từ
các trang trại nuôi gà, sau đó sẽ được bón bằng cách rai một lớp mỏng cách gốc 50 em
(Hình 3.1).
Bang 3.9 Lượng phân bón hữu cơ và hữu cơ khoáng được sử dụng phô biến cho cây bưởi tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Loại phân Lượng phân (kg/cây/năm) Tỉ lệ (%) Phân bò, phân gà + vỏ 10-< 15 3.)
trau 15-50 20,00
51-85 8,75
> 85 7,50
Tổng TB: 50,5; SD: 35,6; min = 10; max = 150 40,00
Phan hữu co khoáng 1-<5 18,75 5-<10 5,00
>10 8,75
Tổng TB =4,75; SD = 4; min =1; max = 15 32,50 Trong số 32 hộ sử dung kết hợp phân bò cùng phân gà có trộn vỏ trau có 16 hộ bón lượng phân bón từ 15 - 50 kg/cây/năm chiếm ti lệ 20% trên tông số hộ khảo sát.
Đặc biệt có 2 hộ sử dụng phân hữu cơ cao nhất là 150 kg/cây/năm, loại phân được hai hộ này sử dụng là phân bò, lượng phân bón được chia thành 3 lần bón vào giai đoạn sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa và giai đoạn cây mang trái mỗi lần bón cách nhau 4 tháng. Đối với các hộ có xử lý ra hoa, nông hộ sẽ bón 1 lần trước khi xử lý và một lần ngay sau khi thu hoạch. Đối với các hộ không xử lý ra hoa, nông hộ sẽ bón phân từ 3 - 4 tháng 1 lần tùy vào tình trạng của cây.
Ngoài ra, có 26 hộ sử dụng thêm một số loại phân hữu cơ khoáng khác như: Phân
hữu cơ khoảng con voi Bình Dương, phân gà viên nén và phân gà khoáng nhật Kiseki
với lượng phân được sử dụng chủ yếu từ 1 - < 5 kg/cây/năm (chiếm 18,75% tông số hộ
khảo sát).
Hình 3.2 Phân gà khoáng Kiseki 3.2.2.3 Phân vô cơ
Qua Bảng 3.10 cho thấy các nông hộ sử dụng đa dạng các loại phân, chủ yếu là DAP (chiếm 71,21%), DAP thường được các nông hộ bón cho cây sau khi thu hoạch và trong giai đoạn xử lý ra hoa cùng với supe lân (chiếm 57,5%). Bên cạnh đó, phân bón NPK 20-20-15 và 16-16-§ cũng được đa số nông hộ sử dụng. Có 29 hộ sử dụng phân KCl và 15 hộ sử dung K2SOy dé bồ sung thêm kali cho cây trong giai đoạn đậu trái nhằm nâng cao chất lượng trái. Ngoài ra nông hộ còn sử dụng một số loại phân bón khác như NPK 15-15-15, 9-9-9, 14,1-3-3, 16-16-16. Phân vô cơ được nông hộ chia ra dé bón từ 1
— 3 lần/năm dựa theo kinh nghiệm của bản thân và tùy vào tình trạng của cây. Đặc biệt có nông hộ ông Nguyễn Văn Cơ là chỉ sử dụng phân đơn, theo ông, nhờ có kinh nghiệm lâu năm nên việc sử dụng phân đơn tùy thuộc vào độ tuổi và tinh trạng của cây sẽ giúp ông tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đồng thời bổ sung đúng những dưỡng chất cây đang thiếu sẽ giúp cây phát triển 6n định và đạt năng suất cao (60 tắn/ha).
32
Bảng 3.10 Loại phân vô cơ được nông hộ sử dụng cho cây bưởi tại huyện Bắc Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương
Loại phân Số hộ Tỉ lệ (%)
Urea 6 7,50 Supe Lan 46 57,50 KCl 29 36,35 KzSO¿ 15 I&75 DAP BT 7125 NPK 16-16-8 44 55,00 15-15-15 12 15,00 20-20-15 50 62,50 20-10-10 17 21,25 9-9-9 i 1,25 14,1-3-3 2 2,50 16-16-16 2 2,50
Kết quả khảo sát ở Bang 3.11 cho thấy có 51 hộ (63,75%) nông hộ bón phân có
chứa N dưới 0,4 kg/cây/năm, có 66 hộ (82,5%) bón phân có chứa hàm lượng K20 dưới 0,55 kg/cây/năm. Trong khi đó có 45% nông hộ sử dụng lượng P;Os cao hơn 0,75
kg/cây/năm. Theo Vũ Việt Hưng và ctv (2021) khuyến nghị lượng phân bón cho bưởi trong giai đoạn kinh doanh: 0,6 kg N + 0,5 kg P2Os + 1,2 kg KaO cây/năm. Có thể thay, nông hộ sử dụng lượng PzOs cao hơn khuyến nghị, trong khi đó lượng K2O được người dân bón cho cây thấp hơn so với khuyến nghị. Một số nông hộ chia sẻ, họ cảm thấy KaO không cần thiết cho cây trồng bằng PzOs. Hơn nữa, việc giá phân bón cao khiến nhiều nông hộ phải giảm đi lượng KaO cần thiết cho cây.
Bảng 3.11 Lượng phân bón vô cơ nguyên chất (kg/cây/năm) được sử dụng trên bưởi tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Loại phân Lượng phân (kg/cây/năm) Tilé(%) Dạng phân sử dụng N <0,2 10,00 NPK, DAP, Urea
0,2 - 0,4 53,75 0,4 - 0,6 26,25
> 0,6 10,00
Tổng 100,00
TB = 0,39; SD = 0,19; min = 0,08; max = 1,09
P20s < 0,35 2125 NPK, DAP, Supe lân 0,35 - 0,75 33,75
0,75 - 1,1 27,50
>1,1 17,50
Tong 100,00
TB = 0,74; SD = 0,4; min = 0,175; max = 2,25
KaO <0,15 1>20 NPK, K2SOu, KCl 0,15 - 0,35 51,25
0,35 - 0,55 23519
> 0,55 17,50
Tong 100,00
TB = 0,35; SD = 0,21; min = 0,115; max = 1,21 3.2.2.4 Phan bón lá
Phân bón lá có tác dụng tăng khả năng hap thụ dinh dưỡng, kích thích ra hoa, ra rễ, kích thích ra dot, b6 sung vi lượng cho cây, có thé thấy loại phân bón lá được sử dụng ở huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương rất đa dang (được trình bày chi tiết ở Phụ lục 3) và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: giúp dưỡng trái, giúp phục hồi
cây sau thu hoạch, giúp kích thích ra hoa.
34