VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Xây dựng quy trình thủy phân cá tạp (cá trắng trên ruộng lúa) thành phân bón hữu cơ cho cây trồng (Trang 28 - 34)

DANH SÁCH CÁC HÌNH

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023.

Địa điểm thực hiện đề tải tại: huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An và Khu thực

nghiệm Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông

Lâm Thành phó Hồ Chí Minh.

3.2. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ nghiên cứu

3.2.1 Vật liệu

Cá tạp nhỏ được thu về từ tỉnh Long An, acid phosphoric (H:PO¿), formaldehyde (HCHO), enzyme Alcalase (protease), phân bón F97, hat giống cải bẹ xanh SANTO 916 (tất cả thông tin vật liệu được trình bày chi tiết ở phụ lục).

3.2.2 Thiết bị và dụng cụ

Một số dụng cụ: Thùng chứa có nắp đậy, phéu, lưới lọc, thước do.

Các thiết bị: Cân, ống đong, máy đo pH.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Thu gom và chuẩn bị nguồn nguyên liệu để tạo phân bón

Cá tạp và phụ phẩm cá được thu mua ở khu vực tỉnh Long An, rửa sạch bùn đất

và cho vào thùng bảo quản.

3.3.2. Nội dung 1: Xây dựng quy trình thủy phân tối ưu không sinh mùi

Mục đích: Tìm ra quy trình thủy phân cá tạp và phụ phẩm cá hiệu quả về chất lượng đồng thời không sinh mùi hôi.

3.3.2.1. Nghiệm thức 1

Thủy phân cá tạp với hỗn hợp hóa chất 1 (1% acid phosphoric và 1,5%

formaldehyde)

Bồ trí thí nghiệm: Thí nghiệm 1 yếu tố (hỗn hợp hóa chất 1) với 3 lần lặp lại Tiến hành

Cá tạp được thu về được rửa sạch bùn đất, bảo quan nơi khô ráo, thoáng mát

trước khi làm thí nghiệm.

Cân 2 kg cá tạp cho vào thùng có nắp đậy.

Tiếp đến, thêm hỗn hợp 20 mL acid phosphoric (tương đương 1% trọng lượng cá) + 30 mL formaldehyde (tương đương 1,5% trọng lượng cá) vào và trộn đều.

16

Sau xử lý hóa chất, bé sung thêm 2 lít nước cho vừa ngập cá nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân và tiếp tục theo dõi ở điều kiện nhiệt độ trong nhà lưới

(khoảng từ 28 - 35°C).

Sau 60 ngày tiến hành lọc lấy dịch thủy phân. Sau cùng đem dung dịch thủy phân đi phân tích hàm lượng nito tông số và chất hữu co.

3.3.2.2. Nghiệm thức 2

Thủy phân cá tạp với hỗn hợp hóa chất 2 (0,05% enzyme Alcalase, 1% acid

phosphoric, 1,5% formaldehyde)

Bồ trí thí nghiệm: Thi nghiệm 1 yếu tố (hỗn hợp hóa chất 2) với 3 lần lặp lại Tiến hành

Cân 2 kg cá tạp cho vào thùng có nắp đậy.

Tiếp đến, cho vào 1 mL enzyme Alcalase (protease) (tương đương 0,05% trọng lượng cá) và trộn đều.

Sau đó, thêm hỗn hợp 20 mL acid phosphoric (tương đương 1% trọng lượng cá) + 30 mL formaldehyde (tương đương 1,5% trọng lượng cá) vảo và trộn đều.

Tiếp theo, bổ sung thêm nước 2 lít nước cho ngập cá nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân và tiếp tục theo doi ở điều kiện nhiệt độ trong nhà lưới (khoảng

từ 28 - 35°C).

Sau 60 ngày tiến hành lọc lấy dịch thủy phân. Sau cùng đem dung dịch thủy phân đi phân tích hàm lượng nitơ tông số và chất hữu cơ.

3.3.2.3. Nghiệm thức 3

Thủy phân cá tạp với hỗn hợp hóa chất 3 (0,05% enzyme Alcalase, 1,5% acid

phosphoric, 1,5% formaldehyde)

Bồ trí thi nghiệm: Thí nghiệm 1 yếu tố (hỗn hợp hóa chất 3) với 3 lần lặp lại Tiến hành

Cân 2 kg cá tạp cho vào thùng có nắp đậy.

Tiếp đến, cho 1 mL enzyme Alcalase (protease) (tương đương 0,05% trọng lượng cá) vào và trộn đều.

Sau đó, bổ sung thêm 2 lit nước cho ngập cá nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân và tiếp tục theo dõi ở điều kiện nhiệt độ trong nhà lưới (khoảng từ 28 -

35°C).

17

Sau 15 ngày thủy phân với enzyme, thêm hỗn hợp 30 mL acid phosphoric (tương đương 1,5% trọng lượng cá) + 30 mL formaldehyde (tương đương 1,5% trọng lượng cá)

vào và trộn đều.

Tiếp tục thủy phân thêm 45 ngày, sau đó tiến hành lọc lay dịch thủy phân. Sau cùng dem dung dịch thủy phân đi phân tích hàm lượng nito tổng số và chất hữu co.

3.3.2.4. Nghiệm thức 4

Thủy phân cá tạp với hỗn hợp hóa chất 4 (1,5% acid phosphoric, 1,5%

formaldehyde)

Bồ trí thí nghiệm: Thí nghiệm 1 yếu t6 (hỗn hợp hóa chất 4) với 3 lần lặp lại Tiến hành

Cân 2 kg cá tạp cho vào thùng có nắp đậy.

Bồ sung thêm 2 lít nước cho ngập cá nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân và tiếp tục theo déi ở điều kiện nhiệt độ trong nhà lưới (khoảng từ 28 - 35°C).

Sau 45 ngày chỉ thủy phân với nước, thêm hỗn hợp 30 mL acid phosphoric (tương đương 1,5% trọng lượng ca) + 30 mL formaldehyde (tương đương 1,5% trọng lượng cá)

vào và trộn đều (hàm lượng hoá chất xử lý tương đương 3% trọng lượng cả).

Tiếp tục thủy phân thêm 15 ngày, sau đó tiến hành lọc lấy dịch thủy phân. Sau cùng đem dung dịch thủy phân đi phân tích hàm lượng nito tổng số và chất hữu co.

Bồ trí thí nghiệm: Thí nghiệm l yêu tô (hỗn hợp hóa chất) được bồ trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lập lại.

Lần lặp lại 1 Lần lặp lại 2 Lần lặp lại 3

NTI NT3 NT2 NT2 NT4 NTI NT3 NTI NT4 NT4 NT2 NT3

Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thủy phân cá tạp.

3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Ở mỗi nghiệm thức, 7 ngày đảo đều và kiểm tra mùi.

Đánh giá cảm quan quá trình thủy phân ở mỗi nghiệm thức.

18

Kiểm tra hàm lượng nitơ tổng số trong dịch thủy phân bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl (TCVN 8557:2010).

Kiểm tra hàm lượng chất hữu cơ trong dung dịch thủy phân bằng phương pháp

Walkley — Black (TCVN 9294:2012).

Sau khi có kết qua phân tích ham lượng dinh dưỡng trong dịch thủy phân sẽ tién hành tổng hop lại các yếu tố dé có thé chọn ra quy trình thủy phân tối ưu phù hợp với mục tiêu ban đầu và sử dụng dịch thủy phân ở quy trình này đề thử nghiệm trên cải bẹ

xanh ở nội dung 2.

3.3.4. Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả của phần bón hữu cơ dạng lỏng từ cá tạp trên cay cải be xanh.

Tạo phân bón bằng cách pha loãng dịch thủy phân ở quy trình tối ưu nhất với nước theo các tỉ lệ 25%, 50%, 75%, 100% dé tạo sự khác biệt giữa các nghiệm thức va để so sánh hiệu quả với đối chứng (không sử dụng dịch thủy phân cá tạp).

Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của phân bón trên cây cải bẹ xanh bằng cách tưới phân bón ở các thời điểm 15, 20, 25 ngày của cây, sau đó theo dõi và ghi nhận sự thay đổi về chiều cao, số lá, năng suất ở từng nghiệm thức.

3.3.4.1. Tạo phần bón hữu cơ từ dịch cá tạp

Nghiệm thức 1: Nước sạch không chứa dịch thủy phân cá tạp (đối chứng).

Nghiệm thức 2: Pha loãng 125 mL dịch thủy phân cá tạp vào 375 mL nước sạch

để tạo ra phân bón hữu cơ với nồng độ dịch thủy phân 25% (dùng dịch thủy phân ở quy trình tối ưu đã được kết luận ở nội dung 1).

Nghiệm thức 3: Pha loãng 250 mL dịch thủy phân cá tạp vào 250 mL nước sạch

dé tạo ra phân bón hữu cơ với nồng độ dich thủy phân 50% (dung dịch thủy phân ở quy trình tối ưu đã được kết luận ở nội dung 1).

Nghiệm thức 4: Pha loãng 375 mL dịch thủy phân cá tạp vào 125 mL nước sạch

để tạo ra phân bón hữu cơ với nồng độ dịch thủy phân 75% (dùng dịch thủy phân ở quy trình tối ưu đã được kết luận ở nội dung 1).

Nghiệm thức 5: Dùng 500 mL dịch thủy phân dé làm phân bón hữu cơ với nồng độ dịch thủy phân 100% (dùng dịch thủy phân ở quy trình tối ưu đã được kết luận ở nội

dung 1).

19

3.3.4.2. Đánh giá hiệu quả của phần bón hữu cơ trên cây cải bẹ xanh

Bồ trí thí nghiệm: Thí nghiệm 1 yếu tố được bồ trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lập lai.

Lần lặp lại 1 Lần lặp lại 2 Lần lặp lại 3

NTI NT3 NTã NT2 NT4 NT3 NT3 NT2 NT4 NT4 NTS NTI NT5 NTI NT2

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân

bón hữu cơ từ dịch cá tạp trên cây cải bẹ xanh.

Quy trình kỹ thuật Giai đoạn vườn ươm

Bước 1: Cho giá thể xơ dừa vào từng ô trong khay ươm.

Bước 2: Đặt 2 - 3 hạt cải vào mỗi ô.

Bước 3: Phủ thêm một lớp mỏng giá thé sơ dừa lên trên

Bước 4: Chăm sóc và tưới nước 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều. Khi cây được 10 ngày tiến hành trồng ra ruộng.

Giai đoạn trồng cây ra ruộng

Thí nghiệm được bồ trí theo sơ đồ trên với đất được cày tơi xốp. phơi khô 2 - 3 ngày rồi được phủ rơm và chia ô.

Cây con được trồng trực tiếp trên các ô đã chia. Sau đó, theo dõi và cung cấp chất dinh dưỡng (NPK) cho cây định kỳ 7 ngày/lần.

Quy mô thí nghiệm

Tổng các ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 ô

Diện tích mỗi 6 thí nghiệm là: 2 x 1 = 2 m?

Tổng diện tích của thí nghiệm là 30 m?

Khoảng cách giữa các hàng là 25 cm, giữa các cây là 25 cm

Thời gian tưới phân bón hữu cơ từ dịch thủy phân cá tạp: 3 lần ở các thời điểm 15 ngày, 20 ngày, 25 ngày sau trồng.

20

Chỉ tiêu theo dõi

Theo dõi trên đơn vị cây: chọn 10 cây cố định trên từng 6 thí nghiệm dé theo dõi.

Chiều cao (mm): tính từ cô rễ đến chop đỉnh lá khi vuốt tat cả lá về ngọn dé đo.

Số lá của mỗi cây được chọn: tổng số lá/trên cây của từng thời điểm theo dõi.

Trọng lượng trung bình của cây tươi/ô (g) : Mỗi ô lấy 10 cây cải và cân từng cây.

Trọng lượng trung bình cây (g) x số cây/ha

1.000.000

Trọng lượng cây của ô thu hoạch (kg) x10.000

Diện tích mỗi ô x 1.000 Năng suất lý thuyết (tan/ha) =

Năng suất thực thu (tan/ha) = 3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng chương trình Minitab 16, Excel (2016).

Đọc kết quả dựa vào bang phân tích ANOVA 1 yếu tổ va bảng trắc nghiệm phân hạng.

21

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Xây dựng quy trình thủy phân cá tạp (cá trắng trên ruộng lúa) thành phân bón hữu cơ cho cây trồng (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)