2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm hai thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của 5 giống bí đỏ tại tỉnh Tây Ninh.
- Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng phân gả công
nghiệp Tamaza trong canh tác bí đỏ tại tỉnh Tây Ninh.
Thí nghiệm 2 sử dụng giống bí đỏ Super Dream 59 và khoảng cách trồng 1,2 m x 0,5 m đã cho kết quả tốt nhất trong thí nghiệm 1.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 01/2023 tại xã Phan,
huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Trong đó:
- Thí nghiệm 1: thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 10/2022.
- Thí nghiệm 2: thực hiện từ tháng 10/2022 đến tháng 01/2023 2.2.1. Đặc điểm thời tiết khu vực thí nghiệm
Đặc điểm thời thiết tại tỉnh Tây Ninh trong thời gian thực hiện thí nghiệm được mô tả ở Bảng 2.1. Thời tiết tại Tây Ninh giai đoạn nay nóng ầm, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình từ tháng 6/2022 đến thang 01/2023 dao động từ 26,4 — 28,5°C. Nhiệt độ nay rất thuận lợi cho việc phát triển cây bi đỏ Cucurbita moschata, một loài cây trồng nhiệt đới. Tuy nhiên, giai đoạn này lại có mưa nhiều, 4m độ cao, cây dé nhiễm bệnh. Do đó, trong quá trình trồng, đã thực hiện phun thuốc phòng bệnh với Kasumin 2SL và Amista Top 325SC, phun 7 ngày 1 lần, từ lúc 10 NSG cho đến
giai đoạn ra hoa.
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết tại Tây Ninh từ tháng 6/2022 đến tháng 01/2023
Tháng Nhiệt d6TB Lượng mưa Độ âm SỐ giờ năng
(°C) (mm/thang) (%) (Gi0/thang) 6/2022 28,5 78,3 81,7 241,7 7/2022 275 84,2 84,7 183,8 8/2022 2/,3 70,7 82,7 177,8 9/2022 27,0 83,9 86,5 103,9 10/2022 26,8 70,1 86,7 171,4 11/2022 27,0 46,4 86,3 174,9 12/2022 26,6 59,9 74,5 159,8 01/2023 26,4 21,1 72,0 200,3
(Dai Khi tuong Thuy van tinh Tay Ninh, 2023)
2.2.2. Đặc điểm dat khu vực thi nghiệm
Kết quả phân tích mẫu đất được lấy tại khu vực thí nghiệm ở xã Phan, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh được thể hiện trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm
Chỉ tiêu Kết quả Đánh giá Thành phần cơ giới (%)
= (Cu 78,0
- Thịt 19,3 Đất cát pha thịt
- Sét 2,7
pHkcI 5,1 Có tinh acid
Chat hữu cơ (%) 0,55 Thap C/N 13,8
Dung trọng (g/cm*) 1,44 Tốt Cation trao đối
Sas 1,03 Thap - Mg?* 0,21 Rat thap Ham luong tổng số (%)
- N 0,023 Rat thap - POs 0,037 Thap - KO 0,019 Rat thap Hàm lượng dé tiêu (mg/100g dat)
- PQs 17,5 Thap
(Viện nghiên cứu CNSH và Môi trường, trường Dai học Nông Lâm TP. HCM, 2022)
Đất ở khu vực thí nghiệm là đất cát pha thịt, có phản ứng đất chua. Dung trọng có giá trị tốt đối với kết cầu đất cát. Đất có hàm lượng hữu cơ thấp. Chỉ số dam, lân và kali tổng số trong đất không cao. Hàm lượng lân dễ tiêu chỉ ở mức thấp. Nhìn chung, đất ở khu vực thí nghiệm là đất nghèo dinh dưỡng.
2.3. Vật liệu thí nghiệm
2.3.1. Giống bí đỏ
Năm giống bi đỏ sử dụng trong thí nghiệm là loài bí đỏ Cucurbita moschata, giống lai F1, có ưu thé về sinh trưởng, phát triển và năng suất, hiện dang được trồng
tại tỉnh Tây Ninh.
Bang 2.3 Các giống bí đỏ sử dung trong thí nghiệm 1 Tỷylệ Thời Trọng Tiêm
Giốngbí nảy gianthu lượng năng : Á
đề đỏ mam hoạch quảTB năng suất TÍNH song PBN
(%) (NSG) (kg) (ânha)
1 Bum888 >80 65-67 12-15 25-30 Công yCô phan Giong
cây trông miên Nam Super - - 7 Công ty TNHH Hat 2 Dream 59 È 85 65-70 1,0-14 20-25 giống Tân Lộc Phát Công ty TNHH Phát 3 Plato757 >80 70-75 1,0-1,3 18-20 triên và Đâu tư Nhiệt
Đới
4 Peanut >80 65-67 13-15 25-28 Công ty TNHH An Phú 869 Nong
Céng ty TNHH
5 om ad >80 70-75 0,6-1,5 20-25 Thuong mại Trang
Nong
Các đặc điểm giống của 5 giống được nhà cung cấp công bồ như sau:
- Giống bí đỏ lai Fi Bum 888: được Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam lai tạo. Cây bí sinh trưởng khỏe, bộ lá to, xanh bền, dễ đậu quả, quả đồng đều, thịt day, đặc ruột, déo. Thời gian thu hoạch từ 65 đến 67 NSG. Trọng lượng trung bình quả: 1,2 — 1,5 kg. Tiềm năng năng suất: 25 — 30 tan/ha.
- Giống bí đỏ lai Fi Super Dream 59: được lai tạo bởi Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát. Đây là giống bí đỏ sinh trưởng khỏe, chống chịu vi khuẩn tốt, quả đặc ruột, màu vàng nhạt, ít khía, quả cân đối. Thời gian thu hoạch từ 65 đến 70 NSG.
Trọng lượng trung bình quả: 1,0 — 1,4 kg. Tiềm năng năng suất: 20 — 25 tan/ha.
Hình 2.3 Bí đỏ giống Super Dream 59
- Giống bí đỏ lai Fi Plato 757: được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Nhiệt Đới. Đây là giống sinh trưởng, phát triển khỏe, dé đậu quả, quả có độ đồng đều cao, ruột dẻo. Thời gian sinh trưởng từ 70 đến 75 NSG. Trọng lượng trung bình quả: 1,0 — 1,3 kg. Tiềm năng năng suất: 18 — 20 tan/ha.
- Giống bí đỏ lai Fi Peanut 869: được lai tạo bởi Công ty TNHH An Phú Nông.
Cây bí khỏe, có khả năng kháng bệnh kham cao, dé đậu quả, quả đồng đều cao, nặng quả, đặc ruột, phẩm chất ngon, đẻo. Thời gian thu hoạch từ 65 đến 67 NSG. Trọng lượng trung bình quả: 1,3 — 1,5 kg. Tiềm năng năng suất: 25 — 28 tan/ha.
Hình 2.5 Bi đỏ giống Peanut 869
- Giống bí đỏ lai Fi) Adam TN 532: được lai tạo bởi Công ty TNHH Thương mại Trang Nông. Giống bí có cây sinh trưởng mạnh, trồng được quanh năm, quả đẹp.
đặc ruột, đẻo bùi, quả có da láng, ít bệnh ghẻ quả. Thời gian thu hoạch từ 70 đến 75 NSG. Trọng lượng trung bình quả: 0,6 — 1,5 kg. Tiềm năng năng suất: 20 — 25 tan/ha.
2.3.2. Phần bón
Các loại phân bón sử dụng trong nghiên cứu gồm có:
- Phân ga công nghiệp Tamaza: 3,1% N; 1,8% P20s; 1,8% K20; 65% hữu cơ;
được sản xuất tại Nhật Bản, được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty TNHH Nông
nghiệp Xanh và Xanh.
- Phân Urê: 46,3% N; được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí — CTCP.
- Phân Super lân: 16% PzOs. 20% CaO; 6% S; 6% SiO; do Công ty Cổ phần Phân bón miền Nam sản xuất.
- Phân Kali Clorua: 61% KzO; được sản xuất bởi Công ty TNHH Capotex (Canada), được nhập khâu bởi Công ty TNHH Agrifert Việt Nam, được phân phối, đóng gói bởi Công ty TNHH Thương mại Xuất khâu Khai Anh.
2.3.3. Các loại vật tư khác
Ngoài giống và phân bón, các vật tư khác được sử dụng gồm có mảng phủ, giản leo, béc tưới và thuốc BVTV.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của 5 giống bí đỏ
2.4.1.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1 là thí nghiệm hai yếu tố được bồ trí theo kiểu lô phụ (Split-plot design) gồm 15 nghiệm thức (NT) với 3 lần lặp lại (LLL):
- Yếu tố lô chính (A): là 3 khoảng cách trồng, được mã hóa theo thứ tự là AI,
A2, A3. Trong đó:
Al (Đối chứng): khoảng cách trồng 1,2 m x 0,4 m (2.016 cây/1.000 m?).
A2: khoảng cách trồng 1,2 m x 0,5 (1.680 cây/1.000 m?).
A3: khoảng cách trồng 1,2 m x 0,6 m (1.344 cây/1.000 m?).
- Yếu tố lô phụ (B): là 5 giống bí đỏ, được mã hóa theo thứ tự là B1, B2, B3,
B4, B5, trong đó:
BI (Đối chứng): giống bí đỏ lai F) Bum 888 B2: giống bí đỏ lai Fi; Super Dream 59
B3: giống bí đỏ lai F; Plato 757 B4: giống bí đỏ lai Fi Peanut 869 B5: giống bi đỏ lai Fi Adam TN 532 - Sơ đồ bồ trí thí nghiệm:
A3 A2 AI AI A3 A2 A2 AI A3
B4 B2 BI B4 B3 B2 B3 B2 BI
BI BS B3 Bl B2 B5 B2 B5 B3
B3 BI BS B3 B4 BI B4 BI B5
BS B4 B2 BS BI B4 BI B4 B2
B2 B3 B4 B2 BS B3 BS B3 B4 LLL1 LLL2 LLL3
Hướng biến thiên theo độ đốc
>
Hình 2.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
- Quy mô thí nghiệm:
Số nghiệm thức: 5 x 3 = 15 nghiệm thức.
Số ô cơ sở: 15 x 3 = 45 ô.
Diện tích 1 ô cơ sở là 4,5 x 6 =27 m2, gồm có 4 hang/6 cơ sở, tông diện tích thí nghiệm là 1.215 m.
Ngoại trừ các yếu tố giống và khoảng cách trồng, trên tất cả các ô cơ sở đều áp dụng đồng nhất các biện pháp kỹ thuật theo Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí đỏ an toàn của Viện Cây Lương Thực và Cây Thực Phẩm (Phụ lục 2). Trong đó, phân bón sử dụng cho 1 ha là 7.407 kg phân bò đã ủ hoai dé bón lót và lượng phân bón
đa lượng được tính theo công thức 115 kg N : 88 kg PzOs : 102 kg KaO. Số lượng
phân bón sử dụng cho 1.000 m? là: 25 kg Uré + 55 kg Super lân + 167 kg KCl, chia
làm 4 lần bón: bón lót, bón thúc lần 1 (10 NSG), bón thúc lần 2 (30 NSG), bón thúc lần 3 (40 NSG).
Sar Te 7.
Hình 2.8 Ruộng bí đỏ ở thời điểm 45 NSG
2.4.1.2. Cac chỉ tiêu và phương pháp theo doi
a. Các chỉ tiêu về mọc mâm và phát triển của cây bí đỏ
- Ty lệ mọc mam (%): tính tỷ lệ phần trăm số hạt mọc mầm ở thời điểm 5 NSG.
- Ngày ra hoa đực (NSG): ghi nhận thời gian từ khi gieo đến thời điểm có 50%
số cây/ô cơ sở có hoa đực.
- Ngày ra hoa cái (NSG): ghi nhận thời gian từ khi gieo đến thời điểm có 50%
số cây/ô cơ sở có hoa cái.
- Ngày bắt đầu thu hoạch (NSG): ghi nhận thời gian từ khi gieo đến thời điểm có 50% số cây/ô cơ sở có thu hoạch quả.
- Ngày kết thúc thu hoạch (NSG): ghi nhận thời gian từ khi gieo đến thời điểm
ô cơ sở ngừng cho thu hoạch quả.
- Số hoa đực/cây (hoa/cây): đếm số hoa đực của các cây được đánh dấu theo dõi (từ lúc ra hoa đực đến khi ngày bắt đầu thu hoạch) và tính trung bình số hoa đực trên
một cây.
- Số hoa cái/cây (hoa/cây): đếm số hoa cái của các cây được đánh dấu theo dõi (từ lúc ra hoa đực đến khi ngày bắt đầu thu hoạch) và tính trung bình số hoa cái trên
một cây.
- Tỷ lệ hoa cai/hoa đực (TLCD) (%): tính tỷ lệ phần trăm số hoa cái/số hoa đực.
TLCD (%) = (Số hoa cái/cây / Số hoa đực/cây) x 100%
b. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây bí đỏ
Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên 5 cây theo đường zizac trên 2 hàng
giữa trong 6 cơ sở, các cây theo đõi được đánh dấu bang cách gắn số thứ tự từ 1 đến 5. Bắt đầu theo đối từ 15 ngày sau gieo, theo déi định kỳ 15 ngày một lần.
- Chiều dai thân chính (CDTC) khi cây có 6 lá (cm): dùng thước đo dọc theo thân chính tại thời điểm 15 NSG va 30 NSG.
Hình 2.9 Chiều đài thân chính ở thời điểm 15 NSG (a) và 30 NSG (b)
- Đường kính thân (cm): dùng thước kẹp đo ở giữa lóng thứ 3 tính từ gốc, theo dõi tại thời điểm 15 NSG, 30 NSG và 45 NSG.
- Chiều dai cành cấp 1 (CDCC1) (cm): mỗi một cây chỉ để 3 cành cấp 1, CDCC1 là chiều dai trung bình của cả 3 cành cấp 1, đo chiều dài cành cấp 1 tại thời điểm 30
NSG và 45 NSG.
c. Chỉ tiêu sâu bệnh hại
Ghi nhận thành phần sâu bệnh hại xuất hiện trong từng ô cơ sở. Các đối tượng gây hại chủ yếu trên cây bí đỏ xuất hiện trong thí nghiệm gồm có: sâu ăn lá Diaphania indica, bọ tri Thrip palmi, ray phan trang Bemisia tabaci, bệnh khảm do vius
Cucumber mosaic gay ra.
Ty lệ sâu, bệnh hại được tinh theo công thức được quy định tai Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 13268-2:2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp điều tra sinh vật gây hại — Phan 2: Nhóm cây rau. Công thức tính ty lệ (%) sâu, bệnh
hại như sau :
- Đối với sâu hại: tính tỷ lệ sâu hại (TLSH).
TLSH (%) = (Số cây bị sâu hại / Tổng số cây điều tra) x 100
- Đối với bệnh hại: tính tỷ lệ bệnh (TLBH)
TLBH (%) = (Số cây bị bệnh hại / Tổng số cây điều tra) x 100.
Tổng số cây điều tra trên ô cơ sở của các khoảng cách trồng 1,2 x 0,4 m; 1,2 x 0,5 m; 1,2 x 0,6 m lần lượt tương ứng là 60 cay; 48 cay; 40 cây.
Hình 2.11 Thành phần sâu, bệnh gây hại cây bí đỏ trong thí nghiệm
(a-Nhộng sâu ăn lá Diaphania indica; b-Ray phan trắng Bemisia tabaci; c-Bọ trĩ chích
hút Thrip palmi; d-Cây bi bệnh khảm do vius Cucumber mosaic gây ra)
d. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tô cầu thành năng suất
- Trọng lượng trung bình một quả (TLTBQ) (kg/qua): dùng cân điện tử cân trọng lượng của từng quả bí đỏ trong ô cơ sở. TUTBQ được tính theo công thức:
TLTBQ (kg/quả) = Tổng trọng lượng quả của 5 cây trong 1 6 cơ sở (kg) / Tông số quả của 5 cây trong 1 ô cơ sở (quả)
- Số quả trung bình trên một cây (SQTB) (quả/cây): đếm tất cả các quả trong 6 cơ sở. SQTB được tính bằng công thức:
SQTB (quả/cây) = Tổng số quả của 5 cây trong 6 cơ sở / 5 - Năng suất lý thuyết (NSLT, tan/ha):
NSLT (tắn/ha) = (TLTBQ x SQTB/cây x số cây/ha) / 1.000 - Năng suất thực tế (NSTT, tan/ha):
NSTT (tan/ha) = [(Năng suất 6 cơ sở (kg) / diện tích 6 cơ sở (m?)) x 10.000] /
1.000
2.4.1.3. Tính hiệu quả kinh tế
Tổng chi (đồng/ha/vụ) = Tổng chi phí vật liệu + chi phí công lao động + chi phi
khác.
Tổng thu (đồng/ha/vụ) = [Năng suất quả loại 1 (kg/ha) x Giá bán loại 1 (đồng/ha)] + [Năng suất quả loại 2 (kg/ha) x Giá bán loại 2 (đồng/ha)]
Lợi nhuận (đồng/ha/vụ) =T ống thu - Tổng chi
Ty suất lợi nhuận (lần) = Loi nhuận/Tổng chi
2.4.2. Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng thay thé phân đạm vô cơ bằng phân gà
công nghiệp Tamaza trong canh tác bí đỏ tại tỉnh Tây Ninh
2.4.2.1. Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 là thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Completely Block Design — RCBD) gồm 5 nghiệm thức với 3 lần
lặp lại.
Công thức phân tính cho | ha bí đỏ là 115 kg N : 88 kg P2Os : 102 kg KaO (theo định mức kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Các NT được đánh số thứ tự từ NT1 đến NT5. Gồm có các NT:
- NTI (Đối chứng): 100% đạm từ phân vô cơ
- NT2: 15% đạm từ phân gà Tamaza + 85% dam từ phân vô cơ - NT3: 30% đạm từ phân gà Tamaza + 70% đạm từ phân vô cơ
- NT4: 45% đạm từ phân gà Tamaza + 55% đạm từ phan vô cơ - NTS: 60% đạm từ phân gà Tamaza + 40% đạm từ phân vô cơ
Quy mô thí nghiệm:
- Số nghiệm thức: 5 nghiệm thức - Số ô cơ sở: 5 x 3 = 15 ô.
- Diện tích 1 6 cơ sở là 4,5 x 6 = 27 m?.
- Gồm có 4 hàng/ô cơ sở, tông diện tích thí nghiệm là 405 m?
Sơ đồ bồ trí thí nghiệm như Hình 2.12.
LLLI LLL2 LLL3
NT2 NT5 NTI
NT5 NT1 NT2
NHI NT4 NT3
NT3 NT2 NT4
NT4 NT3 NT5
Hướng biến thiên theo độ dốc
Hình 2.12 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Dựa vào công thức phân bón 115 kg N: 88 kg PzOs: 102 kg K20, tính được số
lượng phân bón sử dụng theo từng nghiệm thức như trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4 Lượng phân bón sử dụng trong các nghiệm thức
Lượng phân bón (kg/1.000m”)
i Urea Super lân KCl TÊN gã
Tamaza
Đối chứng (100% Nvéco) 24,8 55,0 16,7 :
Thay thé 15% N vô cơ 21,1 48,7 15,1 55,6
Thay thé 30% N vô cơ 17,4 42,5 13,4 111,3 Thay thé 45% N vô cơ 13,7 36,2 11,8 166,9
Phương pháp bón: Phân bón được bón theo luống, chia làm 4 lần bón.
- Bon lót: bón trước khi trồng, cày lap, lên luồng.
- Bón thúc: lần 1 tại thời điểm 10 NSG, bón thúc lần 2 tại thời điểm 30 NSG, bón thúc lần 3 tại thời điểm 40 NSG, bón bên cạnh luống phủ, xới nhẹ và lắp đất theo luống.
Ngoại trừ các yếu tố phân bón, trên tất cả các ô cơ sở đều áp dụng đồng nhất các biện pháp kỹ thuật theo Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí đỏ của Viện Cây Lượng Thực và Cây Thực Phẩm (Phụ lục 2). Giống bí đỏ trồng trong thí nghiệm 2 là giéng Super Dream 59, khoảng cách trồng là 1,2 mx 0,5 m, được lựa chọn theo kết quả của thí nghiệm 1.
Bảng 2.5 Lượng phân bón tính cho các lần bón phân trong thí nghiệm 2 Bón lót Bon thúc (kg/1.000 m2)
`. (kg/1.000 m') 10 NSG 30 NSG 40 NSG
Nghiệm thức ——
Paper Fn ạ ơn Uré KCl Uré KCI
lan Tamaza
Đối chứng 55,0 = a7 Ha 124 75 S7 67 Thay thé 15% Nvéco 48,7 55,6 - 68 12,4 7,5 8,7 6,7 Thay thé30%Nvéco 425 1113 - : 8,7 6,7 8,7 6,7 Thaythế45%Nvôcơ 362 1669 - = 50 5,1 8.7 6,7 Thay thé 60% Nvéco 30,0 222,6 - 12 3,5 8,7 6,7
2.4.2.2. Cac chỉ tiêu theo dõi
a. Các chỉ tiêu về phát triển
Các chỉ tiêu về phát triển gồm có ngày ra hoa đực, ngày ra hoa cái, ngày bắt đầu thu hoạch, ngày kết thúc thu hoạch, số hoa đực, số hoa cái và tỷ lệ hoa cai/hoa đực
được theo dõi tương tự như thí nghiệm 1.
b. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Các chỉ tiêu bao gồm chiều dài thân chính khi cây có 6 lá, chiều dai trung bình cành cấp 1, đường kính thân được theo dõi tương tự thí nghiệm 1.
Chỉ số điệp lục tố được theo dõi tại thời điểm 45 NSG và 60 NSG. Số cây được theo dõi trên 6 cơ sở là 5 cây (theo đường ziczac), mỗi cây đo trên 3 lá thuần thục liên tục ở đầu tinh từ trên ngọn của các cành cấp 1 xuống.
c. Chỉ tiêu sâu bệnh hại
Gồm có chỉ tiêu tỷ lệ sâu hại và tỷ lệ bệnh hại đã được ghi nhận. Các thành phần gay hại ghi nhận được gồm sâu ăn lá Diaphania indica, bọ trĩ Thrip palmi, ray phan
trang Bemisia tabaci, bệnh kham do vius Cucumber mosaic gây ra.
d. Các chỉ tiêu về nang suất va các yêu to cau thành năng suất
Gồm có chỉ tiêu trọng lượng trung bình một quả, số quả trung bình trên một cây, năng suất lý thuyết, năng suất thực tế được theo dõi tương tự như thí nghiệm 1.
e. Các chỉ tiêu về đặc tính của đất
Hàm lượng chất hữu cơ trong dat (OM): kiểm tra hàm lượng chất hữu cơ trong đất trước và sau thí nghiệm.
2.4.2.3. Ước tính hiệu quả kinh tế
Tổng chi (đồng/ha/vụ) = Tổng chi phí vật liệu + chi phí công lao động + chi phí
khác.
Tổng thu (đồng/ha/vụ) = [Năng suất quả loại 1 (kg/ha) x Giá bán loại 1 (đồng/ha)] + [Năng suất quả loại 2 (kg/ha) x Giá bán loại 2 (đồng/ha)]
Lợi nhuận (đồng/ha/vụ) = Tổng thu - Tổng chi
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi
2.5. Phương pháp xử li số liệu
Số liệu thu thập ngoài đồng ruộng được tính toán trên phần mềm Excel, áp dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và trắc nghiệm phân hạng ở mức alpha
= 0,05 được thực hiện trên phần mềm SAS 9.1 để xác định sự khác biệt giữa các
nghiệm thức.