2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, thuật ngữ "văn hóa" có rất nhiều nghĩa, tùy theo cách tiếp cận nghiên cứu thì sẽ có những khái niệm văn hóa khác nhau. Việc có nhiều khái niệm văn hóa khác nhau giúp chúng ta hiểu biết van đề một cách phong phú và toàn diện hon. Theo Hồ Chí Minh (1940), vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc song, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh ton.
Theo UNESCO (2002), văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách
sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Như vậy có thể nói “Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuan mực xã
hội”. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác;
và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
2.1.2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thê thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một DN hay một cơ quan. Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa.
Về mặt khoa học quản trị, việc quản trị một DN hay quản trị một quốc gia đều có những nét tương đồng. Người ta thường sử dụng pháp luật và văn hóa xã hội như hai công cụ quan trọng dé quản lý một quốc gia. Và cũng tương tự, người ta có thé dùng quy chế và văn hóa doanh nghiệp đề quản lý một DN.
Mặc dù vậy, cho tới thập niên 70 của thế kỷ 20, sau thành công của các DN Nhật Bản có nền tảng dựa vào văn hóa doanh nghiệp, giới doanh nhân và các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới mới bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa
doanh nghiệp.
Cũng như khái niệm văn hóa, hiện có rất nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp và van chưa có một định nghĩa chuẩn nào được công nhận chính thức.
George đe Sainte Marie, chuyên gia người Pháp về DN vừa và nhỏ đã cho rằng VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức các điều cam ky, cac quan điểm triết hoc, dao đức tao thành nền móng sâu xa của DN. Trong khi đó, tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì định nghĩa văn hóa doanh nghiệp như là một sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, tiêu chuẩn, thói quen, truyền thống, những thái
độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất với một tô chức đã biết (Dương Thị Liễu và cộng sự, 2009). Hoặc, văn hóa tô chức tượng trưng cho một hệ thống độc lập bao gồm các giá trị và cách ứng xử chung trong một cộng đồng và có
khuynh hướng được duy tri trong thời gian dai (Kotter va Heskett, 1992). Còn theo
chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar H. Schein, ông định nghĩa văn hóa tô chức là một dạng của những giả định cơ bản, được sáng tạo, khám phá, phát triển và tích lũy thông qua giải quyết các vấn đề mà tô chức gặp phải trong quá trình thích ứng
với môi trường bên ngoài và hội nhập môi trường bên trong. Các giả định cơ bản
này đã được xác nhận qua thời gian, vì thế nó được truyền đạt cho những thành viên
mới như là một cách thức đúng đắn đề nhận thức, suy nghĩ và định hướng giải quyết mọi vấn đề (Schein, 2010).
Như vậy ta có thé hiểu văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá tri vật chất và tỉnh thần được gây dựng nên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một DN. Các giá trị đó trở thành quan niệm, tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN và chi phối đến tình cảm, nếp suy nghĩ, niềm tin, lý tưởng, hành
vi của mọi thành viên của DN trong việc thực hiện các mục tiêu chung. Văn hóa
doanh nghiệp là một trong những yếu tố gắn kết lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, hướng hành vi cá nhân vào việc thực hiện tốt nhất mục tiêu và sự kỳ vọng của DN.
văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm cùng trong một DN và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong DN chấp nhận, đề cao, chia sẻ và ứng xử theo các giá trị
đó.
Van hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho DN và được coi là ban sắc, đặc trưng riêng của mỗi DN. Văn hóa doanh nghiệp liên quan đến nhận thức. Các cá nhân trong DN nhận thức văn hóa qua những gì họ thấy, họ nghe được trong DN mình. Các thành viên trong tô chức có thé có trình độ, vi trí, trách nhiệm khác nhau nhưng vẫn có xu hướng mô tả về văn hóa doanh nghiệp theo những cách tương tự
(Frost và cộng sự, 1885).
Với cách hiểu như vậy, khái niệm văn hóa doanh nghiệp có thể định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ
đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong DN cùng
đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của DN đó” (Đỗ
Thị Phi Hoài và cộng sự, 2009).
Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là những đặc trưng, bản sắc, cá tính, nét riêng cơ ban dé phân biệt DN này với DN khác. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp là những chuẩn mực hành vi, hệ thống giá trị mà tất cả những người trong DN đó phải tuân theo hoặc bị chi phối.
2.1.3. Cấp độ văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có thê phân tích thành nhiều cấp độ khác nhau, trong đó thuật ngữ “cấp độ” thể hiện mức độ nhìn nhận được các hiện tượng văn hóa của người quan sát. Các cấp độ này đi từ những biéu hiện hữu hình, có thé nhìn thay và cảm nhận được cho đến bản chất của văn hóa, đó là các giả định cơ bản đã ăn sâu, trở thành vô thức được cho là giá trị cốt lõi của văn hóa (Martin, 2001). Từ quan điểm phân tích này, văn hóa doanh nghiệp được chia thành ba cấp độ, bao gồm:
Những quá trình và cấu trúc hữu hình của DN, những giá trị được chấp nhận và
những quan niệm chung (Schein, 2009).
2.1.3.1. Cấp độ thứ nhất - những quá trình và cau trúc hữu hình của DN
Những quá trình và cau trúc hữu hình của DN là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng, dễ nhận biết nhất của văn hóa doanh nghiệp. Các thực thể hữu hình mô tả một cách tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một DN. “Cấp độ văn hóa này chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất kinh doanh của DN, quan điểm của người lãnh đạo; đồng thời nó cũng dé thay đôi và ít khi thé hiện giá trị thật sự của văn hóa doanh nghiệp” (Dương Thị Liễu và cộng sự, 2009).
Những yếu tổ có thé xếp vào cấp độ thứ nhất của văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
kiến trúc đặc trưng và diện mạo DN, các lễ kỷ niệm, lễ nghi, các sinh hoạt văn hóa
của DN, ngôn ngữ, ứng xử, khẩu hiệu, bài hát truyền thống, biểu tượng, đồng phục,
truyền thuyết, giai thoại, v.v...
Kiến trúc đặc trưng và diện mạo DN
Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc và diện mạo luôn được các DN quan tâm xây dựng. Kiến trúc trụ sở, điện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác về sức mạnh. sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bat ky DN nao.
Diện mao thé hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của DN. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, cách bài trí bồ trí nội thất trong phòng, vật dụng trong công ty, màu sắc chủ đạo, v.v... Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho DN (Đỗ Thị Phi Hoài và cộng sự, 2009). Thực tế cho
thây, câu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đên tâm lý trong quá trình làm việc của
người lao động. Chẳng hạn, một phòng làm việc thông thoáng, sạch sẽ, lịch sự sẽ
làm cho người lao động cảm thấy thoải mái và được trân trọng.
Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
LỄ nghi là những nghi thức đã trở thành thói quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó, nó thé hiện trong đời sông hàng ngày chứ không chi trong những dịp đặc biệt. Lé nghi tạo nên đặc trưng về văn hóa, với mỗi nền văn hóa khác nhau các lễ nghỉ cũng có hình thức khác nhau.
Lé kỷ niệm là hoạt động được tô chức nhằm nhắc nhở mọi người trong DN
ghi nhớ những giá trị của DN và là dip tôn vinh DN, tăng cường sự tự hào của moi
người về DN. Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống động nhất.
Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, các giải thi đấu thê thao, các cuộc thi trong các dịp đặc biệt, v.v... là hoạt động không thé thiếu trong đời sống văn hóa. Các hoạt động này được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sức khoẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh than, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên góp phần tạo nên khí thế, tăng sức phan đấu của từng thành viên trong DN.
Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao tiếp giữa các thành viên trong DN quyết định. Những người sống và làm
việc trong cùng một môi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ. Các
thành viên trong DN đề làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng chung một ngôn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của DN.
Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gon, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dé nhớ thể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty (Đỗ Thị Phi
Hoài và cộng sự, 2009).
Biểu tượng, đồng phục, truyền thuyết, giai thoại
Biểu tượng có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khâu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biéu tượng khác là logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo
thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các DN rất quan tâm chú trọng.
Logo được in trên các biểu tượng khác của DN như bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các văn bản, tài liệu được lưu hành, v.v...(Đỗ Thị Phi Hoài và cộng sự, 2009).
Đồng phục, cờ của DN, các ấn phẩm điền hình, danh thiếp, v.v... là những biểu tượng giúp mọi người thấy rõ hơn về những đặc trưng văn hóa của DN.
Các giai thoại, chuyện kế về những thăng trầm lịch sử của DN, những tam gương sáng, những điều tốt đẹp là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặc trưng cho DN và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về công ty mình.
2.1.3.2. Cấp độ thứ hai - những giá trị được tuyên bố
Bao gồm triết lý kinh doanh, chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh được công bố công khai đề mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện.
Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên và thường được DN công bố rộng rãi ra công chúng. Những giá tri này cũng có tính hữu hình vì có thé nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong DN cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và huấn luyện ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường DN (Dương Thị Liễu và cộng sự,
2009).
Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng được tích lũy thông qua trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa dé chi dẫn cho hoạt động kinh doanh. Triết lý kinh doanh là lý tưởng, là phương châm hành động của DN. Những nội dung cơ bản triết lý kinh doanh của một DN bao gồm: Hệ thống các giá trị của DN; sứ mệnh và các mục
tiêu cơ bản (hoài bão, lẽ sông, lý tưởng, tôn chỉ, mục đích, v.v...); các biện pháp và
phong cách quản lý; các nguyên tắc giao tiếp, ứng xử. Triết lý kinh doanh có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp vì nó thể hiện những cam kết,
niềm tin của các thành viên trong DN va đó là những cái ồn định, khó thay đổi, tao thành bản sắc riêng có của DN (Dương Thị Liễu và cộng sự, 2009).
Sứ mệnh và tầm nhìn
Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tô chức tồn tại, mục đích của tô chức là gì? Tại sao làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh nêu lên vai trò, trách
nhiệm mà tự thân DN đặt ra. Sứ mệnh cũng giúp cho việc xác định con đường, cách
thức và các giai đoạn dé đi tới tầm nhìn mà DN đã xác định.
Tam nhìn là trạng thái trong tương lai ma DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm nhìn cho thấy bức tranh toàn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đối dai và có tác dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức, nỗ lực đạt
được trạng thái đó.
Mục tiêu chiến lược
Trong quá trình hình thành, ton tại và phát triển, DN luôn chịu các tác động cả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thê tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho DN. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lược dé xác
định lộ
trình và chương trình hành động, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức
dé đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của DN. Mối quan hệ giữa chiến lược và
văn hóa doanh nghiệp có thê được giải thích như sau: Khi xây dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thập lại được diễn đạt và xử lý
theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong DN nên chúng chịu ảnh hưởng của văn
hóa doanh nghiệp. Văn hóa cũng là công cụ thống nhất mọi người về nhận thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động.
2.1.3.3. Cấp độ thứ ba - những quan niệm chung
Cũng như trong văn hóa nói chung, những quan niệm chung trong văn hóa
doanh nghiệp được hình thành và ton tại sau quá trình hoạt động, xử lý, sang lọc các tình huống thực tiễn trong một thời gian dài. Nó không nhìn thấy được, cũng không được nêu ra nhưng mọi người đều làm theo. Những quan niệm chung nhất bao gồm
những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm có tính vô thức, đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên trong DN nên nó mặc nhiên được công nhận (Dương Thị Liễu và cộng sự, 2009).
Ngoài ra, trong DN còn tôn tại một hệ thống giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị mà lãnh đạo mong muốn đưa vào DN mình. Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ vẫn tiếp tục duy trì theo thời gian và dần dần được
coi là đương nhiên. Sau một thời gian thì các giá trị này sẽ trở thành các quan niệm
chung. Các giá trị này thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp và đối xử. Các thành viên trong DN cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó và khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Do đó, sự ảnh hưởng của các quan niệm chung đến văn hóa doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc cấp độ thứ nhất và thứ
hai.
Đề phân tích văn hóa, điều quan trọng là nhận ra rằng các giá trị hữu hình dé quan sát nhưng khó giải thích trong khi niềm tin, những quan niệm chung lại có thể phan ánh sự giải thích duy lý hoặc khát vọng. Do đó dé hiểu được văn hóa của một tổ chức cần phải hiểu được những giá trị quan niệm chung được chia sẻ và hiểu được phương thức mà các giá trị đó được hình thành và phát triển (Schein, 2010).
2.1.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá tri dé cán bộ nhân viên chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực dé phat huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, bởi bất kì một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, thông tin thì doanh nghiệp đó khó có thé đứng vững và tồn tại được (Leithy, 2017). Nó được thé hiện cụ thé ở những khía cạnh
sau: