Chương 2: BÁO CHÍ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH VỚI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945
2.3. Đánh giá về vai trò, vị trí của sự nghiệp báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với vấn đề giải phóng dân tộc Việt Nam trước năm 1945
Chúng ta biết rằng, sự xụp đổ của hệ thống thuộc địa trong thế kỷ XX là một sự kiện lịch sử nổi bật nhất và một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị thế kỷ XX này là Hồ Chí Minh - Người được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc. Tên tuổi Hồ Chí Minh và Việt Nam là một trong những biểu trưng đẹp đẽ nhất cho thắng lợi của thế giới thuộc địa, nửa thuộc địa và đánh dấu sự giải thể của chủ nghĩa thực dân.
Có thể nói rằng tư tưởng sáng chói “không có gì quý hơn độc lập tự do”
của Người cũng là một dấu son của lịch sử tư tưởng nhân loại trong thế kỷ ấy.
Vì thế, điều dễ hiểu là trong toàn bộ thư tịch tác phẩm của Hồ Chí Minh nói chung, tác phẩm báo chí của Người nói riêng, chủ đề cách mạng giải phóng dân tộc luôn luôn có vị trí nổi bật nhất.
Vấn đề giải phóng dân tộc như ta đã biết, với Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng bậc nhất mà còn thực sự gắn bó với hầu hết những sự kiện chủ yếu trong tiểu sử cá nhân của Người. Chính vì vậy, trên phương diện báo chí, ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một dòng chảy liên tục, không ngừng nghỉ với chủ đề quan trọng ấy.
Ngoài tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), vốn được coi là
“tác phẩm chuyên luận duy nhất của ông Nguyễn” (Trần Dân Tiên), cùng với hàng nghìn bài báo và nhiều loại hình xuất bản khác mà ngày nay hậu thế đã có trong tay 15 tập Hồ Chí Minh toàn tập, ngọn bút của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trở nên một di sản, phản ánh những góc cạnh quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp hoạt động cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Để thấy được những cống hiến to lớn của sự nghiệp báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc trước năm 1945 tôi đánh giá trên các phương diện sau.
2.3.1. Người sáng lập và vun đắp hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam mà còn là người sáng lập, người đặt nền móng cho nhiều tổ chức chính trị, quân sự, xã hội, các tổ chức văn hóa v.v..., trong đó báo chí là một thí dụ tiêu biểu.
Sáng lập báo Thanh niên, tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta
Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định báo (số 1, ngày 15/4/1865), xuất hiện ở Sài Gòn. Dòng báo chí cách mạng nước ta, do vị thế đặc biệt của nó, lại xuất hiện ở nước ngoài và gắn chặt với việc ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.
Cũng giống như trường hợp tờ Tia Lửa (Iscra) của Lênin được thành lập ở nước ngoài trước khi xuất hiện Đảng Bốn sê vích Nga, tờ báo cách mạng đầu tiên ở nước ta được coi là tờ khai phá mở đường cho dòng báo chí này là tờ Thanh niên, số 1 ra ngày 21-6-1925, tại đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc.
Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng báo Thanh niên có trên 200 số nhưng đến nay ta chỉ có được 10 số lưu trữ ở bảo tàng cách mạng Việt Nam, cũng cho thấy tầm cỡ lớn lao của báo Thanh niên, cũng như nghệ thuật làm báo đặc biệt của nó.
Từ năm 1925, ở Trung Quốc, Thái Lan... đã xuất hiện thêm các tờ báo cách mạng khác liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc như: Kèn gọi lính, Thân Ái, Công hội... và sau này, báo chí cách mạng nước ta có nhiều tờ
nổi tiếng khác như Cờ Giải phóng (1942 - 1945), Cứu Quốc (1924 - nay), Sự Thật (1945 - 1950), và đặc biệt báo Nhân Dân (từ sau tháng 3 năm 1951), nhưng như nhận xét của nhà báo Thép Mới, Thanh Niên vẫn được coi là tờ báo khai phá mở đường cho dòng báo chí cách mạng ngày nay vươn lên thành báo chí Việt Nam đương đại.
Tờ báo cách mạng quan trọng thứ hai mà Người xuất bản ngay khi về nước, thành lập măt trận Việt Minh là tờ Việt Nam độc lập đây là một tờ báo hết sức giản dị cho quần chúng, cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời cũng mở ra loại hình “báo của các tổ chức quần chúng” bên cạnh hệ thống báo chí của các tổ chức Đảng.
Sau cách mạng Tháng Tám, trên cương vị chủ Tịch nước, Hồ Chí Minh vẫn tham gia tích cực vào hoạt động báo chí, Người tích cực viết bài không chỉ cho báo chí trong nước, mà còn cho báo chí quốc tế. Vì thế, hoạt động báo chí Hồ Chí Minh dù rất phong phú nhưng chủ yếu với tư cách là người viết bài. Người đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ sở lý luận, đào tạo cán bộ báo chí, v.v... Những sắc lệnh về báo chí xuất bản đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ký vào ngày 19/8/1945, được coi là nền móng cho việc xây dựng luật pháp báo chí của nước Việt Nam mới, bên cạnh đó Người còn mở lớp đào tạo cho thế hệ của báo chí cách mạng như lớp báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng, qua lớp báo này chúng ta thấy được nhiều quan điểm của Người về báo chí đã trờ thành cơ sở lý luận cho việc giáo dục các thế hệ làm báo của chúng ta hôm nay và mai sau.
Là lãnh tụ của cách mạng, của Đảng, bản thân Nguyễn Ái Quốc là một cây bút báo chí lớn. Vì thế ảnh hưởng của Người, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, đã góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển dòng báo chí cách mạng, di sản quan trọng bậc nhất trong những di sản văn hóa cách mạng của Đảng ta trước khi cầm quyền. Không chỉ là người sáng lập,
vun đắp cho nền báo chí cách mạng Việt Nam từ buổi đầu trứng nước, dù những tờ báo đó hoạt động ở nước ngoài hay trong nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn là một cây bút báo chí đặc sắc lấy chủ đề suyên xuốt là giải phóng dân tộc, phục sự đất nước, phục vụ nhân dân.
2.3.2. Báo chí góp phần xây dựng cơ sở khoa học hình thành đường lối cách mạng Việt Nam
Như đã nói ở trên, từ những bài báo đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên đất Pháp, từ những tờ báo tiếng Pháp nổi tiếng của đảng cộng sản Pháp, các đảng phái và tổ chức chính trị, xã hội khác, đặc biệt là tờ Le Paria, tên tuổi của Người luôn gắn liền với những bài viết về vấn đề thuộc địa, cổ súy tinh thần yêu nước của các dân tộc thuộc địa, vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp...
Các tác phẩm báo chí của Người cũng có khi gắn liền với những sự kiện quan trọng tiêu biểu trong đời sống chính trị xã hội của chính quốc, gắn liền với những động thái của phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, trước hết trong hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp. Cũng có những tác phẩm báo chí thực sự là những văn kiện có tính lịch sử, chính luận có tầm bao quát về tư tưởng chính trị. Có thể thấy rằng vấn đề giải phóng dân tộc là chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm báo chí của Người ở giai đoạn này nhưng đó cũng chính là chân lý trong những chân lý của một thời đại, trên phương diện đó rất nhiều tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh được thể hiện là cơ sở cho việc hình thành đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc khẳng định con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, đến những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng, đấu tranh chống lại những khuynh hướng sai lầm, cái lương làm cho Đảng mạnh vì Đảng có vững cách mạng mới thành công... Qua báo chí Người còn bàn nhiều đến lực lượng, phương pháp thực hiện cách mạng, tổ
chức chỉ đạo phong trào cách mạng... Đúng như quan điểm của Lênin: “Báo chí không chỉ là Người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”. Nhìn lại lịch sử báo chí cách mạng nước ta cũng đã cho thấy dấu ấn của báo chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là ở chỗ bên cạnh việc vận dụng công thức trên, Người còn đặc biệt coi trọng chức năng giáo dục đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, tính thực tiễn của báo chí.
Ngày nay nhìn lại những tác phẩm báo chí ấy của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, dù chúng có hình thức thể hiện như thế nào, thì người đọc cũng thấy đều mang ý nghĩa là sự tổng kết bằng lý luận và thực tiễn quá trình đấu trranh cách mạng trên nửa thế kỷ của Người. Dường như chúng tạo đã tạo nên những tác phẩm báo chí kinh điển, chứa đựng nhiều tri thức, kinh nghiệm, giàu sáng tạo và có thể vận dụng có hiệu quả để giải quyết nhiều khó khăn trong hoạt động cách mạng.