CÁC NGHIỆP VỤ CỦA
7.5.1. Mục tiêu hoạt động của BIS
Ngân hàng Thạnh toán Quốc tế được thành lập vào năm 1930 theo quyết định của Hội nghị Hague, nhằm mục đích thạnh toán các khoản bồi thường chiến tranh của Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất theo kế hoạch Young. Các quốc gia chủ chốt tham gia Chiến tranh t h ế giới thứ nhất (gồm Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Ý) đã thoả thuận với Chính phủ Thụy Sĩ trung lập nhằm thành lập một Ngân hàng quốc tế ở Basle có thành viên là các Ngân hàng Trung ương các nước và hoạt động không lệ thuộc vào luật pháp của bất kỳ một quốc gia thành viên nào. Mặc dù vậy, mục tiêu cao nhất của BIS là thúc đẩy sự hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương các nước thành viên.
Khi các định chế tài chính quốc tế là IMF và WB được thành lập tại Hội nghị Bretton Woods, Mỹ đã gây sức ép và dẫn tới việc ban hành một nghị quyết giải thể BIS - lúc bấy giờ được coi là một ngân hàng khu vực. Tuy nhiên, nghị quyết này gặp phải sự phản đối của các Ngân hàng Trung ương các nước châu Au và BIS tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc khối phục các dòng thạnh toán bình thường và tái thiết châu Âu sau Thế chiến II.
Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, khi dollar Mỹ gặp áp lực giảm giá liên tục (với hậu quả là sự tan vỡ của hệ thống tỷ giá cố định), các Ngân hàng Trung ương trong BIS đã sử dụng các hạn mức tín dụng hoán đổi (hay thoả thuận “swap”) để hỗ trợ cho tỷ giá và giá vàng. Năm 1960, Mỹ đã tham gia các cụộc họp hàng tháng ở Basle của BIS, và sau đó ngày càng quan tâm đến lợi ích của BIS vĩ sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, BIS chỉ chính thức trở thành một diễn đàn tư vấn và hợp tác toàn cầu của các Ngân hàng Trung ương từ tháng 9/1994 khi Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Alan Greenspan, tiếp nhận chức vụ trong Ban giám đốc điều hành của BIS.
Mục tiêu của BIS gồm:
- Là Ngân hàng của các Ngân hàng Trung ương các nước thành viên thực hiện các giao dịch với tư cách người được uỷ thác hoặc đại lý của các Ngân hàng Trung ương; ký kết các hiệp định với các ngân hàng Trung ương về thạnh toán quốc tế.
- Là một diễn đàn tham vấn thường xuyên của các quan chức cao cấp các Ngân hàng Trung ương nhằm tăng cường sự hợp tác của các Ngân hàng Trung ương các nước thành viên. Thường xuyên có các quan hệ chặt chẽ với các tố chức tài chính quốc tế như IMF và WB.
I \ ' . ' ' t ) A' I
- Tập hợp các số liệu thống kê và xây dựng ngân hàng dữ liệu về thị trường vốn quốc tế và tín dụng quốc tế; phân tích và báo cáo các khuynh hướng chủ yếu, các nguy cơ tiềm ẩn và các khuyết tật thị trường cho các Ngân hàng Trung ương thành viên. Những báo cáo này được ấn hành và được trao đổi tại u ỷ ban theo dõi Eurocụrrency.
269
- hoạt động như một ngân hàng thương mại: Mua bán và bảo quản vàng; nhận tiền gửi của các Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới và thực hiện tài trợ hoặc đồng tài trợ ngắn hạn cho các Ngân hàng Trung ương các nước thành viên để ổn định tiền tệ hoặc tài trợ tạm thời bù đắp thâm hụt cán cân thạnh toán; giao dịch về ngoại tệ và chứng từ có giá (ngoài cổ phiếu) trên thị trường Eurocụrrency Market hoặc trên thị trường các nước.
- Nghiên cứu và hỗ trợ các Ngân hàng Trung ương các nước thành viên quản lý tốt hệ thống tiền tệ - ngân hàng thống qua việc xác định và để xuất các quy chế trong hoạt động tiền tệ - ngân hàng.
7.5.2. Cơ câu tố chức của BIS
BIS được tố chức như một công ty cổ phần có 33 cổ đồng chính gồm hầu hết các Ngân hàng Trung ương các nước Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Australra, Canada, Nhật Bản và Nam Phi. Một số Ngân hàng Trung ương các nước, trong đó có Mỹ, đã bán vốn gốc của mình cho các ngân hàng thương mại, nên có một số cổ đồng tư nhân, chủ yếu ở Châu Au. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng là Đại hội cổ đồng. Ngân hàng chịu sự quản lý của một Ban giám đốc điều hành gồm 17 thành viên của nhóm G10. Các thành viên sáng lập Bỉ, Anh, Pháp, Đức và Ý, mỗi nước có hai thành viên trong Ban giám đốc; một trong hai thành viên này là th ố n g đốc Ngân hàng Trung ương đương nhiệm của nước đó. Từ năm 1994, Mỹ nắm giữ hai ghế trong Ban giám đốc; trong đó gồm Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ và Giám đốc Cục dự trữ bang New York. Nhật Bản và Canada mỗi nước nắm giữ một ghế. Ba ghế còn lại sẽ được bầu lên từ Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước thành viên còn lại, theo truyền thống là th ốn g đốc Ngân hàng Trung ương Hà Lan, Thụy Sĩ
và Thụy Điển. Trưởng Ban giám đốc điều hành đồng thời là Chủ tịch BIS. Ban giám đốc điều hành họp 10 lần một năm.
Các Ngân hàng Trung ương khác và các cổ đồng khác không tham gia chỉ đạo và giải quyết cống việc, chỉ nhận cố tức và đóng vai trò là khách hàng.
Các phòng, ban chủ yếu của BIS là phòng Kinh tế - tiền tệ và phòng Nghiệp vụ Ngân hàng, thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính quốc tế. Đội ngũ nhân viện khoảng 500 người, đứng đầu là tổ n g quản lý của BIS.
7.5.3. Nguốn vốn hoạt động của BIS
- Vốn cổ phần: Vốn thành lập của BIS là 1,5 tỷ CHF (quy theo vàng tại thời điểm thành lập) và được chia thành 600.000 cổ phiếu. Hai phần ba số cổ phiếu được phát hành ngay và có 25% đã được thạnh toán ngay. s ố cổ phiếu chưa phát hành được BIS giữ lại và sẽ giao cho những Ngân hàng Trung ương mà BIS quyết định nên đưa vào nhóm cố đồng thành viên. Một số Ngấn hàng Trung ương các nước, trong đó có Mỹ đã bán phần vốn gốc của mình trong BIS cho các Ngân hàng thương mại, nên có khoảng 15% số vốn góp nằm trong tay các cổ đồng tư nhân, chủ yếu là ở Châu Âu.
- Vốn tự có bổ sung: Hàng năm, trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh, BIS thường đều đặn bổ sung vốn tự có sau khi đã thực hiện phân chia lợi nhuận cho các cổ đồng. Là một Ngân hàng của các Ngân hàng Trung ương nên việc kinh doanh của BIS rất hiệu quả và luôn ổn định; hệ số tín nhiệm cao, thường ở mức AAA.
- Vốn huy đồng: BIS có thể tự huy đồng vốn hoặc nhân danh các Ngân hàng Trung ương để huy đồng vốn trên cơ sỏ phát hành các trái phiếu, các giây nhận nợ ngắn hạn...để cho các Ngân hàng Trung ương khác vay. BIS có thể nhận gửi và
271
bảo quản vàng, dự trữ ngoại hối của các Ngân hàng Trung ương để đầu tư trên thị trường. Ngoài ra, khi có các khoản vay lớn, BIS có thể huy đồng vốn thống qua hình thức đồng tài trợ hoặc tài trợ bắc cầu với các tố chức tài chính quốc tế hoặc với Ngân hàng Trung ương các nước thành viên hoặc thực hiện các giao dịch với các Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.
7.5.4. h o ạt đ ộ n g của BIS
- Là một Ngân hàng của các Ngân hàng Trung ương, BIS nhận gửi và bảo quản vàng, nhận gửi một phần nguồn dự trữ ngoại tệ chính thức của khoảng 90 Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới với số dư hơn 100 tỷ USD (khoảng 10% dự trữ tiền tệ thế giới). Lợi ích từ uy tín tuyệt đối và năng lực của BIS đã lấp đầy cách biệt giữa lãi suất thấp khi gửi tiền vào BIS và việc đầu tư trên thị trường với lãi suất cao và đầy rủi ro của các Ngân hàng Trung ương.
Các Ngân hàng Trung ương khi gửi vàng và dự trữ ngoại hổi vào BIS có thể tin tưởng chắc chắn rằng nguồn tiền gửi của họ có thể được rú t ra bất kỳ lúc nào nếu họ cần đến. Nguồn tiền gửi này cũng sẽ được BIS đầu tư vào thị trường Eurocụrrency hoặc trên thị trường các quốc gia.
- Một hoạt động quan trọng của BIS là cấp tín dụng cho các Ngân hàng Trung ương. Do các giao dịch của BIS không cống khai hoá nên các lệnh giao dịch của các Ngân hàng Trung ương được giữ kín và điều này là một lợi điểm lớn nếu xét tới tính nhạy cảm của tỷ giá. th ố n g thường số tiền cho vay được đảm bảo bằng vàng. Nếu số tiền vay lớn, BIS sẽ liên kết cùng một nhóm các Ngân hàng Trung ương thực hiện đồng tài trợ cho vay để chia sẻ rủi ro và trách nhiệm. Các Ngân hàng Trung ương đi vay sử dụng khoản tài trợ này để hỗ trợ nhu cầu thạnh khoản, ổn định tiền tệ hoặc
tài trợ tạm thời cho phần thâm hụt cán cân thạnh toán. Do mục đích hỗ trợ thạnh khoản và cho vay không cống khai hoá nên các khoản vay thường mang tính ngắn hạn. Những ví dụ điển hình cho hình thức tín dụng này là các thoả thuận tài trợ cho Ngân hàng Anh vào các năm 1966, 1968 và 1977 nhằm giảm áp lực sụt giá GBP do sự giảm sút vai trò đồng tiền dự trữ quốc tế của GBP. Hoặc trường hợp BIS tài trợ để hỗ trợ FRF của Pháp năm 1968.
Tuy nhiên, do các nguồn vốn của BIS chủ yếu là tiền gửi bằng vàng và dự trữ ngoại tệ của các Ngân hàng trung ương nên hoạt động tài trợ cũng có những hạn chế nhất định.
- BIS đã tham gia tế chức và thực hiện các thoả thuận swap với các Ngân hàng Trung ương và Cục dự trữ liên bang Mỹ nhằm hỗ trợ song phương để ổn định tiền tệ và tỷ giá khi xảv ra các tình huống khẩn cấp hoặc các cơn sốt tiền tệ trên thị trường. Các thoả thuận swap này thường có kỳ hạn 3 tháng và hiện nay đã ở con số trên 30 tỷ USD. Đây là một hình thức hỗ trợ quan trọng của BIS nhằm bình ổn tỷ giá của đồng tiền các nước thành viên và ổn định thị trường tiền tệ quốc tế.
- Khi cụộc khủng hoảng nợ 1982 bùng phát, nhiều quốc gia đang phát triển không còn khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay. Vai trò tài trợ bổ sung tạm thời cho cán cân thạnh toán của các nước này đã vượt quá khả năng của IMF. Bằng sự hỗ trợ của BIS, Ngân hàng Trung ương các nước chủ nợ đã dàn xếp những khoản tín dụng dành cho IMF, giúp IMF có thêm nguồn tài chính thực hiện chính sách tín dụng quy mô lớn của mình nhằm giúp các nước con nợ cải cách cơ cấu kinh tế, cải thiện tình hình vay nợ.
đồng thời, kể từ thời gian này BIS cũng thực hiện hình thức tài trợ bắc cầu nhằm kết nối các khoản cho vay của IMF và WB theo từng giao dịch cụ thể đối với từng quốc gia
273
đang phát triển có gánh nặng nợ khổng lồ, gặp khó khăn về thạnh khoản và đồng ý thực hiện chương trình điều chỉnh của IMF bằng cách yêu cầu một số Ngân hàng Trung ương tài trợ ứng trước khoản cho vay của IMF hoặc WB trong thời gian chò các tố chức này ra quyết định và giải ngân.
- BIS cũng thực hiện kinh doanh tiền tệ và đầu tư chứng khoán (ngoài cổ phiếu) trên thị trường Eurocụrrency, thị trường tài chính quốc tế hoặc thị trường tiền tệ và thị trường vốn các quốc gia. Khi tham gia vào các thị trường vốn quốc gia, BIS phải tuân thủ các chính sách quản lý tiền tệ và các quy định của quốc gia đó. Các giao dịch của BIS với các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác phải tuân theo các luật lệ và thống lệ quốc tế.
- Hàng tháng, BIS tố chức sinh hoạt Câu lạc bộ Basel.
Đây là dịp để các Thống đốc Ngân hàng Trung ương tham vấn, thảo luận các vấn đề liên quan đến tình hình tiền tệ và thị trường hối đoái hiện tại cũng như vạch ra các đổì sách để ổn định tình hình trong tương lại. đồng thời, đây cũng là hình thức tăng cường các quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương các nước.
- BIS tập hợp rất nhiều số liệu thống kê về các thị trường vốn quốc tế và tín dụng quốc tế và xây dựng được ngân hàng dữ liệu thống kê về tiền tệ lớn nhất trên thế giới nhờ đó BIS đã trở thành nhà điều phối thị trường tiền tệ quốc tế quan trọng. Các báo cáo nhận định và đánh giá tình hình của BIS có vai trò rấ t quan trọng với thị trường Eurocụrrency nói riêng và thị trường tiền tệ quốc tế nói
chung. . ; , ... í . ;
Đặc biệt, các khuyến nghị của BIS về quản trị rủi ro, về mức độ an toàn và các biện pháp quản trị ngân hàng thương mại (Basel I, Basel II) được nhiều nước, nhiều ngân hàng trên thế giới tham chiếu.
MỤC LỤCm - •
Trang
Chương 1 : Những vấn để chung về tài chính quốc tế...
1.1. Sự hình thành và phát triển của Tài chính quốc tế...
1.1.1. Cơ sở hinh thành quan hệ TCQT...
1.1.2. Vài nét quá trình phát triển của TCQT...
1.2 Khái niệm, đặc điểm TCQT...
1.2.1. Khái niệm... ...
1.2.2. Đặc điểm TCQT...
1.3. Vai trò của TCQT...
1.3.1. công cụ khai thác nguồn lực nước ngoải...
1.3.2. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ... ....
1.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính...
1.4. Nội dung của TCQT...
1.4.1. Theo các quan hệ tiền tệ quốc tế...
1.4.2. Theo các quỹ tiền tệ quốc tế ...
1.4.3. Theo các chủ thể tham gia hoạt động TCQT...
1.4.4. Từ góc độ kinh tế vĩ m ô...
1.4.5 Từ góc độ thị trường...
1.5. tổng quan về môn học tài chính quốc tế...
Chương 2: Xác định tỷ giá hối đoái và xác lập CCTTQT...
2.1. Hệ thống tiền tệ quốc tế...
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế ...
2.1.2. Các hệ thống tiền tệ quốc tế chủ yếu...
2.2. Xác định tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái...
S
■í
; 275
2.2.1. Tỷ giá, phương pháp xác định tỷ giá, các nhân tố ảnh
hưởng tới tỷ giá hối đoái...
2.2.2. Chế độ tỷ giá...
2.3. Xác lập cán cân thạnh toán quốc tế...
2.3.1. Định nghĩa và vai trò của CCTTQT...
2.3.2. Nội dung và cách xác lập CCTTQT... ...
Chương 3: Các nghiệp vụ của thị trường tài chính quốc tế....
3.1. Sự hình thành và vai trò của thị trường TCQT...
3.1.1. Sự hình thành và quá trình phát triển của thị trường TCQT...
3.1.2. Phân loại thị trường tài chính quốc t ế ...
3.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường tiền tệ TCQT...
3.2.1. Đặc điểm của thị trường tiền tệ TCQT...
3.2.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường tiền tệ TCQT...
3.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của thị trường vốn quốc tế...
3.3.1. Các nghiệp vụ của thị trường trái phiếu quốc tế...
3.3.2. Các nghiệp vụ của thị trường cổ phiếu quốc tế...
Chương 4: Đầu tư quốc tế của các tố chức kinh tế và tài chính
công ty xuyên quốc gia...
4.1. Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế của các tố chức
kinh tế...
4.1.1. Khái niệm về đầu tư quốc tế của các tố chức kinh tế ...
4.1.2. Một số vấn đề chung về đầu tư quốc tế của các TCKT...
4.2. Một số tác nghiệp trong đầu tư trực tiếp quốc tế của các
TCKT... ... ... ...
4.2.1. Dầu tư trực tiếp quốc tế của các TCKT... ... ....
4.2.2. Quy trình thực hiện đầu tư trực tiếp quốc tế của các TCKT...
4.2.3. Một số vấn đề về đầu tư trực tiếp của các tố chức kinh tế
tại Việt Nam...,... ... ... ...
" 9 ' '• y : . i v ' • ì ỉ * V ỉ V V I . ' I '
4.3. Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tố chức kinh tế...
4.3.1. Các hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp của các TCKT...
4.3.2. Đầu tư quốc tế gián tiếp của TCKT qua đầu tư
chứng khoán...
4.3.3. đầu tư quốc tế gián tiếp của TCKT qua hình thức tín dụng 4.4. Một số vấn để về tài chính công ty xuyên quốc gia (TNC)..
4.4.1. Sự phát triển của các TNC...
4.4.2. Nguồn vốn của các TNC...
4.4.3. Chu chuyển vốn của các TNC... ...
c h ươn g 5 : Tài trợ quốc tế của chinh phủ...
5.1. Nội dung và ý nghĩa của khoản tài trợ quốc tế
cho Chính phủ...
5.1.1. Nội dung các khoản tài trợ quốc tế cho Chính phủ...
5.1.2. ý nghĩa các khoản tải trợ quốc tế cho Chính phủ...
5.2. Nghiệp vụ vay nợ quốc tế của Chính phủ...
5.2.1. Các loại vay quốc tế của Chính phủ...
5.2.2. Nghiệp vụ vay thương mại quốc tế của Chính phủ...
5.2.3. Nghiệp vụ vay quốc tế ưu đãi của Chính phủ...
5.2.4. Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ...
5.3. Viện trợ quốc tế không hoàn lại của Chính phủ...
5.3.1. Viện trợ ODA...
5.3.2. Viện trợ quân sự...
5.3.3. Viện trợ nhân đạo...
5.4. Thực hiện tài trợ quốc tế từ Chính phủ...
5.4.1. Lý do các Chính phủ thực hiện tài trợ...
5.4.2. Tình hình tài trợ quốc tế của một số Chính phủ...
5.5. Vài nét chính vế tình hình vay nợ và tài trợ ở Việt Nam....
5.5.1. Về tinh hình vay nợ ở Việt Nam...
277