THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
2.2.1. Kết quả về tác dụng hồi phục loét dạ dày của Sâm báo
Sau khi gây loét dạ dày chuột bằng acid acetic 3 ngày, giết một lô 6 con để đánh giá mức độ tổn thương dạ dày và mô bệnh học vết loét dạ dàv trước điều trị. Số chuột còn lại được chia thành các lô và cho uống cao nước Sâm báo 10g/kg hoặc cimetidin 100mg/kg. Chuột được cho uống thuốc hàng ngày, liên tục trong 15 ngày.
Sau đó giết chuột vào ngàv thứ 5 và ngày thứ 15 sau khi uống thuốc. Tiến hành đo diện tích vết loét và làm mò bệnh học vết loét để đánh giá tác dụng hồi phục vết loét dạ dày của thuốc.
• Kết quả hồi phục loét dạ dày sau 5 ngày dùng thuốc
Tác dụng hồi phục loét dạ dày của Sâm báo sau 5 ngày điều trị được trình bày trong Bảng 2.1 và 2.2 và hình 2.2, 2.3, 2.4.
Bảng 2.1. Diện tích vết loét dạ dày sau 5 ngày dùng thuốc Lô thí nghiệm Diện tích vết loét (m n r) Giảm so với
c h ứ n g (%)
p so với chứng Trước điều trị Sau điều trị
Lô chứng trắng (n=6)
Khôns loét Khôns loét
Lô chứng bệnh (n=8)
32,6±2,4 39,5±2,9
Lô SBN (n=8) 32,6±2,4 32,7±3,0 17,1 >0,05
Lô cimetidin (n=8)
32,6±2,4 33,2±2,5 15,9 >0,05
Trước điều t r ị :
Chuột ở lô chứng trắng (không tiêm acid acetic) có dạ dày hoàn toàn bình thường, không loét. Trên hình ảnh mô học thấy toàn bộ niêm mạc lớp biểu mô phủ
Ngày thứ 3 sau khi tiêm acid acetic nhưng chưa dùng thuốc điều trị, tất cả số chuột mổ đều thấy có một vết loét to, tròn, diện tích trung bình vết loét là 32,6 mm2.
Hình ảnh mô học cho thấy 100% số chuột tiêm acid acetic đều có loét ở vùng hang vị. Mỗi dạ dày chuột đều có một ổ loét nặng, ăn sâu vào thanh mạc. Tại ổ loét, toàn bộ niêm mạc bị hoại tử, long tróc. Lớp cơ bị thoái hoá, hoại tử, phù nề, xung huyết, có xâm nhập viêm, có nhiều bạch cầu đa nhân, các tuyến hầu như không còn.
Không có hình ảnh mô hạt. Ngoài vùng ổ loét, dạ dày chuột bình thường. Số liệu này được coi là các thông số trước điều tri của tất cả các lô chứng, lô SBN và lô cimetidin (Hình 2.2).
Đại thể dạ dày chuột lô chứng trắng
Đại thể dạ dày chuột lô chứng bệnh
Vi thể dạ dày chuột lô chứng trắng Vi thể dạ dày chuột lô chứng bệnh (HEx25).
(HEx40).
Hình 2.2. Hình ảnh đại thể và vỉ thể vết loét dạ dày chuột trước điều trị trên mô hình gây loét mạn bằng acid acetic
Sau 5 ngày điều trị
5 ngày sau điều trị (ngàv thứ 8 sau tiêm acid acetic): diện tích trung bình của vết loét ở lô chứng là 39,5 mm2 (tăng lèn 21% so với trước điều trị), lô Sâm báo là 32,7 mm2 (tăng 0,3% so với trước điều trị) và lô cimetidin là 33,2 mm2 (tăna 2.0%
so với trước điều trị). Như vậy, cao nước Sâm báo 10g/kg (qui ra dược liệu) và cimetidin 100mg/kg đã làm giảm diện tích vết loét tương ứng là 17,1% và 15,9% so với lô chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có V nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 2.2. Mức độ hồi phục tổn thương mô học của vết loét sau 5 ngày dùng thuốc
Lô chứng tráng Lô chứng bệnh Lô SBN Lô cimetidin
Toàn bộ niêm mạc dạ dày chuột bình thường. Lớp biểu mô phủ không long trợt. Các tuyến không có thoái hoá. Lớp hạ niêm và lớp cơ không có xung huyết, không có xâm nhập viêm
-Trên nhiều mảnh cắt toàn bộ niêm mạc ở mỗi dạ dày đều thấv có 1 ổ loét nặng, ổ loét ăn sâu vào lớp cơ. Một số con, lớp thanh mạc ở vùn 2 ổ loét dính vào gan. Tại vùng ổ loét, mô hạt mới hình thành ở đáy ổ loét và xung quanh ổ loét.
Nsoài vùng ổ loét lớp hạ niêm có xàm nhập viêm.
-Trên nhiều mảnh cắt ở mỗi dạ dày đều thấy có một ổ loét.
Một số con có ổ loét ăn sâu tới lớp cơ. Tại vùng ổ loét, mô hạt phát triển tốt, biểu mô phủ và tuyến phát triển tăng sinh tái tạo để hàn gắn, lớp cơ có xâm nhập viêm nhẹ.
- Trên nhiều mảnh cắt toàn bộ niêm mạc ở mỗi dạ dày đều thấv có 1 ổ loét. Một số con có ổ loét ăn sâu vào lớp cơ.Tại vùng ổ loét, mô hạt rất phát triển ở đáy ổ loét, phần niêm mạc viêm nhẹ.
Trên hình ảnh mô học cho thấy: giống như với diện tích vết loét, sau 5 nsày điều trị. các vết loét ở lô SBN bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, tuv nhiên không có sự khác biệt rõ rệt so với lô chứng (Hình 2.3, 2.4).
Đại thể dạ dày chuột lô chứng trắng Đại thể dạ dày chuột lô chứng bệnh
Đại thể dạ dày chuột lô SBN Đại thể dạ dày chuột lô cimetidin Hình 2.3. Hình ảnh đại thể vết loét dạ dày chuột trên mô hình gây loét mạn bằng
acid acetic sau 5 ngày điều trị
Vi thể dạ dày chuột lô chứng trắng (HEx40) Vi thể dạ dày chuột lô chứng bệnh (HEx25)
■
Vi thể dạ dày chuột lô SBN (HEx40) Vi thể dạ dày chuột lô cimetidin (HEx40) Hình 2.4. Hình ảnh vi thể vết loét dạ dày chuột trên mô hình gây loétmạn bằng acid
acetic sau 5 ngày điều trị
• Kết quả hồi phục loét dạ dày sau 15 ngày dùng thuốc
Tác dụng hổi phục loét dạ dày của Sâm báo sau 15 naàv điều trị được trình bày trong Bảng 2.3; 2.4 và Hình 2.5; 2.6.
Bảng 2.3. Diện tích vết loét dạ dày sau 15 ngày dùng thuốc
Lô thí nghiệm
Diện tích vết loét (mm2) Giảm so với chứng
(%)
p so với chứng Trước Sau 15 ngày
Lô chứng trắng
(n=6) Khônơ loét Khôna loét Lô chứng bệnh
(n=8) 32.6=2,4 14.3±2,6
Lô SBN
(n=8) 32,6±2,4 4,1± 0,9 70,7 <0,01
Lô cimetidin
(n=8) 32,6=2,4 5,03±1,2 64,1 <0,01
Sau 15 ngày điều trị (ngày 18 sau tiêm acid acetic): diện tích trung bình của vết loét ở lô chứng là 14,3 mm2-, ở lô SBN là 4,1 mm2 và ở lô cimetidin là 5,03 mm2.
Như vậy, cao nước Sâm báo 10g/kg và cimetidin lOOms/kg đã làm thu nhỏ diện tích vết loét dạ dày tương ứng là 70,7 % và 64,1% so với lô chứng (P<0,05).
Bảng 2.4. Mức độ hồi phục tổn thương mỏ học của vết loét sau 15 niỊúy (lùng thuốc
Lô chứng tráng Lô chứng bệnh Lô SBN Lô cimetidin
Toàn bộ niêm mạc lớp biểu mô phủ không long trợt. Các tuyến không có thoái hoá. Hạ niêm và lớp cơ không có xung huyết, không có xâm nhập viêm. Dạ dày chuột bình thường
50% chuột có vết loét đang liền sẹo. Trên nhiều mảnh cắt toàn bộ niêm mạc ở mỗi dạ dày đều thấy có 1 ổ loét. Tại vùng ổ loét tế bào biểu mô phủ của bờ ổ loét tàng sinh lan vào nền ổ loét nhưng chưa phủ kín hoàn toàn. Mô hạt phát triển. Tuy nhiên 50% số chuột vết loét vẫn tổn thương nặng, vùng ổ loét còn rộng, phần đáy ổ loét chưa thành sẹo, thanh mạc dính vào gan. Trên ổ loét mô hạt phát triển mạnh.
Ngoài vùng ổ loét, lớp dưới niêm mạc có xâm nhập
20% chuột không thấy tổn thương, chỉ còn dấu tích của ổ loét là thanh mạc có viêm dính mạc nối với nhiều tế bào khổng lồ.
80% chuột vết loét đã thành sẹo, ổ loét thu nhỏ.
Tại vùng ổ loét, tế bào biểu mô phủ và tuyến của bờ ổ loét tăng sinh, phát triển lan vào nền loét, phủ lên một phần nhưng chưa lấp kín được toàn bộ nền loét.
Bề mặt của nền ổ loét có khá nhiều sợi tơ huyết.
Nền ổ loét, mô hạt trưởng thành rất phát triển. Vùng thanh mạc có phản ứng
40% chuột không thấy tổn thương, chỉ còn dấu tích của ổ loét là vùng lõm hoặc ở thanh mạc có phản ứng viêm nhẹ dính với mô gan. Biểu mô phủ phát triển lên tục, dưới là tuyến, không để lộ cơ niêm. Mô đệm có xâm nhập viêm mạn. 60% chuột có loét dạ dày đã thành sẹo non. Tại vùng ổ loét, tế bào biểu IĨ1Ô phu và các tuyến ở bờ loét tăng chế tiết, tăng sinh và phát triển lan vào nền loét phủ lên ổ loét (trong đó 20% chuột đã phủ kín và 40% chuột chưa phủ kín toàn bộ nền ổ loét). Phía dưới nền ổ loét là mỏ hạt với các huyết quản tân tạo, sợi liên kết, tế bào xơ, tế bào viêm. Lớp bề mặt phía trên nền ổ loét có nhiều sợi tơ huyết, bạch cầu đa nhân. Lớp thanh
Hình ảnh mô học cho thấy, sau 15 ngày điều trị, dạ dày chuột ở tất cả các lô nghiên cứu đều có sự hồi phục đáng kể. Ở lô SBN và lô cimetidin, khả năng hồi phục tốt hơn ỏ lô chứng: ở lô SBN, khoảng 20% chuột không thấy tổn thương chỉ còn lại dấu tích của ổ loét và 80% chuột còn lại đã tạo thành sẹo non. Lô cimetidin, 40% chuột không thấy tổn thương và 60% chuột có vết loét dã thành sẹo non trong đó 20% sẹo phủ kín hoàn toàn). Lô chứng, chưa có chuột hồi phục hoàn toàn, chỉ có 50% chuột tạo sẹo non và 50% chuột có vết loét vẫn tổn thương nặng (vùng ổ loét còn rộng, đáy ổ loét chưa thành sẹo) (Hình 2.5 ; 2.6).
Đại thể dạ dày chuột lô chứng trắng Đại thể dạ dày chuột lô chứng bệnh
_ , _ Đại thể dạ dày chuột lô cimetidin
Đại thể dạ dày chuột lô SBN
Hình 2.5. Hình ảnh đại thể vết loét dạ dày chuột trên mô hình gây loétmạn bằng acid acetic sau 15 ngày điều trị
Vi thể dạ dày chuột lô chứng trắng (HEx40) Vi thể dạ dày chuột lô chứng bệnh (HEx25)
Vi thể dạ dày chuột lô SBN (HEx25) Vi thể dạ dày chuột lô cimetiđin (HEx40) Hình 2.6. Hình ảnh vi thể vết loét dạ dày chuột trên mô hình gây loét bằng acid
acetic sau 15 ngày điều trị
2.2.2. Kết quả về tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori
Vi khuẩn HP và HC1 dịch vị là hai đồng yếu tố quan trong nhất trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, để tìm hiểu cơ chế chống loét dạ dày của Sâm báo chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của cao nước Sâm báo đối với sự phát triển của vi khuẩn HP.
Sau khi thử sơ bộ, chúng tôi nhận thấy ở nồng độ cao 5ml dung dịch cao 1:1 ức chế mạnh sự phát triển của vi khuẩn HP trong 48 giờ nuôi cấy. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng nồng độ này để đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn HP của cao nước Sâm báo. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Khả năng ức ch ế vi khuẩn Helicobacter pylori của Sâm báo.
Thuốc thí nghiệm
Sô lượng vi khuẩn Helicobacter pylori trên ml (x io 2) Trước khi ủ
với thuốc
Sau khi ủ với thuốc
Sau 1 giờ Sau 6 giờ Sau 24 giờ Mẫu chứng
8000 ± 394
1250±559 + +
% tăng so với trước 30,3 + +
Mẫu SBN 6360 ± 793 5640 ± 622 1864± 174
% giảm so với trước 20,5 29,5 76,7
p so với trước >0,05 <0,05 <0,001
(+) không đếm được do HP mọc quá dàv.
Kết quả ở Bảng 2.5 cho thấy cao nước của Sâm báo đều có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau 1 giờ ủ. Khả năng ức chế vi khuẩn của các chế phẩm đều tăng dần theo thời sian ủ với thuốc, mạnh nhất là sau 24 giờ. ở thời điểm 24 giờ sau khi ủ, cao nước Sàm báo làm giảm 76,7% lượng vi khuẩn so với trước khi ủ với thuốc. Trong khi đó ở mẫu đối chứna, sau 1 giờ vi khuẩn HP tăng 30,3%. sau 6 2ĨỜ và 24 giờ không thể đếm được do vi khuẩn HP mọc quá dày.
2.2.3. Kết quả nghiên cứu về độc tính của Sâm báo 2.2.3.I. Kết quả về độc tính cấp
Sau khi cho các lô chuột uống thuốc thử theo liều tãng dần từ 100g/kg đến 180g/kg cân nặng (qui ra dược liệu), theo dõi 72 giờ không thấy có chuột chết ở tất cả các lô thí nghiệm. Vì vậy, chưa xác định được LD50 của cao nước Sâm báo trên chuột nhắt trắng qua đường uống. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy ở tất cả các lô nghiên cứu, chuột vẫn ăn, uống, hoạt động và bài tiết bình thường, không có biểu hiện gi khác thường trong suốt 7 ngày theo dõi.
2.2.3.2. Kết quả về độc tính bán mạn
• Tình trạng chung và sự thay đổi trọng lượng của thỏ.
- Ảnh hưởng của Sâm báo đến tình trạng chung
Trong suốt thời gian 30 ngàv nghiên cứu, thỏ ở tất cả các lô vẫn ăn uống, hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, phân khô. Không thấy biểu hiện gì khác thường ở cả 3 lô thỏ trong suốt thời gian nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của Sâm báo đến trọng lượng thỏ Kết quả trình bàv trong Bảng2.6.
Bảng 2.6. Ảnh hưởng của Sâm báo đến trọng ỉượng thỏ
Thời gian
Cân nặng (kg) p so với
chứng
Lô chứng Lô SBNj Lô SBN2
Trước uống thuốc 2,31±0,07 2,13±0,06 2,2±0,21 >0,05
Sau 15 ngày uống thuốc 2,44±0,09 2,33±0,06 2,42±0,25
% tăng trọng lượng 5,4 9,4 9,1
p trước-sau <0,01 <0,01 <0,01 >0,05
Sau 30 ngày uống thuốc 2,74±0,08 2,57±0,05 2,64±0,05
% tăng trọng lượng 18,4 20,9 20,6
p trước-sau <0,01 <0,01 <0,01 >0,05
Kết quả Bảng 2.6 cho thấy, trọng lượng thỏ ở cả lô chứng và 2 lô thử đều tăng so với trước khi dùng thuốc (p<0,01). Tuy nhiên, sự thay đổi về trọng lượng thỏ giữa các lô thử so với lô chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
• Ảnh hưởng của Sâm báo lên một sô' chỉ số huyết học của thỏ Kết quả trinh bày trong Bảng 2.7, 2.8, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12, 2.13.
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của Săm báo đến sô' lượng hồng cầu trong máu thỏ
Thòi gian
Sô lượng hồng cầu (triệu/m m 3) p so với chứng
Lô chứng Lò SBNx Lô SBN2
Trước uống thuốc 5,17±0,10 5,0+0,16 5,31±0,14 >0,05
Sau 15 ngày uống thuốc 5,23±0,24 5,21 ±0,18 5,46±0,15
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
1 Sau 30 ngàv uống thuốc 5,31±0,205 5,29±0,096 5,35±0,13
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảng 2.7 cho thấy, sau 15 và 30 ngàv uống thuốc, số lượng hồng cầu trong máu thỏ ở các lô thử thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước khi uống thuốc và so với lô chứns (p>0,05).
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của Sâm báo đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu thỏ
Thời gian
Thể tích trung bình hồng cầu (|im 3) p so với chứng
Lô chứng Lô SBNj Lô SBN2
Trước uống thuốc 64,5±0,90 64,9±0,58 63,8±0,60 >0,05
Sau 15 ngày uống thuốc 65,4±0,82 65,5±0,38 64,4±0,51
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Sau 30 ngàv uống thuốc 65,5±0,80 65.7±0,60 65,0±0,56
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảns 2.8 cho thấv, sau 15 và 30 ngày uống thuốc, thể tích trung binh hồng cầu trong máu thỏ ở các lô thử thay đổi không có ý nghĩa thốna kê so với trước khi uống thuốc và so với lô chứng (p>0,05).
Bảng 2.9. Ảnh hưởng của Sâm báo đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ
Thời gian
Huyết sắc tô (g/dl)
Lô chứng Lô SBNj Lô SBN2 p so với chứng
Trước uống thuốc 9,4±0,30 10,1+0,26 9,9±0,26 >0,05
Sau 15 ngày uống thuốc 10,4±0,48 10,1±0,33 10,6±0,26
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Sau 30 ngày uống thuốc 10,3±0,24 10,7±0,20 10,5±0,25
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảnơ 2.9 cho thấv, sau 15 và 30 ngàv uống thuốc, hàm lượng huvết sắc tố trong máu thỏ ở các lô thử thav đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước khi uống thuốc và so với lô chứng (p>0,05).
Bảng 2.10. Anh hưởng của Sâm báo đến hematocrit trong máu thỏ
Thời gian
Hem atocrit (%)
p so với chứng
Lô chứng Lô SBNi Lô SBN2
Trước uống thuốc 33,3±0,55 35,2±1,03 33,8±0,73 >0,05
Sau 15 ngày uống thuốc 34,2± 1,46 34,2±1,1 35,1±0,77
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Sau 30 ngày uống thuốc 35,2±1,10 35,7±0,53 34,9±0,81
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảng 2.10 cho thấy, sau 15 và 30 ngày uống thuốc hematocrit trong máu thỏ ở các lô thử thay đổi không có V nghĩa thống kê so với trước khi uống thuốc và so với lô chứng (p>0,05).
■> 7 V ;
Bang 2.11. Anh hưởng của Sâm báo đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ
Thòi gian
Sô lượng bạch cầu (109/1) p so với chứng
Lô chứng Lô SBNj Lô SBN,
Trước uống thuốc 6,6±0,51 6,6±0,79 6,3±0,41 >0,05
Sau 15 ngày uống thuốc 6,3±0,71 6,8±0,63 6,1±0,37
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Sau 30 ngàv uống thuốc 7,6+0,49 7,3-0,95 6,4±0,57
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảng 2.11 cho thấy, sau 15 và 30 ngày uống thuốc, số lượng bạch cầu trong máu thỏ ở các lô thử thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước khi uống thuốc và so với lô chứns (p>0,05).
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của Sâm báo đến công thức bạch cầu trong máu thỏ
Thòi gian Công thức bạch cầu (% ) p so với
chứng
T hành phần Lô chứng Lô SBNj Lô SBN,
Trước uống thuốc
Lympho Trims tính
89,0±1,3 11,0±1,3
87,7±2,0 12,3±2,0
89,6±1,9
10,4±1,9 >0,05 Sau 15 ngày
uống thuốc
Lympho Truns tính
91,7±1,0 8,2±1,0
91,4±1,6 8,6±1,6
89,0±2,6
11,0±2,6 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
Sau 30 ngày uống thuốc
Lympho Trung tính
87,7±2,5 12,3±2,5
88,0±2,0 12,0±2,0
88,7±1,9
11,3±1,9 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảng 2.12 cho thấy, tỉ lệ bạch cầu lympho và đa nhân trung tính ở 2 lô thỏ dùng Sàm báo liều 3g/kg và 9g/kg trong 30 ngày liên tục thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước khi dùng thuốc và so với lô chứng(p>0,05).
Bảng 2.13. Ánh hưởng của Sâm báo đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ
Thời gian
Số lượng tiêu cầu (109/I)
p so với chứng
Lô chứng Lô SBNt Lô SBN,
Trước uống thuốc 337,9±59,5 377,1±59,3 320,8±47,2 >0,05
Sau 15 ngày uống thuốc 315,7±28,4 308,7±25,3 327,8±19,6 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
Sau 30 ngày uống thuốc 359,4+65,5 321,5±23,0 297,4+11,3 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảng 2.13 cho thấy, sau 15 và 30 ngày uống thuốc, số lượng tiểu cầu trong máu thỏ ở các lô thử thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước khi uống thuốc và so với lô chứns (p>0,05).
• Ảnh hưởng của Sám báo đến chức năng gan thỏ
Kết quả đánh siá ảnh hưởng của Sâm báo đối với chức năng gan được trình bày ở các Bảng 2.14, 2.15, 2.16, 2.17, 2.18.
*ằ ’
Bang 2.14. Anh hưởng của Sâm báo đến hoạt độ AST trong máu thỏ
Thời gian Hoạt độ AST (ƯI/L) p so với
chứng
Lô chứng Lô SBNj Lô SBN2
Trước dùng thuốc 41,5±2,23 43,1 ±2,45 43,5±1,55 >0,05
Sau 15 ngày dùng thuốc 43,5±2,70 44,6±2,36 43,7±2,24 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
s au 30 ngày dùng thuốc 43,9±3,17 43,9±2,40 42,5±1,92 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
Bảng 2.15. Anh hưởìĩg của Săm báo đến hoạt độ ALT trong máu thỏ
Thòi gian
Hoạt độ ALT (ƯI/L) p so với
chứng
Lô chứng Lô SBNi Lô S B N 2
Trước uốn 2 thuốc 50,3±1,89 54,1±2,32 54,7±2,86 >0,05 Sau 15 ngày uống thuốc 53,6±1,89 55,6±2,25 56,3±3,11 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
s au 30 ngày uống thuốc 50,8±2,18 54,8±1,97 55,8±1,19 >0,05
p trước-sau >0,05 >0,05 >0,05
Kết quả ở Bảng 2.14 và 2.15 cho thấy, sau 15 và 30 ngày uống thuốc, hoạt độ enzym AST và ALT ở các lô thử thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước khi dùng thuốc và so với lô chứns (p>0,05).