Một số giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu Mối Quan Hệ Giữa Chính Trị Và Kinh Tế Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Nước Ta (Trang 24 - 29)

III. Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của chính trị trong hội nhập kinh tế ở nước ta

2. Một số giải pháp cơ bản

2.1. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ làm cơ sở cho sự chủ động hội nhập quốc tế

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trì của một quốc gia, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn phát triển. Có giữ được độc

lập tự chủ, mới duy trì được phát triển bền vững và có hiệu quả cho chính ngay nền kinh tế trong mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế Và để đảm bảo độc lập tự chủ về chính trị, thì phải xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ. Đây là bài học kinh nghiệm thực tế không chỉ của riêng nước ta mà còn của không ít quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hơn thế, giờ đây nước ta phát triển kinh tế để đi lên CNXH trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các lực lượng chống phá CNXH thường xuyên tìm cách ngăn cản và phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nếu không tạo dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ, thì rất dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực xấu, thù địch lợi dụng vấn đề kinh tế để lôi kéo, hoặc khống chế, ép buộc chúng ta phải thay đổi chế độ chính trị. đi chệch quỹ đạo của CNXH. Nói cách khác, có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để bảo đảm cho sự độc lập tự chủ bền vững về chính trị. Không thể có độc lập tự chủ về chính trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế. Độc lập tự chủ về kinh tế là cơ sở cho độc lập tự chủ về các mặt khác, làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của một quốc gia.

Bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là bảo đảm vững chắc định hướng XHCN và giữ vững những giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc trong công cuộc phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Không phải chờ đến khi đạt trình độ phát triển cao mới đặt vấn đề giữ vững độc lập tự chủ, mà ngay từ đầu, ngay bây giờ đã phải bảo đảm yêu cầu cơ bản về độc lập tự chủ. trước hết là về đường lối chính trị, các nguyên tắc cơ bản về phát triển kinh tế. Đương nhiên, xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là một quá trình lâu dài. đi từ thấp đến cao, ngày càng hoàn chỉnh, ngày càng bền vững hơn.

2.2. Đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng và đổi mới hệ thống luật kinh tế phù hợp mới luật kinh tế thương mại quốc tế

Công cuộc đổi mới, cải cách bộ máy hành chính cần tập trung vào các việc chủ yếu sau:

Phân biệt rõ ràng chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật kinh tế. tạo cơ sở pháp lý để xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hưởng XHCN, giải phóng và phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo khung pháp lý phù hợp với luật lệ quốc tế. bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiện thực khách quan, quy trình xây dựng thể chế pháp luật cần được đổi mới, nhất thiết phải sử dụng cơ chế phản biện, thẩm định hợp lý, nâng cao năng lực, thu hút tối đa sự tham gia của đội ngũ chuyên gia vào việc xây dựng pháp luật, thể chế.

Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cần được cải cách trên cơ sở phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm; tinh giản, kiện toàn tổ chức theo mô hình quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực bao quát trong phạm vi cả nước đối với tất cả các thành phần kinh tế; cải tiến phương thức hoạt động, sự chỉ đạo của các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng những biến động của thị trường.

những thách thức của quá trình hội nhập.

Xây dựng và hoàn chỉnh thể chế, hệ thống văn bản tiêu chuẩn nghiệp vụ làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý cán bộ công chức theo tinh thần của chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới. Công tác cán bộ, công chức cần được đổi mới từ khâu quy hoạch, thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, sử dụng, quản lý đến xây dựng các chế độ chính sách. Chính sách tiền lương cần được cải cách theo hướng trả lương tương xứng với nhiệm vụ, gắn với sự phát triển kinh tế xã hội, trả đúng là thực hiện đầu ru phát triển.

Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu, xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của chính quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ yêu cầu do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra, từ nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật đề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong 5-10 năm tới là hết sức to lớn. Công tác này phải được gắn với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế, Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật của Việt Nam trong 0 năm tới.

2.3. Nâng cao năng lực, tính chủ động, sáng tạo, tinh thần tự chịu trách nhiệm của các địa phương, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một trong những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là: hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, để thành phần kinh tế nhà nước thực sự đảm nhiệm được sứ mệnh "lực lượng chủ đạo trong hội nhập", cần đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và việc nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp này trong hội nhập nói riêng. Do đó. cần phải tiếp tục tăng cường cải cách, đổi mới một cách toàn diện các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính tự chủ, hiệu quả và khả nàng cạnh tranh,

Cùng với đó, tăng cường vai trò, tinh chủ động, quyền tự chủ của chính quyền địa phương trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với đặc thù, thế mạnh của địa phương mình. Giao cho địa phương quyền và trách nhiệm nhiều hơn nữa trong thu hút, quản lý các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Điều cần lưu ý khi thực hiện giải pháp này là Nhà nước phải xác lập một cơ chế quan hệ giữa Trung ương và địa phương làm sao để chính sách, văn bản, quy định của địa phương, của các cơ sở sản xuất kinh doanh không đi ngược lại chủ trương, đường lối, chính sách chung của Trung ương, đồng thời không được mâu thuẫn với những cam kết của chính phủ Việt Nam với các nước khác và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này có nghĩa, tăng cường quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho địa phương và cơ sở trên nguyên tắc không để xảy ra tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".

2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế là một hoạt động tự giác, có chủ đích của những chủ thể nhất định, do vậy vai trò của chủ thể, cụ thể là của những người lãnh đạo, quản lý, giám sát, trực tiếp tham gia hoạt động này là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của hội nhập. Đây là một vấn đề lớn, liên quan đến cả hệ thống chính. Với yêu cầu của hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến trình độ chuyên môn, năng lực vận hành và khả năng ứng phó linh hoạt, hiệu quả trước sự phát triển rất nhạy cảm của kinh tế thị trường. Để đạt được điều đó, các tiêu chuẩn cán bộ, nhất là những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến hội nhập quốc tế, phải được lượng hoá một cách cụ thể. Nếu việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ chỉ dừng lại ở những tiêu chuẩn định tính, thì sẽ rơi vào trạng thái chung chung và không thể đem lại hiệu quả mong muốn.

Triển khai hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện đường lối đổi mới đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi sự nghiệp cách mạng. Việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng lúc, đúng năng lực, sở trường và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, kế hoạch khoa học, hợp lý sẽ góp phần đảm bảo thắng lợi cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta. Đồng thời người cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh thế giới và trong nước phức tạp như hiện nay đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức trong sang, lối sống lành mạnh, tự giác đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ địa phương, có lập trường tư tưởng, bản lĩnh lĩnh chính trị vững vàng và lòng tự trọng dân tộc cao.

Một phần của tài liệu Mối Quan Hệ Giữa Chính Trị Và Kinh Tế Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Nước Ta (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)