MỤC TIÊU
1. Phân tích được 10 phẩm chất thiết yếu của người Ddiefu dưỡng trưởng.
2. Trình bày được những phẩm chất không phù hợp với người lãnh đạo, quản lý.
3. Liên hệ thực tế những phẩm chất thiết yếu của người điều dưỡng trưởng hiện nay.
NỘI DUNG 1. MỞ ĐẦU
Trong xã hội và cũng như trong hoạt động của các tổ chức luôn đề cao những người có khả năng quản lý và lãnh đạo, ai cũng đều mơ ước có một người lãnh đạo với đầy đủ những phẩm chất thiết yếu mà họ mong đợi.
Những phẩm chất thiết yếu của người quản lý và lãnh đạo của người Điều dưỡng trưởng có cùng phẩm chất tương tự như những người lãnh đạo của các lĩnh vực khác, song có mang những đặc thù nghề nghiệp của điều dưỡng, đó là một nghề vừa mang tính khoa học, tính chuyên nghiệp và tính chất của một ngành dịch vụ công cộng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe luôn phải thách thức với những mong đợi ngày càng cao của nhân dân.
Những phẩm chất thiết yếu của người lãnh đạo nói chung, người điều dưỡng trưởng nói riêng bao gồm các nội dung dưới đây:
2. NHỮNG PHẨM CHẤT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG 2.1. Có tầm nhìn
Tầm nhìn là sự tuyên bố về hướng phát triển trong tương lai của một tổ chức. Tầm nhìn giúp người lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức đưa ra lộ trình phát triển của tổ chức trong tương lai, đưa ra mục tiêu chung cho các thành viên trong tổ chức phấn đấu và định hướng cho việc đưa ra các quyết định ưu tiên đầu tư về nguồn lực. Người ta cho rằng “tầm nhìn tỷ lệ thuận với tài sản của một người”. Người quản lý và lãnh đạo phải có tư duy dài hạn để xây dựng cho tổ chức của mình một tầm nhìn hướng vào tương lai. Quá trình xây dựng tầm nhìn trải qua ba bước cơ bản:
- Phân tích môi trường: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Phát triển tầm nhìn: Hướng phát triển để đưa ra tầm nhìn chiến lược mang tính bao quát, dám thực hiện những đổi mới.
- Truyền đạt tầm nhìn: Làm cho mọi nhân viên hiểu về tầm nhìn của tổ chức, tạo cho nhân viên niềm tin và và cam kết phấn đấu đạt được tầm nhìn của tổ chức.
Người quản lý và lãnh đạo một tổ chức phải là người xác định tầm nhìn, bảo vệ tầm nhìn, truyền đạt chiến lược phát triển ở các cấp độ của tổ chức, coi khó khăn là cơ hội, khuyến khích ý tưởng sáng tạo và truyền nhiệt huyết cho nhân viên để tạo năng lượng cho sự đổi mới và biến điều trở ngại thách thức thành cơ hội.
Căn cứ vào phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức Hội Điều dưỡng Việt Nam trong Kế hoạch chiến lược phát triển Hội đã đưa ra tầm nhìn như sau “Đến năm 2015 Hội Điều dưỡng Việt Nam trở thành tổ chức chuyên nghiệp trong vận động chính sách, đào tạo nâng cao năng lực hội viên và phát triển các chuẩn thực hành nghề Điều dưỡng tại Việt Nam”. Những thành tựu đạt được trong những năm qua khẳng định Hội Điều dưỡng Việt Nam đã xác định tầm nhìn đúng đắn và tầm nhìn này đã đóng góp quan trọng vào việc xác định hướng đi với những ưu tiên mà Hội Điều dưỡng Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.
2.2 Đổi mới
Người Điều dưỡng trưởng hiệu quả phải là người đổi mới (Innovator):
người có tư tưởng đổi mới là người có sự hiểu biết về hiện trạng, người có tầm nhìn, có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo và quan trọng hơn hết là người có thể khích lệ những người xung quanh thực hiện những cải cách để biến ý tưởng thành hiện thực. Người Điều dưỡng trưởng hiệu quả phải là người có khát vọng đổi mới, tạo dựng được môi trường văn hóa đổi mới thúc đẩy mọi nhân viên mạnh dạn đưa ra các ý tưởng sáng tạo và ý chí quyết tâm biến ý tưởng thành các đề án đổi mới.
Trong bối cảnh chung của Ngành điều dưỡng hiện nay, có hàng loạt các vấn đề đặt ra đang chờ đợi ý chí quyết tâm của người điều dưỡng trưởng như: đổi mới tư duy về vai trò của người điều dưỡng, đổi mới phương thức đào tạo điều dưỡng, phương thức phân công chăm sóc người bệnh, phương thức thực thi chức năng chủ động của người điều dưỡng, đổi mới cách thức giao tiếp ứng xử với người bệnh v,v.. Đây là những vấn đề hết sức cơ bản để
24
tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh và tăng cường hình ảnh của người điều dưỡng Việt Nam.
2.3. Tự tin
Tự tin là một trong những phẩm chất dẫn đến thành công. Một người lãnh đạo muốn thành công thì phải tin tưởng vào những gì mình làm, phải tin tưởng vào những gì mình kêu gọi người khác làm và phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình.
Tự tin hình thành từ sự từng trải, qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có.
Những phẩm chất thiếu tự tin, bi quan, thất vọng, không làm chủ được bản thân… không phù hợp với người Người Điều dưỡng trưởng. Trong giai đoạn hiện nay, người điều dưỡng trưởng tự tin là người có các đặc tính sau đây:
- Về tâm lý nghề nghiệp: Khắc phục tâm lý tự ti nghề nghiệp và vượt lên trên các định kiến lạc hậu.
- Về học tập: Có ý chí học tập vươn lên, có chí tiến thủ trong nghề nghiệp.
- Về công việc: Năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và khi đã nhận thì cố gắng hoàn thành tốt.
- Trong giao tiếp: Bình tĩnh, chủ động, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến, dũng cảm bảo vệ lẽ phải.
2.4. Quyết đoán
Người lãnh đạo phải luôn ý thức về sứ mệnh chỉ huy của mình, sứ mệnh đại diện cho tổ chức và phải làm cho những người dưới quyền tôn trọng và chấp nhận quyền của mình. Đôi khi, người lãnh đạo cũng cần “nhẫn tâm” một chút trong việc sa thải, kỷ luật nhân viên nếu như hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của tổ chức. Là người Điều dưỡng trưởng mọi nhân viên luôn trông chờ người lãnh đạo đưa ra những quyết định kịp thời. Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo.
Người điều dưỡng trưởng quyết đoán là người đưa ra các quyết định quản lý của riêng mình nhưng biết tôn trọng ý kiến của tập thể. Muốn vậy, người điều dưỡng trưởng phải biết cách xác định vấn đề, phân tích các giải pháp, cân nhắc các yếu tố về lợi ích, chi phí và các yếu tố tác động khác trước khi đưa ra các quyết định giải quyết các vấn đề. Điều dưỡng trưởng phải tích lũy kiến thức
trong môi trường tổ chức, rút kinh nghiệm từ những sai lầm và liên tục học tập cập nhật kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
2.5. Giỏi chuyên môn
Là người điều dưỡng trưởng, bạn luôn có hai vai trò rất quan trọng bạn cần phải thực thi hàng ngày, đó là vai trò của một người quản lý và vai trò chuyên môn. Hai vai trò này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Khi bạn là người quản lý các thành viên trong nhóm cần bạn định hướng và dẫn dắt; họ cần có niềm tin là bạn có khả năng định hướng chính xác, chỉ đạo hợp lý và điều phối hiệu quả các hoạt động để mang lại kết quả tốt nhất. Nếu bạn vừa là người quản lý và vừa là một chuyên gia đích thực các thành viên trong nhóm sẽ ngưỡng mộ năng lực chuyên môn của bạn, họ sẽ đặt niềm tin vào khả năng chỉ đạo, điều hành của bạn.
Để có năng lực chuyên môn giỏi, Điều dưỡng trưởng cần cập nhật thông tin mới nhất, thông tin tổng quát về ngành nghề của mình cũng như thông tin liên quan đến những công việc cụ thể mình đang làm. Nên khéo léo “giới thiệu” với cấp dưới, đồng nghiệp và cấp trên về kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc của mình khi giao tiếp với đồng nghiệp. Nên chú ý bảo vệ hình ảnh của mình, nếu được yêu cầu hợp tác trong những việc có khả năng thành công thấp, bạn nên phân tích và đưa ra ý kiến tại sao không nên thực hiện, thay vì tham gia một cách vô điều kiện để hình ảnh và danh tiếng của bạn bị ảnh hưởng.
2.6. Sử dụng nhân lực hiệu quả
Sử dụng nhân viên hiệu quả là quá trình thực hiện các hoạt động tiếp nhận, đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức, đồng thời đáp ứng các mục tiêu mong đợi của cá nhân người lao động trong tổ chức.
Thu hút người có khả năng: Thực tế, trong giai đoạn hiện nay tri thức quan trọng hơn tiền và công nghệ, người có tài, có năng lực quan trọng hơn ngân sách hay công nghệ. Vì vậy, người giỏi, có năng lực có nhiều lựa chọn việc làm và tìm đến những tổ chức có uy tín và có mức thu nhập cao.
Quy tụ nhân viên: Mọi tổ chức, muốn thành công phải quy tụ mọi nhân viên, phải tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết, đó là một nguyên lý kinh điển. Người quản lý và lãnh đạo quy tụ nhân viên bằng cách tìm họ, khám phá họ, tiếp đón họ, chọn họ, huấn luyện họ, sử dụng họ, mến yêu họ và tôn vinh họ.
26
Phát hiện và bồi dưỡng người có năng lực: Sẵn sàng bố trí, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho nhân viên đặc biệt là người có năng lực được thường xuyên học tập, nghiên cứu, tham gia hội thảo khoa học để phát triển.
Phân công nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp: Đặt ra những yêu cầu và giao nhiệm vụ mang tính thách thức cho nhân viên, tạo cảm giác họ là người quan trọng, không bao giờ được phép tạo ra không khí nhàn rỗi trong tổ chức vì điều này sẽ làm mất ý chí làm việc của nhân viên. Nếu người quản lý và lãnh đạo không biết bố trí nhân viên và tổ chức công việc phù hợp sẽ phá vỡ trình độ văn minh của quản lý lao động và văn hoá tổ chức.
Chọn người cộng tác dám nói sự thật: Người quản lý và lãnh đạo thành công phải là người biết lắng nghe và chấp nhận những quan điểm khác mình để có thêm các thông tin trong quá trình đưa ra các quyết định quản lý.
Đánh giá cao nhân viên: Một khi nhân viên được đánh giá đúng, họ sẽ sẵn sàng đóng góp công sức vào mục tiêu chung của tổ chức và có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn, mang lại những giá trị thặng dư, mang lại uy tín và thương hiệu cho tổ chức.
2.7. Hài hòa lợi ích
Chấp nhận thiệt thòi là một yêu cầu cao và là một yêu cầu thiết yếu đối với người lãnh đạo. Điều dưỡng trưởng (head nurse) cũng đồng thời là người chị đứng đầu trong đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh (sister) và là người quản gia (matron) phải thực sự là tấm gương tốt về đạo đức nghề nghiệp, về tinh thần tập thể, không lợi dụng người bệnh, không thu vén cá nhân thì mới trở thành người điều dưỡng trưởng thực sự hiệu quả và có sức ảnh hưởng tới các nhân viên khác.
2.8. Giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng nói: Nói ngắn gọn, khúc triết, chính xác, có khả năng trình bày quan điểm và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả. Điều dưỡng trưởng phải biết trình bày một cách lưu loát, nhạy cảm với những quan tâm của người khác và biết đưa thông tin làm giải tỏa căng thẳng về tinh thần của người bệnh, gia đình người bệnh và đồng nghiệp.
Kỹ năng nghe: Biết lắng nghe là điều không dễ đối với nhà quản lý nói chung và điều dưỡng trưởng nói riêng. Lắng nghe ý kiến tán thành thì dễ, việc lắng nghe ý kiến trái ngược khó hơn, thậm chí có người vừa nghe một ý kiến trái ngược đã cảm thấy khó chịu, nhưng trong không ít trường hợp, ý kiến trái ngược, ý kiến thuộc về thiểu số lại là ý kiến đúng. Vì vậy, điều dưỡng trưởng
phải khắc phục yếu tố tâm lý, gạt bỏ "cái tôi", bình tâm lắng nghe ý kiến trái ngược, càng không được phân biệt đối xử với người đưa ra ý kiến trái ngược.
Điều dưỡng trưởng cần phải có đức tính kiên nhẫn và không vội vàng bộc lộ bản thân, nhiều khi im lặng cũng là một phẩm chất lớn.
Kỹ năng viết: Là điều dưỡng trưởng, bạn cần có kỹ năng văn bản như cách viết một công văn giao dịch, cách viết một báo cáo, cách viết một biên bản cuộc họp vừa đúng thể thức quy định vừa có nội dung phù hợp và cách trình bày sáng sủa, thuyết phục.
2.9. Công bằng
Điều dưỡng trưởng là người phân công công việc, người nhận xét đánh giá nhân viên, người thường đưa ra các đề xuất về các cơ hội học tập và thăng tiến của mỗi nhân viên. Vì vậy, điều dưỡng trưởng luôn luôn trong tầm quan sát của mọi nhân viên về sự công bằng. Sự công bằng của người điều dưỡng trưởng sẽ tạo ra sự đoàn kết nội bộ và sẽ tạo ra động cơ phấn đấu cho mọi nhân viên trong tổ chức.
Sự công bằng của điều dưỡng trưởng được thể hiện nhiều nhất qua các hoạt động sau đây:
- Phân công công việc một cách công bằng: Việc phân công công việc của điều dưỡng trưởng phải bảo đảm hai nguyên tắc cơ bản: một là phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân trong từng thời kỳ và hai là luân phiên, luân chuyển nhân viên giữa các công việc. Việc thực hiện hai nguyên tắc này vừa bảo đảm an toàn cho người bệnh và vừa tạo cho nhân viên có các cơ hội như nhau trong việc thực thi công việc.
- Nhìn nhận nỗ lực của mọi nhân viên một cách công bằng: Điều dưỡng trưởng không nên để tình cảm riêng tư xen kẽ vào công việc, dẫn đến dễ dàng với một số người và khắt khe với một số người khác. Để trở thành người quản lý công bằng, điều dưỡng trưởng cần có tấm lòng độ lượng, không định kiến và giúp nhân viên có cơ hội khắc phục thiếu sót. Nếu ai đó có nỗ lực trong công việc, trong học tập thì bạn hãy khen ngợi họ, đừng duy trì những định kiến cá nhân.
- Khen và chê một cách công bằng: Nghiêm túc và đòi hỏi cao ở nhân viên không đồng nghĩa với bắt bẻ hay hạch sách nhân viên. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ xứng đáng được khen. Ngược lại, khi phạt cũng phải mang tính xây dựng, không nên mắng mỏ. Cảnh cáo nên bắt đầu từ khen ngợi, sau đó chỉ cho nhân viên biết khuyết điểm của họ. Nếu khen thưởng và kỷ luật thiếu công bằng, chưa xác đáng thì sẽ gây ra sự phản cảm của nhân viên. Phê bình nhân
28
viên công khai trước tập thể chỉ áp dụng trong những trường hợp khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả.
- Tạo cho nhân viên các cơ hội học tập, thăng tiến công bằng: Bất cứ nhân viên nào trong tổ chức cũng mong muốn được học tập nâng cao trình độ, mong muốn được tăng lương và mong muốn được đề bạt vào các vị trí công việc quản lý và lãnh đạo trong khoa và chính mong muốn đó tạo nên động cơ phấn đấu để tiến bộ. Vì vậy, điều dưỡng trưởng cần quan tâm đến các nguyện vọng của các cá nhân và bố trí công việc hợp lý để vừa duy trì được công việc chăm sóc người bệnh, vừa phát triển được năng lực nhân viên và vừa tạo động cơ phấn đấu cho mọi nhân viên trong khoa và trong bệnh viện.
2.10. Lịch sự
Lịch sự là sự tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, là đặc điểm của một người có giáo dục. Lịch sự được thể hiện ra bên ngoài là những hình thức lễ phép do con người trong xã hội thiết lập và công nhận, nhằm đối xử với nhau một cách tôn trọng và làm cho cuộc sống cộng đồng thêm thân thiện. Chân thành là cái ở bên trong con người. Lịch sự phải gắn với chân thành, nếu lịch sự mà thiếu chân thành thì đó chỉ là cái vỏ. Đối với người điều dưỡng trưởng, lịch sự được thể hiện ở các khía cạnh dưới đây:
Mệnh lệnh điều hành lịch sự: Những mệnh lệnh được đưa ra trong tổ chức có tính lịch sự thường mang lại hiệu quả cao hơn là mệnh lệnh thiếu sự tôn trọng người khác. Con người, bao giờ cũng có xu hướng chống lại sự thô bạo - một tính chất trái ngược với lịch thiệp và tế nhị. Nếu người lãnh đạo không cảm hóa được nhân viên bằng sự lịch thiệp, tế nhị thì sẽ phải sử dụng hạ sách
"vũ lực". Một nhà quản lý tốt phải là người luôn có thái độ đúng mực và biết cách động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi trung thực và lịch sự, chứ không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng.
Câu nói lịch sự: Câu chào hỏi luôn thường trực trên miệng khi gặp gỡ, tiếp xúc với người bệnh, người nhà người bệnh, kèm theo cúi đầu và nụ cười thân thiện. Lời “cảm ơn” để bày tỏ lòng biết ơn người đã giúp mình và lời đáp lại khi nhận lời cảm ơn. Xin lỗi khi làm phiền, va chạm với người khác; nhờ lời xin lỗi, ta sẽ hóa giải tính nóng nảy, sự tức giận của người khác và đáp lại lời xin lỗi “Không sao đâu”, chứ đừng cự nự, cằn nhằn. Luôn luôn dùng câu nói
“làm ơn, xin phép, xin vui lòng” để mở đầu cho một yêu cầu, một lời đề nghị giúp đỡ. Nhờ câu nói này, người khác sẽ vui lòng và sẵn sàng dành thời gian,