YÊU CẦU CỤ THỂ

Một phần của tài liệu bộ đề ôn luyện ngữ văn vào lớp 10 cực hay nha (Trang 80 - 89)

CẨU 3: Dựa vào ý chủ đề bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, hãy viết một văn bản nghị luận (khoảng một trang giấy thi) bàn về lẽ sống cao đẹp của

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

I. Mở bài: giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn.

1-Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những

Tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thứ 2 và

thứ 3 của bài thơ.

2-ND đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành

kính, thiêng liêng,sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.

II. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về ND và NT của đoạn thơ:

1. Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

- sử dụng điệp ngữ “ngày ngày …đi qua, đi trong…” diễn tả dòng chảy của thời gian ngày tiếp ngày vô tận. Trong cái vô tận của thời gian ấy là cái vĩnh viễn, bất tử của tên tuổi Người.

- phát hiện sự tương phối của 2 hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng../ Mặt trời trong lăng” và tìm thấy mối quan hệ đối ngẫu của 2 hệ giá trị Vũ trụ và Con người. Sự liên tưởng này tô đậm màu sắc trí tuệ cho bài thơ.

(Ý này chỉ tính cho bài làm đạt khung điểm tối đa 4 đến 5 điểm).

- hai hình ảnh “mặt trời” - một hình ảnh tả thực và một hình ảnh ẩn dụ - được nối với nhau

bằng chứ “thấy” là một sáng tạo: Người và thiên nhiên vũ trụ vô cùng gần gũi;

đồng thời

liên tưởng này còn nói lên được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa cuộc đời của

Bác với dân tộc và nhân loại.

2. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc lòng thương nhớ vô tận của con người VN và nhân loại với Bác.

- hình ảnh giàu giá trị biểu cảm “dòng người đi trong thương nhớ” vừa chân thực vừa có ý

nghĩa khái quát:Tình cảm nhân dân dành cho Người có cội rễ bền lâu như dòng sông

không bao giờ cạn.

- liên tưởng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một liên tưởng độc đáo, phù

hợp với khung cảnh viếng lăng Người làm cho hình tượng thơ thêm cao quý lộng lẫy.

3. Ở khổ thơ tiếp theo

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Chủ đạo vẫn là mạch cảm xúc trở về với niềm xót xa thương tiếc khi nghĩ về sự ra đi của Người.

- Nhà thơ đã viết những dòng thơ giàu nhạc tính với những hình ảnh gầngũi:

giấc ngủ bình yên… vầng trăng dịu hiền” tạo tình cảm tự nhiên, thân thuộc.

- Nhưng dẫu biết “trời xanh là mãi mãi”, sự thật về việc Bác không còn nữa làm những

giọt lệ thương tiếc lặng thầm vẫn cứ rưng rưng và con tim chợt nhói đau khó tả. Bác nằm trong lăng như đang trong giấc ngủ bình yên, có vầng trăng dịu hiền làm bạn. Nhưng cũng chính vì nhận ra sự vĩnh hằng ấy mà nhà thơ đau đớn hiểu rằng chúng ta sẽ vĩnh viễn xa Người.

- Nỗi đau ở con tim vừa là nỗi đau tinh thần vừa là nỗi đau thể xác. Đây là cảm giác có thực với bất kỳ ai khi đến viếng Bác Hồ kính yêu.

- Hai hình ảnh kì vĩ, lộng lẫy “vầng trăng, trời xanh” là những ẩn dụ đặc

sắc nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta suy ngẫm về cái bất diệt vô tận của vũ trụ đến cái bất tử vô cùng cao cả của con Người.

III. Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

- Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng

không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không dấu được cùng với cảm thức về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.

- Đoạn thơ còn cho ta thấy một tài thơ của thế hệ nhà thơ đàn anh: Giàu chiêm nghiệm và suy tư, với nghệ thuật

dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc sang trọng.

Cách cho điểm:

Điểm 4.0-5,0: Đạt các yêu cầu chung, cơ bản đạt các yêu cầu cụ thể; bố cục chặt chẽ, văn viết

mạch lạc, có cảm xúc; có một vài lỗi không đáng kể.

Điểm 3,0-3,75: Đạt một phần Yêu cầu chung- Yêu cầu 1; đạt các 2/3 số ý của Yêu cầu cụ thể

-không tính ND 2 cúa ý 1, ND 4 của ý 3 ; có chú ý về bố cục, lời văn; có một số lỗi không đáng kể.

Điểm 2,0-2,75: Nắm được tinh thần của bài thơ, khai thác đoạn thơ tập trung vào khía cạnh nội dung, có phân tích hình ảnh, câu chữ nhưng chưa sâu. Đạt 1/2 số ý của Yêu cầu cụ thể-không tính ND 3 của ý 1; có chú ý về bố cục, lời văn nhưng nhiều chỗ diễn đạt vụng và mắc nhiều lỗi chính tả.

Điểm dưới 2,0: Nắm tác phẩm hời hợt, làm bài không đúng hướng, sai rất nhiều về diễn đạt và từ ngữ, chữ viết xấu.

Trường hợp HS viết phân tích, cảm nhận toàn bài thơ thì dù viết tốt vẫn coi như không hiểu đề,

không cho điểm tối đa. GK căn cứ mức độ thể hiện từng nội dung của HDC đề cho điểm.

ĐỀ SỐ 25 ĐỀ THI

Câu 1 : (1 điểm)

Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó.

Câu 2 : (1 điểm)

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ?

Câu 3 : (3 điểm)

Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng :

1. Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.

2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc , sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.

Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).

Câu 4 : (5 điểm)

Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.

BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1 : (1 điểm)

Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật Phương Định. Việc chọn ngôi kể theo ngôi thứ nhất (tự xưng là “tôi”) có tác dụng làm cho lời kể có màu sắc chủ quan, thể hiện những cảm xúc riêng. Tuy nhiên điểm nhìn của người kể bị hạn chế : chỉ có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, thấy,…

Câu 2 : (1 điểm)

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)

Thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên là thành phần cảm thán. Thành phần ấy được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói : yêu quí vẻ đẹp của tiếng Việt.

Câu 3 : (3 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết các làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí ; cần làm rõ được các ý chính sau :

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Thói vô cảm của người con trong gia đình.

- Giải thích :

Thói vô cảm là một lối sống chỉ nhằm phục vụ cho chính bản thân mình, ích kỉ chỉ lo cho mình, thờ ơ, vô trách nhiệm với những người chung quanh mà cụ thể là hai bài báo trên : hai đứa con vô cảm, thờ ơ với cha mẹ.

- Bàn luận :

+ Biểu hiện : thói vô cảm đang tồn tại và có nguy cơ phát triển trong giới trẻ, trong xã hội với nhiều biểu hiện đau lòng…

+ Tác hại : thói vô cảm làm cho bản thân xấu xa, gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, nền đạo đức xuống dốc…

+ Phê phán, đấu tranh để loại bỏ thói vô cảm trong mỗi cá nhân và trong nhận thức xã hội.

- Bài học nhận thức và hành động : cần thấy sự nguy hại của thói vô cảm của con cái trong gia đình ; cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sống vị tha “mình vì mọi

người”.

Câu 4 : (5 điểm)

Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết các làm bài văn nghị luận văn học : phân tích một đoạn thơ kết hợp với chứng minh một đặc điểm nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9, thí sinh có thể chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ nhưng cần làm rõ được ý cơ bản sau :

- Nêu được vấn đề cần nghị luận : vẻ đẹp con người Việt Nam.

- Ví dụ : Chọn khổ thơ thứ hai trong bài “Nói với con” của Y Phương :

“Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”.

- Vẻ đẹp con người Việt Nam : có chí lớn, vượt qua mọi nỗi buồn khổ.

- “Cao đo nỗi buồn” “Xa nuôi chí lớn” : So sánh à Lấy cái "cao", "xa" của trời đất làm chiều kích diễn tả nỗi buồn vì sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ, thiên tai… nhưng luôn ấp ủ “chí lớn” : đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt qua bao gian khổ cuộc đời.

”Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói.”

- Vẻ đẹp con người Việt Nam : sống nghĩa tình, thủy chung

- “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh” ; “Sống trong thung không chê thung nghèo đói” : Điệp ngữ “không chê”à Không chê bai, phản bội quê hương, sống phải có nghĩa tình, chung thủy với dù quê hương còn nghèo, còn vất vả.

“Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

- Vẻ đẹp con người Việt Nam : sức sống mạnh mẽ.

- “Sống như sông như suối” : so sánh à sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ.

- “Lên thác xuống ghềnh” à thành ngữ : những gian khổ, thử thách nguy hiểm.

-”Không lo cực nhọc” : sẵn sáng chịu đựng…

- “Người đồng mình thô sơ da thịt” : ăn mặc sơ sài, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn… nhưng “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” : không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương.

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục.”

- Vẻ đẹp con người Việt Nam : tình yêu quê hương, dân tộc.

- “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” ; “Còn quê hương thì làm phong tục.” à Tữ ngữ gởi tả : xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình, sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình, biết tự hào với truyền thống quê hương.

- Nghệ thuật : thể thơ tự do diễn tả cảm xúc dâng trào, nhịp điệu âm thanh hài hòa, giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

HOÀNG ĐỨC HUY (Trường tư thục Nguyễn Khuyến)

ĐỀ SỐ 26 Câu 1 ( 1,5 điểm )

a. Các câu được in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu nào ( xét theo mục đích nói )

?

Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào . (1) .Ông cất tiếng hỏi :

Ở ngoài đấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)

Không để đứa con gái kịp trả lời , ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón : - Ở nhà trông em nhá ! (3 ). Đừng có đi đâu đấy . ( 4)

( Làng – Kim Lân )

b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau : Lão không hiểu tôi , tôi nghĩ vậy , và tôi buồn lắm .

( Lão Hạc – Nam Cao )

Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi , để mang tiếng xấu xa.

( Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ ) Câu 2 ( 2,0 điểm ) :

Đoạn kết trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu :

Không có kính , rồi xe không có đèn ,

a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ . Cho biết khổ thơ đó được trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ .

b. Hình ảnh xe không kính xuất hện nhiều lần trong bài thơ mang ý nghĩa gì ? Câu 3 (2,5 điểm ) :

Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố , nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn .

( Theo sách Sống tự tin ,NXB Lao động Xã hội , 2004 , tr64 )

Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên . Gạch chân câu chủ đề đoạn văn .

Câu 4 (4,0 điểm ) :

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ( SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 )

ĐỀ SỐ 27 Phần I (7 điểm):

Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:

“ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:

“ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.:

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)

1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.

Gợi ý:

Những câu thơ trên trích trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969.

2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc dáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?

Gợi ý:

+ Từ phủ định là từ: “không”

+ Việc dùng liên tiếp từ phủ định trên nhằm khẳng định:

Nguyên nhân vì sao chiếc xe không có kính. Đó là do “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Phản ánh rõ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Cách sử dụng liên tiếp từ phủ định cũng góp phần tạo nên giọng điệu ngang tàng, thản nhiên, câu thơ rất gần với câu văn xuôi.

3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập

luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế)

Gợi ý:

- Học sinh viết đoạn văn đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

*Về cấu trúc đoạn nghị luận: Viết theo cách lập luận diễn dịch (có câu mở đoạn, thân đoạn phát triển các ý nhỏ làm rõ ý khái quát, không có câu kết); Độ dài đoạn văn khoảng 12 câu, chữ đầu đoạn viết thụt vào một ô…

*Về ngữ pháp: Gạch chân và chú thích rõ ràng: Câu phủ định và phép thế mà học sinh đã sử dụng thích hợp trong đoạn văn.

*Về nội dung: Học sinh làm rõ ý chính của đoạn là: Cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính qua khổ thơ mà đề bài yêu cầu, với một số gợi ý sau:

+ Câu mở đoạn:

- Giới thiệu 4 câu thơ trích từ Tác phẩm“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

- Ý chính: Bạn đọc cảm nhận được cảm giác mạnh mẽ, đột ngột cụ thể của người lái xe ngồi trong chiếc xe không kính.

+Thân đoạn:

- Qua khung cửa xe không có kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài:

+ Học sinh phân tích điệp ngữ “ nhìn thấy” kết hợp với các hình ảnh được liệt kê:

gió, con đường, sao trời, cánh chim, làm rõ những khó khăn mà người lính lái xe đang phải đối mặt khi làm nhiệm vụ, nhưng cũng mang lại cho họ cảm giác thích thú: “xoa mắt đắng”, “chạy thẳng vào tim”, “Như sa như ùa vào buồng lái” => phân tích thêm những động từ là nghệ thuật nhân hóa: “xoa”, “chạy thẳng”, “sa”, “ùa’ để thấy cảm giác rất cụ thể của người lính.

- Qua các điệp ngữ “thấy” và “như”, khổ thơ cũng diễn tả một cách chính xác và gợi cảm tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra chiến trường. Người đọc cảm nhận được đoạn đường của xe chạy: khi thì là con đường chạy thẳng: “con đường chạy thẳng vào tim”, khi thì xe đang chạy ở lưng chừng núi, ở độ cao tiếp xúc với “sao trời”, với “cánh chim”. Người đọc cảm nhận được cung đường gập ghềnh, khúc khuỷu đầy khó khăn mà người lính lái xe phải vượt qua.

- Qua cảm giác mạnh, đột ngột của người lính lái xe khi ngồi trong buồng lái, người đọc thấy được thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm và tâm hồn lạc quan, trẻ trung, yêu đời của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua hình ảnh:

“… Sao trời và đột ngột cánh chim”

Như sa như ùa vào buồng lái”

Lưu ý:

-Học sinh có thể có những cách cảm nhận riêng, sắp xếp mạch ý theo lập luận của mình nhưng phải làm rõ ý chính của đề bài.

- Các câu văn phải có liên kết ý, phân tích ý thơ từ, câu chữ, nghệ thuật, diễn đạt ý rõ

Một phần của tài liệu bộ đề ôn luyện ngữ văn vào lớp 10 cực hay nha (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(291 trang)
w