Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/ Webquest

Một phần của tài liệu Môn công nghệ dạy học nội dung tự nghiên cứu (Trang 51 - 134)

Tạo ra một WEbquest cũng tương đối đơn giản miễn là bạn có thể tạo một tài liệu với các siêu liên kết. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tạo ra một webquest với word, powerpoint, excel. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng webquest của bạn cần có những tính chất sau:

Nó được bao bọc xung quanh là một nhiệm vụ khả thi và thú vị

Đòi hỏi tư duy cấp cao của người học. Nó không đơn thuần chỉ là một bản tóm tắt mà còn phải kích thích người học tư duy, tổng hợp, phân tích

Không phải là một bài báo cáo mà cần có sự tương tác của người học Phải làm việc tốt trên web

Để việc tạo webquest được dễ dàng hơn và không cần nắm vững bất cứ trình soạn thảo web nào thì người dung có thể sử dụng QuestGarden. QuestGarden cung cấp cho người dung rất nhiều công cụ để tạo webquest. Nó cung cấp những template, hỗ trợ lưu trữ …

Một cách tạo webquest đơn gỉản là hãy chọn một mãu mà bạn thích và sau đó là làm theo từng bước của mẫu đó

B0: truy cập http://webquest.sdsu.edu/adapting/index.html để tìm hiểu các webquest hiện có B1: http://webquest.sdsu.edu/project-selection.html

Chọn một chủ để phù hợp với bài giảng của bạn

B2: http://webquest.sdsu.edu/designpatterns/all.htm

Chọn mãu thiết kế mà bạn thích B3: Viết lên công việc trong các mẫu

B4: ttp://webquest.sdsu.edu/rubrics/weblessons.htm

http://webquest.sdsu.edu/rubrics/rubrics.html

Hoàn tất đánh giá trong các mẫu

B5: http://webquest.sdsu.edu/searching/fournets.htm

http://webquest.sdsu.edu/searching/specialized.html

Bổ sung thê các thông tin cần thiết cho người học B6: thêm đồ họa thích hợp, hoàn thiện webquest Bạn có thể kiểm tra lại tại :

52

Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS cụ thể.

Mô hình LMS (Learning Management Systems) là phần mềm ứng dụng trên máy chủ (server based) có chức năng chính là quản lí các vấn đề về học tập trong các hệ thống đào tạo từ xa. LMS được phát triển từ mô hình đào tạo trên máy tính (CBT – Computer Based Training), khác với CBT ở chỗ: CBT là hệ thống đào tạo trên cơ sở cung cấp nội dung học tập mà không hỗ trợ quản lí các khóa học, học viên cũng như không hỗ trợ việc tổ chức các khóa học và thời gian học. LMS hỗ trợ sắp xếp, tổ chức và quản lí học tập, ví dụ như hỗ trợ đăng kí học, đưa ra danh sách các khóa học, lịch học, các dịch vụ thanh toán, quản lí học viên, tổ chức các nhóm học riêng. Ngoài ra LMS còn có các chức năng mở rộng để hướng dẫn các kĩ năng khai thác thông tin và quản lí thông tin cá nhân cho người dạy và người học.

Các chức năng chính của LMS:

Các chức năng tương tác với người quản trị: Thiết lập khóa học.

Đăng kí thành viên. Tạo báo cáo.

Các chức năng tương tác với học viên: Truy cập vào các khóa học.

Xem bài giảng. Kiểm tra kết quả. Lập báo cáo.

Khái niệm LCMS (Learning Content Management System) là hệ thống được sử dụng để tạo ra, lưu trữ, tổ chức và phân phối nội dung học tập, quản lí việc chỉnh sửa trong cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho người dùng truy vấn và dùng lại thông tin dễ dàng dựa trên các đối tượng như: Learning Objects, Meta-tagging, Workflow Services.

Các đối tượng trong LCMS:

Los (Learning Objects) là các đối tượng học tập như:

Phương tiện học tập (Content Assets): là các phương tiện hỗ trợ học tập như hình ảnh, các ví dụ minh họa, biểu đồ, ảnh động, các file audio và video, các tài liệu văn bản,…

Các đối tượng thông tin có khả năng sử dụng lại (RIOs – Reusable Information Objects) như các khái niệm, sự kiện, phương thức và thủ tục được biểu diễn bằng metadata.

Các đối tượng học tập có khả năng sử dụng lại (RLOs – Reusable Learning Objects) là tập hợp các đối tượng thông tin có khả năng sử dụng lại trong giảng dạy ví dụ như các bài giảng,… Đây chính là một ưu điểm giúp cho người học có thể trau dồi kĩ năng học tập sau khi học.

Cấu trúc bài học: là các đối tượng học tập như các khóa học, các bài học ở nhiều mức độ khác nhau. Môi trường học tập: là sự kết hợp cấu trúc bài học với các công cụ truyền thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Meta-tagging: hỗ trợ việc tạo metadata bằng các công cụ có khả năng chuyển đổi dữ liệu tự động. Các loại metadata:

Metadata cung cấp các thuộc tính của đối tượng dữ liệu như thời gian tạo dữ liệu, dung lượng và loại dữ liệu,… Metadata cung cấp thông tin về cách thức sử dụng dữ liệu.

53

Workflow services là dịch vụ hỗ trợ phát triển nội dung học tập linh hoạt theo các yêu cầu và chức năng tùy chọn của người dùng.

Yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các dịch vụ là người dùng phải đăng kí dịch vụ trước khi được quyền truy nhập thông tin.

Tích hợp Workflow services và Learning Object.

Cung cấp tất cả các chức năng quản lí nội dung truyền thống trong học tập như: Tạo/upload, chỉnh sửa, sao chép, di chuyển, liên kết.

Điều khiển, ghi chú, báo cáo.

Điều khiển việc truy nhập của các thành viên, quản lí các tài liệu cá nhân. Các chức năng tìm kiếm.

Hỗ trợ nhập/xuất và chuyển đổi các dữ liệu khác nhau.

Phân phối các dữ liệu dựa trên các chuẩn về e-Learning như AICC (Airline Industry CBT Committee), SCORM (Sharable Content Object Reference Model), IMS (Instructional Management System).

Một phần nữa rất quan trọng là các công cụ tạo nội dung. Hiện nay, chúng ta có 2 cách tạo nội dung là trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet và offline (ngoại tuyến), không cần kết nối với mạng Internet. Những hệ thống như hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép tạo và quản lí nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools) giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài giảng. Với những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì việc dùng các công cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lí. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo thường cho phép kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline.

Với các trường và cơ sở có quy mô lớn, cần phải quản lí kho bài giảng lớn và muốn chia sẻ cho các trường khác thì phải nghĩ đến giải pháp kho chứa bài giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lí thông tin về các bài giảng (thường dùng các chuẩn về metadata của IEEE, IMS và SCORM). Hơn nữa, thường có engine tìm kiếm đi kèm, tiện cho việc tìm kiếm các bài giảng (hoặc tổng quát hơn là đối tượng học tập). Đôi khi các LCMS cũng đủ mạnh để thực hiện việc quản lí này hoặc cũng có các sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm vụ này. Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ thống. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng và kho chứa bài giảng sẽ hiểu nhau và tương tác được với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả. Chuẩn và đặc tả của hệ thống cũng đang phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho các công ty và tổ chức làm ra ngày càng nhiều sản phẩm đào tạo trực tuyến để người dùng có rất nhiều sự lựa chọn.

Phân loại

Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau. Có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS và LCMS do đó khó so sánh đầy đủ, chính xác. Các điểm khác nhau giữa các sản phẩm có thể được liệt kê như sau:

Khả năng mở rộng. Tính tuân theo các chuẩn. Hệ thống đóng hay mở. Tính thân thiện người dùng. Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau.

54

Giá cả.

Các tính năng chính:

Đăng kí: học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lí học viên thông qua môi trường web.

Lập kế hoạch: lập lịch các cua học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

Phân phối: phân phối các cua học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác. Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo.

Trao đổi thông tin: trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-seminar. Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên.

Nội dung: tạo và quản lí các đối tượng học tập (thường chỉ có trong LCMS).

Khả năng ứng dụng trong e-Learning

Cung cấp một môi trường toàn diện, đầy đủ để quản lí các quá trình, sự kiện và nội dung học tập.

Thuận lợi và bất lợi

Thuận lợi Bất lợi

Cung cấp một môi trường ổn định để sử dụng e- Learning.

Các hệ thống rất đắt tiền. Dễ dàng quản lí học viên, nội dung, các cua học và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các tài nguyên khác.

Rất khó lựa chọn một LMS/LCMS phù hợp. Không dễ dàng để tạo ra một LMS/LCMS vì sự phức tạp của hệ thống và các quá trình bên trong nó.

Ví dụ:

Tổng quan về Moodle

Moodle là một hệ thống quản lí học tập (Learning Management System – LMS hoặc còn gọi là Course Management System hoặc VLE – Virtual Learning Environment) với một số điểm nổi bật sau:

Moodle là phần mềm mã nguồn mở, do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn. Moodle cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.

Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được Martin Dougiamas phát minh ra vào năm 1999.

Moodle đã có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Moodle được thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.

Moodle rất đáng tin cậy, đã có trên 10000 trang web (thống kê tại moodle.org) trên thế giới tại 160 quốc gia dùng Moodle và phần mềm này đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng hỗ trợ nếu ai đó cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có. Hiện tại có khoảng 30 công ty moodle Partners sẵn sàng hỗ trợ tư vấn sử dụng phần mềm này.

55

Moodle phát triển dựa trên PHP (ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET), có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh – Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu và đại học mở Canada, Athabasca University). Có thể dùng Moodle với các cơ sở dữ liệu mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL.

Khả năng của Moodle

Tạo lập và quản lí các khóa học. Cung cấp nội dung học tới người học.

Hỗ trợ người dạy tổ chức các hoạt động nhằm quản lí khóa học: đánh giá, trao đổi thảo luận, đối thoại trực tiếp, trao đổi thông tin offline, các bài học, các bài kiểm tra cuối khóa, các bài tập lớn,…

Quản lý người học.

Quản lý tài nguyên từng khóa học: các file, website, văn bản.

Tổ chức hội thảo: sinh viên có thể tham gia đánh giá các bài tập lớn của nhau. Quản lý các sự kiện, thông báo theo thời gian.

Báo cáo tiến trình của người học: báo cáo về điểm, về tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm. Hỗ trợ tạo lập nội dung khóa học.

Vai trò của người dùng hệ thống

Trong các hệ thống được phát triển trên nền Moodle thường có các nhóm người dùng chính sau:

Quản trị hệ thống:

Administrator (gọi tắt là admin hay người quản trị hệ thống) là người có quyền cao nhất trong hệ thống, khi đăng nhập vào với vai trò admin thì người dùng có thể làm bất kì việc gì trong hệ thống, có thể thực hiện các thao tác như thêm, sửa, xóa các tài khoản của người dùng, thiết lập tham số cho khóa học, điều chỉnh cấu hình,…

Người quản trị hệ thống sẽ giúp giáo viên làm các công việc sau: Lên danh sách lớp học.

Gán quyền cho giáo viên hay người học tham gia một khóa học. Tạo ra các khóa học theo định dạng cho trước.

Giáo viên

Giáo viên là người có quyền giảng dạy trong các khóa học và đã được người quản trị hệ thống hay người tạo lập khóa học cấp phép. Sau khi được người quản trị cấp tài khoản với vai trò giáo viên, người dùng có thể: Thêm tài nguyên vào khóa học: tạo nhãn, soạn thảo văn bản, liên kết tới một tệp,…

Thêm các hoạt động: bài học, bài tập lớn, chat, đề thi,… Thiết lập các diễn đàn thảo luận.

Chấm điểm và thông báo cho sinh viên. Thực hiện các cuộc bình bầu, điều tra.

56

Nếu giáo viên được cấp quyền chỉnh sửa (editing) thì giáo viên đó có quyền tạo và chỉnh sửa các hoạt động trong các khóa học hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh viên

Mỗi sinh viên muốn sử dụng hệ thống cần được người quản trị hệ thống cấp một tài khoản để tham gia khóa học với vai trò sinh viên. Khi sinh viên được cấp tài khoản và được cấp phép cho tham gia vào một khóa học thì sinh viên có thể:

Đăng nhập vào hệ thống để thấy những khóa học của mình. Tham gia vào các hoạt động của khóa học.

Tải tài liệu về. Tham gia diễn đàn.

Tham gia làm các bài kiểm tra trắc nghiệm. Nhận bài tập để làm và nộp bài tập cho giáo viên. Xem kết quả kiểm tra, bài tập.

Xem danh sách lớp.

Xem và chỉnh sửa thông tin cá nhân,…

Các chức năng và mô hình hoạt động của hệ thống

Quản lí sinh viên: khi sinh viên đăng nhập, hệ thống sẽ yêu cầu tên và mật khẩu đăng nhập hệ thống. Căn cứ tài khoản của người học, hệ thống sẽ cung cấp cho người học những khóa học mà người học được phép tham gia và các quyền truy nhập hệ thống để người học có thể truy cập vào bài giảng, yêu cầu của môn học và các nội dung thảo luận do giáo viên cung cấp.

Quản lý giảng dạy: mỗi giảng viên được cấp một tài khoản và nhận phân công theo dõi lớp học qua sự phân công của người quản trị hệ thống. Giáo viên cũng phải đăng nhập vào hệ thống bằng tên và mật khẩu của riêng mình. Hệ thống sẽ định vị giáo viên vào các môn học được phân công và trao quyền để giáo viên thực hiện công việc cập nhật bài giảng, phản hồi với sinh viên, thu thập bài tập lớn, khi có yêu cầu kiểm tra kiến thức của sinh viên và giáo viên cần cập nhật các câu hỏi trắc nghiệm thì hệ thống sẽ thực hiện công việc này.

Đánh giá kết quả học tập: sau mỗi khoảng thời gian học tập giảng viên sẽ đưa ra bài tập và đề kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm để người học làm bài, đây cũng là căn cứ đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Sau khi đăng nhập vào hệ thống giáo viên sẽ cập nhật các câu hỏi trắc nghiệm, đặt yêu cầu về thời gian làm bài, thời gian nộp bài và thông báo cho sinh viên. Khi người học đăng nhập vào hệ thống, nếu có các yêu cầu về bài tập, bài kiểm tra của giáo viên thì hệ thống sẽ thông báo cho sinh viên biết thời hạn nộp bài, các thông báo chung để sinh viên thực hiện công việc của mình. Sau khi sinh viên được kiểm tra kiến thức, giáo viên sẽ chấm điểm đối với các nội dung kiểm tra không thể áp dụng hình thức thi trắc nghiệm được. Các bài tập này có thể quy về nhiều thang điểm khác nhau: thang điểm 10, thang điểm 100 hoặc thang điểm theo dãy kí tự A, B, C,… Kết quả của người học sẽ được báo cáo lại cho người quản lí, người quản lí sẽ lưu giữ kết quả này và dựa vào đó để xét cấp chứng chỉ hoặc đánh giá kết quả người học. Các định dạng câu hỏi đều tuân theo chuẩn quốc tế, câu hỏi trắc nghiệm nhập vào hệ thống, sau đó kết xuất ra file ngoài và hệ thống sẽ nạp vào cơ sở dữ liệu. Việc này giúp giáo viên dễ dàng cập nhật câu hỏi và tạo các bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến. Sau khi kiểm tra,

Một phần của tài liệu Môn công nghệ dạy học nội dung tự nghiên cứu (Trang 51 - 134)