PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.4.1. Về mặt định lượng
3.4.1.1. Sự tiến bộ về năng lực hợp tác của HS a) Cách tiến hành.
a) Cách tiến hành
Chúng tôi sử dụng cùng một loại phiếu đánh giá, bảng kiểm quan sát (HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV quan sát và đánh giá) kết hợp với bảng hỏi, phiếu phỏng vấn ở 3 lần đánh giá tại thời điểm: đầu, giữa và cuối TN. Phiếu đánh giá gồm 9 tiêu chí (chúng tôi chọn 9 tiêu chí trong tổng số 18 tiêu chí của kĩ năng hợp tác nhóm) với 3 mức độ: mức 1, mức 2, mức 3. Tổng hợp kết quả thu được từ các phiếu thể hiện mức độ đạt được của HS ở mỗi tiêu chí. Số liệu được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.
b) Kết quả
- Đánh giá định lượng tổng hợp:
Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm của 37 HS sau khi TN dạy học theo hướng rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm trong dạy học chương Sinh sản 11 THPT như sau:
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của KN hợp tác nhóm của HS trong dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11 THPT
Tiêu chí Mức độ
Kết quả đạt được
Đầu TN Giữa TN Cuối TN
SL % SL % SL %
1. KN tổ chức nhóm hợp tác
3 1 2.7 20 54.1 23 62.1
2 25 67.6 12 42.4 14 37.9
1 11 29.7 5 13.5 0 0
2. KN lập kế hoạch hợp tác
3 0 0 9 24.3 19 51.4
2 17 45.9 18 46.6 16 43.2
1 20 54.1 10 27.1 2 5.4
78 3. KN tạo môi
trường hợp tác
3 2 5.4 8 21.6 19 51.4
2 15 40.5 18 48.6 15 40.5
1 20 54.1 11 29.7 3 8.1
4. KN giải quyết mâu thuẫn
3 2 5.4 15 40.5 24 64.9
2 22 59.5 17 45.9 12 32.4
1 13 35.1 5 13.6 1 2.7
5. KN diễn đạt ý kiến
3 7 18.9 13 35.1 27 72.9
2 18 48.6 21 56.8 9 24.4
1 12 32.5 3 8.1 1 2.7
6. KN lắng nghe và phản hồi
3 4 10.8 12 32.5 26 70.3
2 21 51.8 20 54.2 11 29.7
1 12 43.4 7 18.9 0 0
7. KN viết báo cáo 3 6 16.1 19 51.3 26 70.3
2 21 56.8 16 43.3 10 27
1 10 27.1 2 5.4 1 2.7
8. KN tự đánh giá
3 3 8.1 17 45.9 25 67.6
2 20 54.1 17 45.9 12 32.4
1 14 37.2 3 8.2 0 0
9. KN đánh giá lẫn nhau
3 2 5.4 16 43.2 25 67.5
2 19 51.3 14 37.9 10 27.1
1 16 43.3 7 18.9 2 5.4
Qua bảng 3.1 chúng ta có thể thấy rằng các tiêu chí của kĩ năng hợp tác nhóm có sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ HS đạt được ở các mức độ cho thấy ở giai đoạn đầu TN các tiêu chí chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa TN và cuối TN tỷ lệ HS đạt mức 3 tăng lên đáng kể. Ví dụ tiêu chí 1: giai đoạn đầu TN, KN lập kế hoạch hợp tác có 0% HS đạt mức 3; 45,9% HS đạt mức 2; 54,1%
HS đạt mức 1. Số liệu này tương ứng ở giai đoạn giữa TN lần lượt là 24.3% HS đạt mức 3; 46.6% HS đạt mức 2; 27.1% HS đạt mức 1 và giai đoạn cuối TN lần lượt là 51.4% HS đạt mức 3; 43.2% HS đạt mức 2; 5.4% HS đạt mức 1
Ví dụ tiêu chí 9 KN đánh giá lẫn nhau có tỷ lệ HS đạt mức 1 là 43.3% , mức 2 là 51.3%, mức 3 là 5.4% ở đầu TN ở giữa TN là 18.9%; 37.9%; 43.2%; ở cuối TN là 67.5%; 27.1%; 5.4%. Điều này phần nào cho thấy tính hiệu quả và khả thi của việc rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho HS mà chúng tôi nghiên cứu và thực hiện.
Ngoài ra, quan sát bảng 3.2 chúng ta có thể thấy sự tăng không đều giữa các tiêu chí. Các tiêu chí tăng mạnh như tiêu chí 7, tiêu chí 5. Một số tiêu chí như tiêu chí 2, tiêu chí 3 có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp hơn, có thể giải thích đây là các tiêu chí khó, HS cần có nhiều thời gian rèn luyện hơn nữa mới đạt được sự thành thạo.
79
Để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu thu được, chúng tôi tiến hành kiểm định độ tin cậy bằng cách áp dụng công thức tính độ tin cậy Spearman- Brown. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.2:
Bảng 3.2: Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu thu được
Các giá trị Đầu TN Giữa TN Cuối TN
Hệ số tương quan 0,62 0,64 0,69
Độ tin cậy Spearman-
Brown 0,76 0,78 0,81
Kết quả độ tin cậy của dữ liệu ở 3 giai đoạn đầu, giữa và cuối TN lần lượt là 0,76; 0,78 và 0,81 đều lớn hơn 0,7, chứng tỏ rằng kết quả quan sát và đánh giá về các tiêu chí của kĩ năng hợp tác nhóm như bảng 3.1 trên là đáng tin cậy. Như vậy có thể khẳng định rằng HS đã rèn luyện được kĩ năng hợp tác nhóm thông qua sử dụng quy trình và các công cụ rèn luyện mà chúng tôi đã đề xuất và thực hiện.
- Đánh giá định lượng cá nhân:
Chúng tôi lựa chọn 4 HS và theo dõi việc thực hiện hợp tác của các HS này trong suốt quá trình TN. Để hạn chế ảnh hưởng của yếu tố chủ quan, chúng tôi cũng đề nghị một số GV bộ môn quan sát quá trình hoạt động hợp tác của HS khi hoạt động nhóm trong giờ học của bộ môn mình phụ trách và ghi lại các biểu hiện về hành vi và thái độ của HS vào phiếu quan sát. Kết quả được phân tích kỹ và rút ra kết luận về mức độ của các tiêu chí NL hợp tác của 4 HS như sau:
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá các tiêu chí rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm của 4 HS lớp thực nghiệm
Lê Nhật Nam Đỗ Thùy Linh Đinh Văn Lương Lộc Như Quynh
TC1 1 2 3 2 2 3 3 3 3 1 1 2
TC2 1 2 3 1 3 3 2 3 3 1 1 2
TC3 1 1 2 1 2 2 2 3 3 1 2 2
TC4 2 3 2 2 3 3 2 2 3 1 2 3
TC5 1 2 3 1 2 3 2 3 3 1 2 3
TC6 1 2 2 2 2 3 2 3 3 1 2 2
TC7 2 2 2 2 2 3 2 2 3 2 2 2
TC8 1 2 3 2 2 2 2 2 3 1 2 2
TC9 1 2 3 1 3 3 2 3 3 1 1 2
ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN
*TC: Tiêu chí, ĐTN: Đầu TN, GTN: Giữa TN, CTN: Cuối TN.
80
Kết quả bảng 3.3 cho thấy mức độ đạt được của các tiêu chí của kĩ năng hợp tác có xu hướng tăng dần ở 4 HS, đến cuối giai đoạn TN, các HS này đều đạt mức độ 2 hoặc 3 ở mỗi tiêu chí. Tùy thuộc trình độ, năng lực và ý thức rèn luyện của mỗi HS mà đạt được kết quả khác nhau:
Em Lê Nhật Nam: Giai đoạn đầu TN hầu hết các tiêu chí ở mức 1 (trừ tiêu chí 4 và 7), đến giữa TN đã có nhiều tiêu chí đạt mức 2, riêng tiêu chí 4 đạt mức 3.
Đến cuối TN, có 4/9 tiêu chí đạt mức 3. Phân tích cụ thể phiếu quan sát và phiếu phỏng vấn ở cuối TN cho thấy em Nhật Nam đã liệt kê các công việc của mình chính xác và theo đúng thứ tự thời gian, hoàn thành nhiệm vụ được giao (tiêu chí 1 và 2 đạt mức 3) tuy nhiên còn nói to khi thể hiện ý kiến không đồng tình với bạn (tiêu chí 7 đạt mức 2).
Em Đỗ Thùy Linh: Giai đoạn đầu có 3/9 tiêu chí ở mức 1, còn lại ở mức 2.
Sau thời gian rèn luyện nhìn chung đã có sự tiến bộ đáng kể, thể hiện ở giai đoạn cuối TN có 6/9 tiêu chí ở mức độ 3. Tuy nhiên có tiêu chí tăng chậm (tiêu chí 3) hoặc không tăng (tiêu chí 8). Điều này có thể giải thích do 2 tiêu chí 3 và 8 là tiêu chí khó, cần nhiều thời gian trong khi em Linh chưa có nhiều cơ hội rèn luyện các tiêu chí này.
Em Đinh Văn Lương: Có xuất phát ban đầu với mức độ của các tiêu chí khá đồng đều và ở mức độ cao (7 tiêu chí ở mức 2 và 1 tiêu chí ở mức 3). Qua quá trình rèn luyện đã đạt mức độ 3 ở tất cả các tiêu chí. Điều tra thêm cũng cho thấy em Lương là một HS có học lực tốt, năng động, có ý thức học tập và rèn luyện, ham học hỏi; nên kết quả rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm như trên của em là hoàn toàn hợp lý.
Em Lộc Như Quỳnh: Có mức độ của các tiêu chí thấp (7/9 tiêu chí ở mức độ 1) ở đầu TN, đến giai đoạn giữa TN có sự tăng chậm và giai đoạn cuối đạt 2/9 tiêu chí ở mức độ 3. Qua quan sát cho thấy em Như Quỳnh là HS có trình độ học tập ở mức trung bình, có ý thức phấn đấu trong học tập tuy nhiên kết quả chưa cao. Trong quá trình rèn luyện có sự cố gắng thể hiện mình, có tiến bộ nhưng cần nhiều thời gian rèn luyện hơn nữa mới đạt kết quả cao.
3.4.1.2. Hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy kĩ năng hợp tác nhóm của HS không chỉ thể hiện qua hành vi và thái độ hợp tác, tạo môi trường học tập tích cực, chia sẻ, khuyến khích tinh thần học tập của HS mà còn thể hiện qua kết quả học tập.
Thông qua việc cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập, thảo luận để cùng làm rõ vấn đề giúp HS hiểu rõ và sâu hơn về kiến thức bài học. Vì vậy, trong quá trình
81
nghiên cứu, chúng tôi không chỉ đánh giá thái độ và KN hợp tác mà còn đánh giá thông qua kết quả lĩnh hội tri thức của HS.
a) Cách tiến hành
- Kiểm tra hiệu quả lĩnh hội kiến thức của HS thông qua 3 bài kiểm tra:
+ Bài số 1: kiểm tra vào giai đoạn đầu của quá trình TN + Bài số 2: kiểm tra vào giai đoạn giữa của quá trình TN + Bài số 3: kiểm tra khi kết thúc TN.
- Kết quả thu được của các bài kiểm tra được so sánh về điểm trung bình, phương sai mẫu và độ lệch chuẩn
b) Mục đích:
Chúng tôi đã tổ chức 03 tiết kiểm tra cho HS cùng một lớp vào tiết tự chọn với mục đích của kiểm tra là:
- Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu bài, nắm vững được quy trình và biết vận dụng quy trình rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm.
- Đánh giá khả năng vận dụng vào một số tình huống cần có sự suy luận, sáng tạo cũng như khả năng áp dụng lý thuyết để giải các bài tập cụ thể.
- Phát hiện những kĩ năng hợp tác nhóm của HS còn yếu kém để kịp thời tổ chức rèn luyện và điều chỉnh.
- Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò, tìm hiểu ý kiến của các em HS lớp thực nghiệm về việc thiết kế bài giảng giúp HS hiểu nội dung bài sâu sắc hơn để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
- Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học. Kết quả được như sau:
c) Kết quả
* Kiểm định dạng phân phối của điểm các bài kiểm tra
Điều kiện để có thể tính toán và so sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn và phương sai mẫu có các phép kiểm định trong thống kê là phân phối điểm của các bài kiểm tra trên mẫu nghiên cứu phải có dạng phân phối chuẩn.
* Phân phối tần suất điểm và các tham số thống kê của các bài kiểm tra
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thống kê tần số các HS đạt điểm Xi và các tham số thống kê như điểm trung bình, độ lệch chuẩn của các bài kiểm tra.
Kết quả thể hiện ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2.
Từ kết quả cho thấy tần suất điểm và điểm trung bình của các bài kiểm tra số 1, số 2 và số 3 có sự thay đổi đáng kể. Số lượng bài kiểm tra yếu, trung bình giảm
82
xuống, số bài kiểm tra khá, giỏi tăng lên. Tần suất (mode) xuất hiện nhiều nhất của kết quả ở bài số 1 và bài số 2 là 6; bài số 3 là 7. Điểm trung bình tăng dần qua các bài kiểm tra, lần lượt là 6.0 ở bài số 1; 6.40 ở bài số 2 và 6.7 ở bài số 3. Độ lệch chuẩn cũng giảm dần từ 1.35 ở bài số 1; 1.28 ở bài số 2 và 1.13 ở bài số 3 chứng tỏ độ phân tán điểm quanh giá trị trung bình càng nhỏ và càng tin cậy.
Bảng 3.4: Tần số điểm và các tham số thống kê của các bài kiểm tra Điểm số Đầu TN(Bài 1) Giữa TN(Bài 2) Cuối TN(Bài 3)
Tần số Điểm tổng Tần số Điểm tổng Tần số Điểm tổng
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 6 24 3 12 1 4
5 5 25 5 25 3 15
6 11 66 12 72 12 72
7 8 56 10 70 14 98
8 5 40 5 40 4 32
9 1 9 2 18 3 27
10 0 0 0 0 0 0
Tổng số 37 220 37 237 37 248
Điểm trung
bình 6.0 6.4 6.7
Phương sai 1.83 1.63 1.27
Độ lệch
chuẩn 1.35 1.28 1.13
Mode 6 6 7
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0
2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
Tần Số Đầu TN
Giữa TN Cuối TN
Biểu đồ 3.1: Tần số điểm và các tham số thống kê của các bài kiểm tra
Để kiểm chứng sự sai khác về điểm trung bình của các bài kiểm tra là do ngẫu nhiên hay do tác động của thực nghiệm đem lại, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test theo cặp. Kết quả được trình bày trong bảng.
83
Bảng 3.5: Kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các bài kiểm tra Cặp Sai khác trung
bình cộng T P
KT2-KT1 0,4 0.78 0,00
KT3-KT2 0,3 1.05 0,00
Kết quả trên cho thấy sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các bài kiểm tra số 2 và số 1, số 3 và số 2 lần lượt là 0,6 và 0,57 với các giá trị p đều nhỏ hơn 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho phép khẳng định sự tiến bộ của lớp về mức độ nhận thức là do TN đem lại, qua đó có thể kết luận việc sử dụng quy trình và công cụ mà chúng tôi đề xuất để rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm cho HS trong dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11 THPT là có hiệu quả và khả thi.