Tham gia đấu tranh bằng ngòi bút, đối với các nhà văn yêu nước, chính sách kiểm duyệt gắt gao cùng sự khủng bố, đàn áp mạnh tay của chính quyền Sài Gòn là một trở ngại lớn lao, nhiều lúc họ phải trả giá bằng những năm dài tù ngục đọa đày, thậm chí bằng cả xương máu. Mặc dù vậy, chỉ một tháng sau ngày đình chiến, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Huế, trên Tập văn Ngày mai, một số cây bút đã sử dụng chỗ đứng công khai hợp pháp của mình cất cao tiếng nói đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống khủng bố, đàn áp và chính sách kiểm duyệt gắt gao.
Ngay số đầu tiên, Võ Đình Cường đã cho ra mắt truyện ngắn Viết để bảo vệ thằng Cu Tý. Câu chuyện xoay quanh tâm trạng Tuấn, một nhà văn nhiều lần khất hẹn với tòa soạn vì chẳng có bài. Thật ra, không phải chàng không viết được, mà là vì “nhiều bài chưa được hân hạnh đến tay kiểm duyệt đã bị chôn sống ngay vào nghĩa địa những bài không đăng được của tòa soạn” [17, tr. 18].
Lại thêm “những chuyện đáng nói lại không nói được, những chuyện nói được lại không dám nói”. Chàng như người “vác cái thang dài đi trong nhà hẹp, không
đụng bên này thì cũng chạm bên kia” [17, tr. 19]. Bao lần nghĩ đến thảm họa chiến tranh, lòng chàng se lại. Rồi chàng nhìn Cu Tý, hình dung ra tương lai đen tối của những thằng Cu Tý hôm nay, những thanh niên ngày mai, chàng “thấy cần phải viết”, hơn nữa, “cần phải viết gấp để bảo vệ hòa bình, bảo vệ ngày mai, bảo vệ những thằng Cu Tý” [17, tr. 22]. Truyện vừa đăng, tác giả đã bị người của chính quyền đánh trọng thương vì nội dung “thân cộng”. Không sợ hãi, Võ Đình Cường dũng cảm cầm bút và truyện ngắn Cũng cứ viết để bảo vệ những thằng Cu Tý hiên ngang xuất hiện trong số tiếp theo của tập văn. Nhà văn viết tiếp câu chuyện về Tuấn sau khi thân thể chàng “ê ẩm vì những cái đấm, cái thoi, cái cùi chỏ của bọn người lạ mặt ấy; tuy thế, chàng thấy vẫn không đau đớn bằng tâm hồn chàng” [17, tr. 23]. Thì ra, “họ đánh chàng vì cái miệng, hay nói đúng hơn, vì cây viết của chàng” [17, tr. 24]. Vấn đề đặt ra là Tuấn có tiếp tục viết nữa hay khođng? YÙ ủũnh thoõi lui coự luực hieụn ra khi baõt giaực trong ủaău chaứng nghú ủeẫn cạnh
“con dại vợ chiêu, cha già mẹ yếu”, nhớ đến tiếng khóc đầy kinh hãi của Cu Tý chứng kiến cảnh cha nó bị những người lạ mặt đánh túi bụi. Nhưng rồi chàng cảm thấy thẹn cho ý định thối lui ấy. Nghĩ đến sứ mệnh của một văn nghệ sĩ được xây dựng trên cơ sở của tình thương - “tình thương của người cha cộng thêm tình thương của nhà văn nghệ, tình thương đời hôm nay và tình thương thế hệ ngày mai” - và vì nó, “người ta có thể hy sinh tất cả, cho đến cả tính mạng của mình mà vẫn vui lòng”, Tuấn nhìn vào mắt Cu Tý và tự nhủ như một lời thề: “Không, cha sẽ không phản bội các con” [17, tr. 28]. Vấn đề Võ Đình Cường nêu lên không phải riêng biệt mà mang tính phổ biến; nó thể hiện trăn trở chung của những nhà văn yêu nước trước thực tế xã hội miền Nam đương thời.
Sau những ngày tháng 7-1955 căng thẳng và ngột ngạt, nhiều nhà văn giữ vai trò chủ chốt trong phong trào tranh đấu đòi hiệp thương tổng tuyển cử ở cố đô Huế bị bắt, Tập văn Ngày mai số 5 chưa kịp đến tay bạn đọc đã phải đình bản.
Ở trung tâm tranh đấu Sài Gòn – Chợ Lớn, sự xuất hiện loạt truyện ngắn của Lý Văn Sâm, “một tài hoa trác tuyệt” [82, tr. 28], như Khi rừng thay lá (Ban Mai, Sài Gòn, 2-1955), Sắm áo Tết (Điện Báo, Sài Gòn, 1955), Chuông rung trên tháp đổ (Xuân Dân Tộc, Sài Gòn, 1955) đã có tác động mạnh mẽ đến khí thế yêu nước của nhân dân đô thị lớn nhất miền Nam này. Tố cáo chính sách khủng bố đối với những người kháng chiến cũ, kín đáo đề cập đến sự sụp đổ không tránh khỏi của chính quyền Sài Gòn, củng cố lòng tin vào ngày đất nước thống nhất là chủ đề trong nhiều sáng tác của Lý Văn Sâm. Ngay từ khi truyện ngắn Khi rừng thay lá đến tay bạn đọc, mật thám chính quyền Ngô Đình Diệm đã chú ý đến ông. Mượn câu hát dân gian: “Chuồn chuồn đậu ngọn cây chanh, Khi rừng thay lá thì anh trở về”, nhà văn xây dựng câu chuyện xoay quanh hình ảnh người thầy giáo kháng chiến sau ngày hòa bình về lại vùng quê mở trường dạy học trò, vừa học tập vừa tổ chức sản xuất. Nhưng chính sách khủng bố của chính quyền không để anh yên. Trước nguy cơ bị bắt, trong một đêm trăng mờ, người thầy ấy phải tạm lánh nơi khác trong niềm lưu luyến của dân làng và học trò.
Tiếp tục đấu tranh bằng ngòi bút, dù mới chân ướt chân ráo trở lại nội thành, ụng viết thờm một truyện ngắn chứa nhiều ẩn ý: Chuụng rung trờn thỏp đoồ. Theo lời kể Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc người cùng quê Đồng Nai với Lý Văn Sâm có nhận xét: “Bài rất hay, ai cũng khen ai cũng mỉm cười, tiên đoán chắc thế nào địch cũng bắt giam Lý Văn Sâm” [314, tr. 30]. Chẳng sai, khi bản in báo chưa kịp đến tay ông, nhà cầm quyền đã cho đó là bằng chứng để buộc tội và cảnh bắt bớ tù đày lại đến với nhà văn. Nội dung truyện ngắn thể hiện hình ảnh con khỉ nuôi làm trò thu hút khách được dạy dỗ bởi một ông thầy Tàu bán thuốc Sơn Đông.
Thỉnh thoảng, nó làm cái “trò khỉ” khi tuột xích chạy lên đỉnh đồi hoang nơi có cây tháp đổ nát, rung lên những hồi chuông lạ tai khiến người ta xôn xao. Có kẻ đâm ra hoài nghi, sợ sệt cho đó là chuyện ma quỷ. Hành động này đưa đến cái
giá phải trả là mạng sống của nó. Những “trò khỉ” (ám chỉ hành động của ông Diệm) được thực hiện theo lệnh của quan thầy (Mỹ) và cái tháp đổ nát (hình tượng của chế độ) là ẩn dụ sinh động được xây dựng một cách khéo léo trong tác phaồm.
Thật ra, với những người kháng chiến cũ đã từng có những trang viết đầy tính chiến đấu như Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang… tên tuổi các ông từ lâu đã nằm sẵn trong sổ đen của mật vụ Ngô triều. Bằng chứng trên đây suy cho cùng cũng chỉ là cái cớ đưa ông đến nhà lao. Và “Trung tâm Huấn chính Biên Hòa”
(sau đổi tên “Trung tâm Cải huấn Biên Hòa”) là nơi Lý Văn Sâm bị giam giữ (từ tháng 12-1955 đến tháng 12-1956) trước khi ông vượt ngục, móc nối với cơ sở cách mạng ở Thủ Dầu Một tiếp tục hoạt động cách mạng cho đến ngày hoà bình.
Cùng năm 1955, khi phụ trách biên tập cho nhà xuất bản Sóng Mới ra loại sách “Giải trí người lớn – Giáo dục trẻ em” chủ yếu phục vụ thiếu niên nhi đồng và thanh niên, Tô Nguyệt Đình đã viết nhiều truyện ngắn giàu ý nghĩa giáo dục như Chuột Cù phiêu lưu, Ba trâu ba cột (bút danh Thanh Tuyền), Con khỉ kỳ diệu (bút danh Thiện Tâm), Cây vàng trái bạc (Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Duy Khanh –một bút danh khác nữa của Tô Nguyệt Đình) khéo léo đem đến cho người đọc trẻ tuổi những bài học sinh động, thú vị về tình hòa hiếu, đoàn kết giống nòi, sự cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn gây chia rẽ, ly tán của đối phương, chống chiến tranh xâm lược, yêu chuộng và bảo vệ hòa bình.
Trước nguyện vọng cháy bỏng thống nhất đất nước của nhân dân miền Nam, nhiều nhà văn không chỉ dùng ngòi bút mà còn đứng hẳn vào hàng ngũ đấu tranh công khai đòi chính quyền thi hành hiệp định Genève, đòi các quyền tự do, dân chủ. Đối phó với sự đàn áp, khủng bố của nhà cầm quyền, truyện ngắn ra đời trong những năm đầu này đã chọn cách thể hiện bóng gió nguyện vọng thiêng liêng, tha thiết đó, phê phán cường quyền, đồng thời ngợi ca tình nghĩa Bắc Nam
như: Tình Yên Phượng, Tơ vương đến thác (Viễn Phương); Vừng trăng bên kia sông, Nắng đẹp miền quê ngoại (Văn Phụng Mỹ); Hương trà Yên Phụ (Linh Hà), Bên rặng tre già (Lê Vĩnh Hòa)… Ẩn ý của tác giả không khó nhận ra qua lời kể, ngôn ngữ, tâm trạng nhân vật trong tác phẩm. Vợ chồng Tức Thị – Hàng Phùng thà “vào chốn lâm san để sống cùng sài lang hổ báo đời còn vui sướng hơn sống với lũ bạo tàn” [377, tr. 25]. Vậy mà Tức Thị vẫn luôn “có cảm giác rằng đất trời nơi đây chưa hẳn là của vợ chồng nàng mà vẫn còn là của cường quyền bạo lực”
(Tơ vương đến thác) [377, tr. 26]. Thế lực thống trị “có thể ngăn sông xẻ núi chớ làm sao chia cắt được lòng người!” (Tình Yên Phượng) [377, tr. 37]. Có truyện như Mặt trời lên (Lý Văn Sâm) còn khéo léo nói đến “ánh sáng chánh nghĩa”
[388, tr. 29], gieo niềm tin vào tương lai tươi sáng của công cuộc cải tạo xã hội, như lời người anh nói với cô em gái tên Liên: “Con đường sạch nhờ bác lục lộ.
Chịu khó cải tạo, xã hội này sẽ sạch như con đường kia” [388, tr. 30].
Nổi bật trong số những hình tượng nhân vật sống chết vì lý tưởng chân chính, không khuất phục trước bạo lực cường quyền, tạo được ấn tượng và sự cảm phục ở người đọc, đó là Sầm Hiệu trong Chất ngọc của Vũ Hạnh. Truyện có màu sắc huyền thoại, xây dựng thành công hình tượng người anh hùng nông dân luôn ý thức sức mạnh chính nghĩa thuộc về những người dân làm lụng cực khổ. Hột gạo quan ăn cũng do dân làm mới có. “Nay quan hại dân, thì quan là đồ phản tặc, ta quyết chống lại” [112, tr. 125] - Sầm Hiệu khẳng định quyết tâm của mình. Cái chết của Sầm Hiệu dưới lưỡi gươm bạo tàn của quan Tổng trấn Trầm Chính Hiệp là sự vỡ tan của khối ngọc lưu ly kết tinh từ lòng uất hận. Và kỳ diệu thay, sự vỡ tan ấy trở thành sự phân thân, hóa thân của muôn ngàn mảnh hồng ngọc mang bóng hình Sầm Hiệu. “Chất ngọc” Sầm Hiệu vì thế, vĩnh viễn bất diệt trong tâm hồn và tình cảm nhân dân. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng trở nên khá rõ ràng khi đặt vào bối cảnh thống trị của chính quyền đương thời.
Rất nhiều truyện ngắn khác tìm cách bày tỏ tiếng nói đấu tranh chống chính thể phi nhân thông qua miêu tả cuộc sống thê thảm của các tầng lớp nhân dân.
Người đọc không thể cầm lòng trước tình cảnh nghèo khổ, đói khát của trẻ em và người già giữa lòng đô thị (Những kẻ đói lòng - Đinh Bằng Phi). Những công nhân dù lâm bệnh nặng vẫn phải gắng gượng bươn chải trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn (Lúc chiều xuống - Lê Vĩnh Hòa). Dân nghèo đô thị vốn nghèo khổ lại thêm hỏa tai (Áo vải tim vàng – Lê Vĩnh Hoà). Những gia đình nông dân tan nát vì bọn giặc xâm lược, con cái phải sống nương nhờ nơi khác (Những bước đường - Huỳnh Song Tuyến). Hoặc chỉ vì muốn cải thiện bữa ăn, nhiều nông dân phải vĩnh viễn nằm xuống dưới làn đạn của những tên lính lê dương (Úp nôm hồi vọng - Hoài Nghĩa). Những người phụ nữ miền Nam hiền hậu nhưng chồng chất nỗi đau khổ vì mất chồng, mất con do lũ giặc xâm lược gây ra (Hy sinh - Hoàng Văn). Người học trò nghẹn ngào, căm hận nhận ra chiến tranh đã phá nát mái trường xưa và cướp đi người thầy cũ của mình (Mái trường sương nắng rêu phong – Cô Thanh Trúc)… Tiếng nói tố cáo từ hiện thực được miêu tả chân thực, sinh động đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân đô thị miền Nam chống nhà cầm quyền khủng bố, đàn áp nhân dân, phá hoại hòa bình.
Từ cuối 1957, trước sự khủng bố ác liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm, phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị chuyển hướng sang lĩnh vực dân sinh, dân chủ, kinh tế, văn hóa. Những truyện ngắn như Sắc lụa Trữ La (Ánh Phương, tức Viễn Phương), Áo lụa giồng (Văn Phụng Mỹ), Bác vật xà bông (Sơn Nam) kịp thời đả phá chủ trương của chính quyền ào ạt đưa hàng Mỹ vào khiến nhiều ngành hàng nội hóa truyền thống bị phá sản, tiêu điều. Truyện ngắn Áo lụa giồng ngay từ khi xuất hiện trên tờ Nhân Loại đã chiếm được cảm tình của độc giả tiến bộ. Ở đây cái nhìn nhân văn đối với một thứ vải lụa truyền thống chứa
đựng bao tình cảm, kỷ niệm đã được nhà văn lồng vào một câu chuyện tình nhẹ nhàng nhưng không kém phần lãng mạn giữa cô Bông và chàng trai tên Liêm.
Tiếc là chiếc áo - cầu nối cho tình yêu ấy - và nụ cười của cô gái trong lần may mắn gặp lại chàng trai đã chớm nở “giữa một thực tế hơi buồn trong đó lụa giồng hình như lạc lõng giữa rừng vải sồ ngoại hóa đang thao túng thị trường” [262, tr.
74]. Chỉ nghĩ đến thoả mãn nhu cầu tiêu thụ, mong muốn “thu phục nhân tâm”
bằng sự phồn vinh giả tạo, chính quyền Sài Gòn đã đẩy nhiều người dân từ lâu gắn bó với ngành nghề truyền thống sớm lâm vào cảnh khốn cùng.
Phong trào nhà văn, nhà báo yêu nước chống sản phẩm văn hóa suy đồi, nô dịch, chống sự mua bán trong giáo dục, nghệ thuật diễn ra khá mạnh mẽ. Có dịp phát biểu ý kiến với thầy giáo đồng thời là nhà văn, cô nữ sinh Đệ Tứ yêu văn chương Mộng Thúy trong truyện ngắn Ai nghe lòng đất quặn đau (Thẩm Thệ Hà) đã có những nhận xét thành thật và xác đáng về thị trường văn chương: “Em đọc hầu hết các tạp chí chỉ thấy những truyện tình cảm sướt mướt, những truyện xã hội vụn vặt, những truyện trinh thám, võ hiệp rẻ tiền, không dính dáng gì đến nếp sống hiện tại của người dân, nhất là những người dân ở các vùng quê”. Cô còn đưa ra một loạt dẫn chứng để làm sáng tỏ: “Thầy thử nghe vài nhan đề truyện ngắn: Cho lòng thắm lại, Lạnh buồn như ánh tà dương, Đến khi ta gặp lại nhau, Anh chỉ xin em một chút tình, Mối tình chết giữa mùa thu, vân… vân…” [422, tr.
261]. Ở một phương diện khác, Vũ Hạnh viết truyện ngắn Giọt nước mắt trên dương cầm đăng trên tạp chí Bách Khoa để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự mua bán trong phạm vi giáo dục và nghệ thuật là nguyên nhân khiến những kẻ tự gọi là hướng dẫn giáo dục, truyền bá nghệ thuật quên đi nhiệm vụ thiêng liêng của mình, đồng thời làm thui chột những tâm hồn tốt đẹp.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở nông thôn và phong trào đấu tranh ở đô thị từ cuối năm 1959 đầu 1960, các truyện ngắn như
Chấm nhang đầu xóm, Gốc đại thọ của Vũ Nghi đã phản ánh tình cảm và hành động cao đẹp của những người nông dân lương thiện chống lại âm mưu của thực dân “tách cá khỏi nước”, không muốn rời xa mảnh đất quê hương, ngôi nhà đầm ấm thân yêu từng lưu giữ rất nhiều kỷ niệm gia đình, xóm giềng. Họ bám đất giữ nhà bằng mọi giá. Cùng chủ đề này, Pá-Phao của Trần Hồ dựng lên hình ảnh bọn Tây về làng cướp bóc, bắn giết, đốt sạch nhà cửa, đưa đến cái chết đau đớn, uất hận của những người nông dân lương thiện quyết tâm bám đất giữ làng. Nêu lên sự phẫn nộ của người dân đô thị, từ thực trạng liên quan đến vấn đề nước sinh hoạt, Những kẻ bán nước của Lưu Nghi đã khéo gợi người đọc liên tưởng đến cái thế và sự phẫn nộ của những người dân mất nước trước thủ đoạn cùng chân tướng của “những kẻ bán nước trong xóm này và cả những kẻ bán nước trên thế gian”
[319, tr. 72].
Tập trung thể hiện nội dung đấu tranh chống chính thể phi nhân, nhiều tác phẩm đã kín đáo khơi gợi lòng căm thù tội ác, sự phẫn nộ trước sức sống và vẻ đẹp nhân văn bị dập vùi. Các truyện ngắn: Ai nghe lòng đất quặn đau (Thẩm Thệ Hà), Lòng suối (Vũ Hạnh) đến với độc giả bằng những nỗi quan tâm đó của nhà văn. Còn đâu hình ảnh cô học trò đệ tứ Mộng Thúy (Ai nghe lòng đất quặn đau) giỏi Việt văn, “có nhiều khả năng và tha thiết với văn chương” [422, tr. 257], đang ở lứa tuổi yêu đời, bỗng dưng ngã xuống vì đạn lạc trong niềm tiếc thương của bạn bè, thầy cô. Trong Lòng suối, những con người như A-Đun, Bia-Ngo, Y- Rít và những người dân làng bị Kha-Roát cướp rẫy, cướp trâu, cướp bò hoặc bị vu khống đã thực hiện được mong ước từ lâu: “Không thể để kẻ ác sống lâu như cây cốc rừng, nó hút hết nhựa của cây cỏ khác, làm cho buôn ta khô héo dần đi”. Đó cũng là điều lệ làng định ra lâu rồi: “kẻ nào có tội thì phải giết ngay để khỏi hại làng” [114, tr. 27]. Phải chăng đó còn là ước mong của nhân dân miền Nam lúc bấy giờ khi liên hệ đến thực tế xã hội?