Vai trò của các phương pháp thở hoành, thở chúm môi

Một phần của tài liệu Nâng cao tỷ lệ biết thực hiện động tác thở chúm môi, thở cơ hoành đúng kỹ thuật cho bệnh nhân copd nội trú tại khoa nội hô hấp – bệnh viện Bãi Cháy (Trang 23 - 27)

3.2. Vai trò của các phương pháp thở hoành, thở chúm môi

3.2.2. Vai trò của các phương pháp thở hoành, thở chúm môi

Nguyên tắc điều trị đợt cấp BPTNMT bao gồm: Oxy liệu pháp khi giảm oxy máu, thuốc giãn phế quản, liệu pháp corticosteroids, kháng sinh, tập PHCNHH ngay sau khi đợt cấp bắt đầu trở nên ổn định, thông khí nhân tạo xâm nhập và không xâm nhập trong đợt cấp BPTNMT nặng.

Vai trò của các bài tập thở, không phải ngày nay mới được biết đến mà từ rất lâu đã được coi là một phương pháp cải thiện chức năng hô hấp và ngăn ngừa biến chứng trong một số bệnh. Ngay từ thời Hypocrat, người ta đã biết được tác dụng của tập thở trong các bệnh mạn tính hô hấp [24]. Hiện nay, các bài tập thở cổ truyền vẫn tiếp tục được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và áp dụng như: Yoga (Ấn Độ), Thái cực quyền (Trung Quốc)...

Không chỉ riêng các nước phương Đông, các bài tập thở cũng được nghiên cứu rất chuyên sâu và áp dụng rộng rãi tại các nước phương Tây. Tại Mỹ, tập thở lần đầu tiên được đề xướng cách đây hơn 40 năm bởi Alvan Baranch và William F.M.

Các nghiên cứu của các tác giả Raymon Auge (1981), Carolix Dinayca (Nga) khi nghiên cứu về PHCN hô hấp bằng tập thở cho bệnh nhân mắc bệnh phổi và màng phổi cho thấy phương pháp tập thở hoành kết hợp với tạo áp lực dương đường thở bằng thở chúm môi cho hiệu quả hơn hẳn là thở hoành đơn thuần [24].

Theo nghiên cứu của Valenza MC và cộng sự (2014): các bài tập thở có kiểm soát trong đợt cấp không chỉ cải thiện tình trạng có thở, khả năng vận động mà còn giúp cải thiện sự lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp [25].

Puhan MA và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của PHCNHH và chăm sóc thông thường khi nhập viện, chất lượng sức khỏe cuộc sống, khả năng gắng sức và tử vong ở 230 bệnh nhân BPTNMT sau đợt cấp. Kết quả thu được cho thấy PHCNHH giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, cải thiện khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống [26].

Một nghiên cứu của Revitt O về khóa PHCNHH ngắn hạn cho bệnh nhân trong đợt cấp BPTNMT đã cho thấy PHCNHH thực sự có hiệu quả giúp cải thiện các thông số trong test đi bộ 6 phút, khả năng gắng sức, thể tích thở ra giây đầu tiên(FEV1) [27].

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Y Tongji Trung Quốc cũng cho những khẳng định tương tự về vai trò của PHCNHH trong đợt cấp BPTNMT [28].

Ở Việt Nam,Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (thế kỉ XVIII) đã thấy được giá trị của tập thở với sức khỏe đặc biệt là phòng ngừa và điều trị một số bệnh mạn tính đường hô hấp [29].

Từ những năm 70, phương pháp thở hoành đã được đưa vào áp dụng nhưmột phương pháp điều trị quan trọng tại Viện phổi Trung ương và đã tạo được nhiều thành quả tốt đáng ghi nhận trong cải thiện chức năng hô hấp cho bệnh nhân [24].

Cho đến nay, nước ta có nhiều chương trình nghiên cứu về các bài tập thở đối với bệnh mạn tính như: Phạm Quốc Khánh (1987) [24], Trần Thị Dung (1994) [30] đã áp dụng biện pháp tập thở để PHCNHH cho bệnh nhân dày dính màng phổi, Nguyễn Thị Chỉnh (1991) [31] đã ứng dụng tập thở hoành cho bệnh nhân VPQMT, Nguyễn Phương Sinh (2001) [32] đã ứng dụng tập thở có điều khiển cho bệnh nhân BPTNMT, Vũ Sơn Hà(2014) [33], Đỗ Tường Oanh (2007) [34] tiến hành PHCNHH cho bệnh nhân BPTNMT...

PHCNHH được tiến hành trễ đến hai tháng sau khi đợt cấp BPTNMT xảy ra. Sau đợt cấp, ngay cả với điều trị nội khoa tối ưu, phải mất một thời gian đáng kể cho bệnh nhân BPTNMT để phục hồi khả năng cơ bản, thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên. Mặc dù PHCNHH từ lâu được coi là một liệu pháp không dùng thuốc hữu hiệu trong giai đoạn ổn định, đã có chỉ một vài nghiên cứu trên thế giới về tác động của PHCNHH trong và/ hoặc ngay sau đợt cấp. Chỉ đến gần đây một số tài liệu đã chứng minh tính khả thi và hiệu quả của PHCNHH sớm ở đợt cấp BPTNMT [35].

3.2. Thực trạng cách tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành đúng kỹ thuật trên thế giới.

Theo nghiên cứu của tác giả Ries (1995) [41], O”Donnell (1995) trên 74 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 57,5% bệnh nhân không biết đến kỹ thuật thở chúm môi và 65% bệnh nhân chưa biết đến kỹ thuật thở cơ hoành .

Theo tác giả Williams V và cộng sự (2009) trên 52 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có 46,8% bệnh nhân thở chúm môi không đúng kỹ thuật và 61,3% bệnh nhân thở cơ hoành không đúng kỹ thuật.

Theo nghiên cứu của Valenza MC và cộng sự (2014): các bài tập thở có kiểm soát trong đợt cấp không chỉ cải thiện tình trạng có thở, khả năng vận động mà còn giúp cải thiện sự lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp [25].

Puhan MA và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh hiệu quả của PHCNHH và chăm sóc thông thường khi nhập viện, chất lượng sức khỏe cuộc sống, khả năng gắng sức và tử vong ở 230 bệnh nhân BPTNMT sau đợt cấp. Kết quả thu được cho thấy PHCNHH giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, cải thiện khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống [26].

Một nghiên cứu của Revitt O về khóa PHCNHH ngắn hạn cho bệnh nhân trong đợt cấp BPTNMT đã cho thấy PHCNHH thực sự có hiệu quả giúp cải thiện các thông số trong test đi bộ 6 phút, khả năng gắng sức, thể tích thở ra giây đầu tiên(FEV1) [27].

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Y Tongji Trung Quốc cũng cho những khẳng định tương tự về vai trò của PHCNHH trong đợt cấp BPTNMT [28].

3.3. Một số nghiên cứu về thực trạng cách tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành đúng kỹ thuật tại Việt Nam.

Khi nghiên cứu hai tác giả Đỗ Thị Tường Oanh [34] và Nguyễn Hoài Bắc [40]

trên 102 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì có đến 82 trường hợp bệnh nhân chưa biết đến kỹ thuật thở chúm môi và tập thở cơ hoành, có 7 trường hợp biết đến kỹ thuật thở nhưng không đúng kỹ thuật và chỉ có 3 trường hợp biết và thở đúng cách.

3.4. Thực trạng tại bệnh viện Bãi Cháy.

Hiện nay khoa Nội Hô Hấp tiếp nhận khoảng 40 đến 50 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mỗi tháng, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, với nhiều mức độ nặng của bệnh, nhiều lứa tuổi khác nhau.

Thực trạng chưa có nghiên cứu đánh giá nào về kỹ thuật thở chúm môi, thở cơ hoành đúng cách trên những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Qua một khảo sát nhỏ của chúng tối đánh giá 50 bệnh nhân hiện đang điều trị tại khoa Nội Hô Hấp thì trong đó 85% chưa biết phương pháp thở chúm môi và thở cơ hoành.

Thực trạng cảm quan cho thấy tỷ lệ bệnh nhân biết kỹ thuật thở chúm môi và thở cơ hoành còn chiếm tỷ lệ cao, tương xứng như các nghiên cứu của các bệnh viện như trên.

3.5. Lựa chọn vấn đề cải tiến chất lượng.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là rất lớn. Do vậy, chúng tôi quyết định thực hiện cải tiến chất lượng: “ Nâng cao tỷ lệ biết thực hiện động tác tập thở chúm môi, thở cơ hoành đúng kỹ thuật cho bệnh nhân COPD nội trú tại khoa Nội hô hấp – Bệnh viện Bãi Cháy.”

3.6. Cơ sở pháp lý.

- Quyết định số 1851/QĐ- BYT: Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em  12 tuổi”.

- Quyết định số 3874/QĐ-BYT ngày 26/06/2018 ban hành tài liệu chuyên môn “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Một phần của tài liệu Nâng cao tỷ lệ biết thực hiện động tác thở chúm môi, thở cơ hoành đúng kỹ thuật cho bệnh nhân copd nội trú tại khoa nội hô hấp – bệnh viện Bãi Cháy (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)