Phần 2: Công nghệ sản xuất bột ngọt
3. Thiết bị sử dụng trong sản xuất mì chính
3.1. Thiết bị lên men có bộ đảo trộn cơ học dạng sủi bọt
1- Động cơ; 2- Hộp giảm tốc; 3- Khớp nối; 4- Ổ bi; 5- Vòng bít kín; 6- Trục;
7- Thành thiết bị ; 8- Máy khuấy trộn tuabin; 9- Bộ trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn;
Hình 8: Thiết bị lên men có bộ đảo trộn cơ học dạng sủi bọt
10- Khớp nối; 11- Ống nạp không khí; 12- Máy trộn kiểu cánh quạt; 13- Bộ sủi bọt; 14- Máy khuấy dạng vít; 15- Ổ đỡ; 16- Khớp để tháo; 17- Áo; 18- Khớp nạp liệu; 19- Khớp nạp không khí
Dạng thiết bị này sử dụng rộng rãi cho các quá trình tiệt trùng để nuôi cấy vi sinh vật tạo ra các sản phẩm có hoạt tính sinh học.
Thiết bị lên men có thể tích 63 m3. Dạng thiết bị này có 1 xilanh đứng được chế tạo bằng thép X18H10T hay là kim loại có nắp và đáy hình nón. Tỉ lệ chiều cao và đường kính 2.6/1, trên nắp có bộ dẫn động cho cơ cấu chuyển đảo và cho khử bọt bằng cơ học; ống nối để nạp môi trường dinh dưỡng, vật liệu cấy, chất khử bọt, nạp và thài vào không khí; các cửa quan sát, cửa để đưa vòi rửa; van bảo hiểm và các khớp nối để cắm các dụng cụ kiểm tra.
Khớp xả 16 ở đáy của thiết bị dùng để tháo canh trường. Bên trong có 6 trục xuyên suốt. Các cơ cấu chuyển đảo được gắn chặt trên trục. Cơ cấu chuyển đảo gồm có tuabin 8 có đường kính 600-1000 mm với các cánh rộng 150-200 mm được định vị 2 tầng, còn tuabin hở thứ 3 được gắn chặt trên bộ sủi bọt có dạng hình hoi được làm bằng những ống đục lỗ. ở phần trên bộ sủi bọt có khoảng 2000-3000 lỗ theo kiểu bàn cờ.
3.2. Thiết bị thủy phân tinh bột
1- Van lọc
2- Ống thông với bên ngoài qua van lọc 1
3- Đồng hồ chỉ áp suất 4, 5- Ống dẫn dành cho acid
6- Cửa nạp liệu dành cho sữa tinh bôt sắn
7- Van an toàn
8- Ống dẫn hơi nước
9- Ống lầy mẫu dịch thủy phân
10-Thiết bị dẫn hơi nước trực tiếp, đồng thời có khuấy trộn
11- Ống dẫn dung dịch sau thủy phân
Hình 8: thiết bị thủy phân tinh bột sắn bằng phương pháp acid
Hình 9: Sản xuất maltodextrin liên tục bằng phương pháp lên men 3.3. Thiết bị lắng
3.4. Thiết bị li tâm
Mục đích: được dùng để tách sản phẩm (mì chính) được kết tinh ra khỏi dung dịch dưới tác dụng của lực li tâm.
Cấu tạo: gồm động cơ ly tâm có tốc độ cao (1000 vòng/phút), hệ thống phễu trên chứa dung dịch nước khi ly tâm, ở dưới là các phễu mỏng gồm nhiều lớp xếp xen nhau. Ở phần giữa của thiết bị là trục của động cơ ly tâm.
Hình 10: Thiết bị lắng
Nguyên lý hoạt động: dung dịch được đưa qua phễu chứa của thiết bị ly tâm rồi xuống hệ thống lá phễu nhỏ ở dưới. Động cơ li tâm hoạt động sẽ tao ra áp lực tách riêng, nhằm tách hoàn toàn tinh thể bột ngọt ra khỏi dung dịch.
Hình 11: Thiết bị li tâm
3.5. Thiết bị cô đặc
3.5.1. Thiết bị cô đặc màng
Hình 12: Thiết bị cô đặc màng
Cấu tạo : gôm có bình chứa nguyên liệu và bình chứa thành phẩm, thiết bị cô đặc gồm 2 khoang: khoang ngoài chứa hơi nóng, khoang trong chứa sản phẩm, 2 bơm pittông, 1 bơm chân không, động cơ tạo màng, bình nước ngưng, ống thủy.
Ngoài ra phễu chất thơm, bảng điều khiển hệ thống các van hơi, van nước, van điều chỉnh chân không…
Nguyên lý hoạt động: khi động cơ quay sẽ tạo lực bắn sản phẩm lên thành
nóng sẽ thực hiện quá trình trao đổi nhiệt qua thành trong và làm sản phẩm cô đặc lại.
3.5.2. Thiết bị cô đặc chân không
Cấu tạo: gồm khoang đun nóng nguyên liệu, khoang nước ngưng, bơm chân không, động cơ cánh khuấy. Hơi được cấp vào khoang đun nóng, làm sôi nguyên liệu và xảy ra làm mát và ngưng tụ. Quá trình bốc hơi sẽ làm nguyên liệu dần được cô đặc. Lấy mẫu sản phẩm qua cửa thử và kiểm tra độ cô đặc.
Hình13: Thiết bị cô đặc chân không
3.6. Thiết bị lọc khung bản
Cấu tạo: gồm có hệ thống bảng nhựa có những tấm vải lọc, thiết bị bơm, khay hứng, trục vít. Ngoài ra còn có thùng chứa, hệ thống dây dẫn…
Nguyên lý hoạt động: nguyên liệu được đưa từ thùng chứa sang thiết bị lọc nhờ hệ thống bơm. Dựa trên lực ép của trục vis, những tấm bản sẽ có áp lực và phần nước và phần nước trong sẽ đi qua các khe hở trên tấm vải lọc. Phần bả sẽ được giữ lại ở phía trong. Phần nguyên liệu sau khi đi qua tấm vải lọc sẽ được chuyển đến thùng chứa.
Hình 14: Thiết bị lọc khung bản
3.7. Thiết bị sấy hồng ngoại
Cấu tạo: gồm có khoang chứa sản
phẩm, động cơ đảo trộn, thiết bị tạo tia
hồng ngoại, thiết bị quạt hút. Ngoài ra còn có phễu nhận liệu, bảng điểu khiển, hệ thống dây dẫn…
Hình 15: Thiết bị sấy hồng ngoại
Nguyên lý hoạt động: sản phẩm qua phễu nhận liệu, được đựa vào khoang sấy. Tia hồng ngoại được tạo thành có tác dụng làm nóng tại mọi điểm của sản phẩm. Sử dụng tia hồng ngoại vì đây là tia có bước sóng dài, có sự phân cực và đảo chiều nên sẽ làm nóng đều sản phẩm. Sản phẩm sau 1 thời gian, tiến hành kiểm tra chất lượng, nếu đạt thì được đưa ra ngoài, tiếp tục tiến hành công đoạn tiếp theo.