Điều trị và dự phòng thiếu Vitamin A

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập y tế CỘNG ĐỒNG TRẠM y tế PHƯỜNG LINH tây (Trang 23 - 26)

NỘI QUY CƠ QUAN

VI. Điều trị và dự phòng thiếu Vitamin A

1. Phát hiện trẻ thiếu Vitamin A:

- Phải điều trị bằng Vitamin A liều cao - Trẻ >1 tuổi:

+ Ngày 1: 200.000 IU + Ngày 2: 200.000 IU + Sau 2 tuần: 200.000 IU

- Trẻ < 1 tuổi: dựng ẵ liều trờn

- Trẻ > 6 tháng tuổi: phải bổ sung nhiều Vitamin A hoặc bổ sung Vitamin A trong thực phẩm.

- Nếu trẻ bị tiờu chảy cho tiờm bắp ẵ liều uống.

2. Dự phòng:

- Chế độ ăn hợp lý:

+ Tăng cường thực phẩm chứa nhiều Vitamin A ( trứng, rau xanh thẫm, quả màu đỏ) cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

+ Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.

+ Cho trẻ bú sớm sau sanh 30 phút để trẻ tận dụng sữa non.

+ Cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 bằng 4 nhóm thực phẩm.

- Liều lượng Vitamin A dự phòng:

+ Cho tất cả các trẻ từ 0 – 36 tháng tuổi đều được uống Vitamin A.

+ Trẻ >1 tuổi uống 1 viên 200.000 IU (6 tháng/ 1 lần) + Trẻ <1 tuổi uống ẵ viờn 200.000 IU (6 thỏng/ 1 lần)

+ Phụ nữ sau sinh 1 tháng uống 1 liều 1 viên 200.000 IU để tăng lượng Vitamin A.

+ Phụ nữ có thai không được uống Vitamin A vì gây quái thai.

+ Phụ nữ cho con bú nếu nghi ngờ thiếu Vitamin A cho uống 1 liều nhỏ 100.000 IU/ ngày kéo dài 2 tuần.

+ Phòng chống nhiễm khuẩn.

+ Tiêu chảy, viêm phổi: đặc biệt là tiêu chảy dễ gây khô mắt, trẻ bị sởi.

+ Tạo nguồn bổ sung giàu Vitamin A, tăng cường Vitamin A bằng cách cho trẻ ăn các loại bột dinh dưỡng.

. Khó khăn:

+ Vì trên địa bàn phường Linh Tây không có nhà trẻ mẫu giáo, nên số trẻ uống Vitamin A tại khu phố và Trạm y tế không cao so với các phường khác.

+ Chương trình uống Vitamin A, trùng với ngày làm việc trong tuần (thứ 3, 4), nên số trẻ đần uống trong giờ ít, khu phố thực hiện cho trẻ uống ngày thứ 7, chủ nhật)

. Thuận lợi:

+ Đa số bà mẹ đều ý thức được tầm quan trọng của việc uống Vitamin A.

+ Được sự hỗ trợ tận tình của các cộng tác viên dinh dưỡng, các ban ngành đoàn thể phường Linh Tây.

+ Kết quả đạt được tương đối khả quan, hầu hết các bà mẹ trong phòng đều đưa trẻ đến Trạm uống Vitamin A theo chương trình đạt được 99,3 %

TRƯỞNG TRẠM Ngày…tháng 09 năm 2013

*Chương trình phòng chống bệnh tay chân miệng:

.Khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng:

Nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng, không để bùng phát trong thời gian tới, nhất là không để xảy ra ca tử vong do bệnh tay chân miệng, UBND Quận Thủ Đức đã có công văn chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng phối hợp với phòng Giáo dục và UBND 12 phường tăng cường công tác truyền thông, tập huấn cách phòng chống bệnh tay chân miệng cho các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, các hội đoàn thể tham gia công tác phòng chống dịch bệnh ở tuyến phường và giáo viên, bảo mẫu các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình trên địa bàn, cấp miễn phí dung dịch sát khuẩn Cloramin B cho hộ dân có nhu cầu; đồng thời tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng trong tháng 9, 10/2012 tại các trường học và địa bàn dân cư.

Thực hiện chiến dịch rửa tay bằng xà phòng tại trường mầm non.

chức giám sát chặt chẽ những trẻ nghỉ học nhằm phát hiện sớm các trẻ mắc bệnh để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch, không để mầm bệnh lây lan trong trường học và cộng đồng.

Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ; nhất là các nhà trẻ tư nhân, nhóm trẻ gia đình. Xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. Hiệu trưởng các trường mầm non, mẫu giáo công lập phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra ca bệnh tay chân miệng tại trường do không thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Đối với các trường ngoài công lập, xem xét mức độ để xử lý và không gia hạn giấy phép hoạt động nếu để xảy ra dịch bệnh.

Cán bộ TTYTDP hướng dẫn người dân cách sử dụng Cloramin B sát khuẩn, làm sạch nhà cửa và đồ chơi của trẻ.

Phòng Y tế tổ chức kiểm tra, nhắc nhở các phòng khám trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng và báo cáo kịp thời cho cơ quan y tế địa phương khi phát hiện ca bệnh đúng theo quy định. Khi có thông tin ca bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng và trạm y tế 12 phường tiến hành điều tra dịch tễ khẩn cấp và xử lý triệt để ổ dịch.

Nếu phát hiện ca bệnh có đi học phải thông tin kịp thời cho phòng Giáo dục và trường học biết để tổ chức vệ sinh khử khuẩn trong trường học và giám sát phát hiện sớm ca bệnh mới. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng nơi có ca bệnh, tiếp tục truyền thông để các hộ dân trong ổ dịch cùng tham gia xử lý và chủ động phòng bệnh cho gia đình.

Theo thống kê của ngành y tế, trong 9 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn Quận đã có 523 ca bệnh tay chân miệng, tăng 411 ca so với cùng kỳ năm 2011…

TRƯỞNG TRẠM Ngày…tháng 09 năm 2013

*Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập y tế CỘNG ĐỒNG TRẠM y tế PHƯỜNG LINH tây (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w