V. Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới
Du lịch Việt Nam thập kỷ tới cần tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại, khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp.
Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.
Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia, phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
V. Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới
Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích phát triển, tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư
nhân, phân cấp về cơ sở, khai thác tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá.
Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quốc gia; hình thành
những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật.