Tầm tác động của ngôn ngữ khẩu ngữ đối với ngôn ngữ văn chương Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Phong cách khẩu ngữ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG 3: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH KHẨU NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.3. Tầm tác động của ngôn ngữ khẩu ngữ đối với ngôn ngữ văn chương Nguyễn Huy Thiệp

3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện chân thực, sống động như là lời tâm tình, như chuyện kể thường nhật giữa những người thân thiết

Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đều có những điểm nhìn độc đáo và sự luân phiên điểm nhìn tài tình. Ngôn ngữ người kể chuyện được ông sử dụng đầy đủ ở ngôi thứ nhất với nhan vật xƣng “Tôi” và ngôi thứ ba kể chuyện một cách tường minh, khách quan, với điểm nhìn toàn tri. Ngôn ngữ người kể chuyện trong các sáng tác của ông đều hiện lên chân thực, sống động nhƣ là lời tâm tình, như chuyện kể thường nhật giữa những người thân thiết.

Ngôn ngữ người kể chuyện như một đội hình chữ nghĩa dày đặc, dưới dự chỉ huy của lớp vỏ ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, điều khiển, sắp xếp một cách logic, phù hợp với nhân vật, diễn biến sự việc, thái độ của người kể. Các truyện với ngôi thứ nhất, nhƣ: Chảy đi sông ơi, Tướng về hưu, Mưa Nhã Nam, nhân vật kể chuyện xưng “Tôi”, trần thuật lại câu chuyện dưới góc độ người tham gia trong chính câu chuyện đó; đƣợc trải qua, đƣợc bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng cách sử dụng những từ ngữ đầy sinh động, giàu sắc thái: “Đêm ấy, tôi thức canh quan tài mẹ tôi, ngẫm nghĩ lan man đủ điều. Cái chết sẽ đến với

mỗi chúng ta, chẳng trừ ai cả. Ngoài sân, ông Bổng với mấy bác đô tùy ngồi đánh tam cúc ăn tiền. Khi nào kết tốt đen, ông Bổng lại chạy vào vái quan tài mẹ tôi: “Lạy chị, chị phù hộ cho em để em vét thật nhẵn túi chúng nó". Cái Mi, cái Vi cũng thức với tôi. Cái Mi hỏi: “Sao chết đi qua đò cũng phải trả tiền?

Sao lại cho tiền vào miệng bà?” Cái Vi bảo: “Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố?” Tôi khóc: “Các con không hiểu đâu. Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín”. Cái Vi bảo: “Con hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền.

Chết cũng cần”. Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa.” [20, 33].

Bên cạnh đó, ở ngôi kể thứ ba nhƣ truyện: Không có vua, Cún, Sang sông, người kể với điểm nhìn toàn tri, khách quan kể lại tất cả sự việc một cách chân thực nhất, các tình huống, hành động của nhân vật: “Trong thế giới ăn mày, người ta có thể sử dụng một đứa bé con trong vài ba tháng để làm cớ ăn xin.

Khi đứa bé chết, người ta vứt nó ra ngoài đống rác như vứt một thứ vật hỏng bình thường, như cái rổ, cái rế... Việc kiếm ra một đứa bé không khó. Chỉ cần vài ba đồng bạc, một sái thuốc phiện, một bộ quần áo cũ là xong. Đời còn đói rét. Đói rét bất chấp tất cả, cả đạo lý, cả tình người. Cún lớn dần lên, Cún dần ý thức được thân phận mình, buộc phải ý thức về hoàn cảnh mình.” [20, 48]

3.3.2.1. Một thứ ngôn ngữ mang hơi thở của đời sống hiện đại

Nguyễn Huy Thiệp từng khẳng định: “Tôi biết một thứ ngôn ngữ giản dị như đất – Thứ ngôn ngữ mộc mạc, thẳng băng – Có một thứ ngôn ngữ thức tỉnh con người – Buộc họ soi vào lòng mình như soi mặt xuống lòng hồ” (Mƣa Nhã Nam). Đấy chính là thứ ngôn ngữ tự nhiên, thẳng thắn mà sâu sắc, mang đậm hơi thở của đời sống hiện đại – phong cách khẩu ngữ.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vô cùng đa dạng, không bị trùng lẫn với bất kì ai. Chưa bao giờ ngôn ngữ văn chương lại gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt, thế sự đến thế. Chưa bao giờ trong văn chương những câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần trụi, bụi bặm, suồng sã lại xuất hiện nhiều đến thế. Ấy vậy mà Nguyễn Huy Thiệp lại vô cùng can đảm, bất chấp những định kiến, khuôn phép trong văn chương, viết những câu văn, lời thoại đầy táo bạo, thâm thúy, để vụt sáng như một hiện tượng lạ trong nền văn học nước nhà:

“Đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục. Ba ô tô. Thuốc lá đầu lọc nhưng

gần cuối tiệc hết sạch, phải thay bằng thuốc lá cuốn. Năm mươi mâm cỗ nhưng ế mười hai. Chàng rể mặc comlê đen, cravat đỏ. Tôi phải cho mượn cái cravat đẹp nhất trong tủ áo. Nói là mượn, chắc gì đòi được. Phù rể là sáu thanh niên ăn mặc hệt nhau, đều quần bò, râu ria rất hãi. Đầu tiệc là dàn nhạc sống chơi bài Ave Maria…” [20, 25]

Ngoài khả năng làm chủ bút pháp một cách điêu luyện, đa dạng, cùng tinh thần phản biện đời sống độc đáo, Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng khéo léo, nhuần nhị từ ngữ mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong từng sáng tác của mình. Những lời nói ấy tuy cộc lốc, sắc bén, dồn dập nhƣng lại vô cùng hàm súc, ngắn gọn, và giàu sắc thái biểu đạt. Ngòi bút táo bạo này dường như không biết đến những gửi thƣa kiểu cách, những lễ nghi khách sáo, sáo rỗng mà ngang nhiên tôn vinh thứ ngôn ngữ đầy góc cạnh, cá tính, độc đáo. Tất cả đó chính là thứ ngôn ngữ mang hơi thở hiện đại, dù đôi chỗ có thô, có cục, nhƣng vẫn đầy ma lực, lôi cuốn người đọc.

3.3.3. Một phong cách ngôn ngữ sắc nhọn, tỉnh táo như là người ngoài cuộc nhƣng lại là sự nhập cuộc

Ngôn ngữ của Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngôn ngữ dửng dƣng, cộc lốc, có sao nói vậy, do đó nó khắc họa rõ nét đƣợc bức tranh hiện thực đời sống phũ phàng, chua chát. Ngòi bút của ông mang đầy sắc nhọn, gai góc, nhƣng lại vô cùng tỉnh táo, sâu sắc, vậy nên những câu chuyện đề tài đời sống hiện thực do ông sáng tác mặc dù đều đặt dưới sự khách quan nhìn nhận, nhưng ẩn trong đó là những thông điệp sắc sảo, sâu sắc, không đơn thuần chỉ là kể chuyện, chỉ là văn chương bình dân.

Nguyễn Huy Thiệp không sử dụng những câu văn trau chuốt, bóng bẫy, giàu chất thơ ca, lãng mạn mà ông tập trung xoáy sâu vào sự trần trụi, chân thật trong đời sống thường nhật. Lối viết thản nhiên, dồn dập, lời nói lẫn lộn với lời kể, tưởng chừng là người ngoài cuộc song lại chính là người nhập cuộc đã khắc họa đúng tinh thần hiện thực cuộc sống đó là tái hiện chân thực nhất, toàn diện nhất về bức tranh đời sống của con người và tôn trọng những giá trị hiện thực đó.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đã đem đến cho văn chương Nguyễn Huy Thiệp sự tự nhiên, tính chân thực, khách quan, phản ánh đúng bản chất của

bộ mặt cuộc sống thường ngày và khẳng định được bản chất của văn chương là hơi thở của cuộc sống.

Tóm lại, cùng với sự vận động tích cực của tƣ duy văn học nói chung, sự đổi mới trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp nói riêng, phong cách khẩu ngữ trong ngôn ngữ truyện ngắn, ngày một khẳng định đƣợc vị thế của mình, cũng nhƣ ngày càng linh hoạt, sinh động và giàu chất đời thường hơn bao giờ hết. Việc nhà văn trở nên thành công khi xoáy sâu vào bản chất của văn học là phản ánh cuộc sống, để tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống và thời kì lịch sử, cho ta thấy đƣợc vai trò không thể thay thế đƣợc của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.

PHẦN KẾT LUẬN

Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút xuất sắc với những đóng góp nổi bật cho nền văn học Việt Nam sau năm 1975. Qua quá trình khảo sát nghiên cứu đề tài “Phong cách khẩu ngữ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, chúng tôi rút ra đƣợc những kết luận sau:

1. Sau khi hoàn thành luận văn, chúng tôi đã tích lũy cho mình những kiến thức và kĩ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát - thống kê, phân tích - miêu tả, tổng hợp. Đó là sự bổ sung cần thiết cho công việc học tập và nghiên cứu sau này của chúng tôi.

2. Quá trình khảo sát, phân tích, bình luận về Phong cách khẩu ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tôi nhận thấy và khẳng định ông là người vô cùng tài hoa khi sử dụng nhuần nhuyễn, khéo léo, tinh tế các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và diễn đạt của Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày vào các sáng tác của mình.

3. Tôi nhận thấy, sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc phong cách khẩu ngữ chính là một đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Qua ngôn ngữ mang màu sắc phong cách khẩu ngữ, Nguyễn Huy Thiệp đã lột tả tài tình, tái hiện thành công về bức tranh hiện thực cuộc sống trên nhiều bình diện khác nhau, xoáy sâu, bóc tách đời sống của những con người trong xã hội với đầy đủ hình dạng, dáng vẻ, giới tính, tầng lớp trong xã hội. Bức tranh hiện thực cuộc sống xù xì, trần trụi trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp được phản ảnh vô cùng chân thực, thông qua các lớp vỏ từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và cách diễn đạt mang đậm phong cách sinh hoạt hàng ngày. Để từ đó khẳng định đƣợc vai trò, vị thế của phong cách khẩu ngữ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu về Phong cách khẩu ngữ khảo sát qua trường hợp ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Do điều kiện còn hạn chế và năng lực bản thân có hạn, nên những gì mà chúng tôi khảo sát, thống kê, phân tích ở trên mới chỉ là bước đầu mang tính khái quát và phân tích một số đặc điểm tiêu biểu của phong cách khẩu ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Vì thế, đề tài vẫn hứa hẹn có thêm nhiều khía cạnh khám phá, mở rộng hay đi vào nghiên cứu sâu hơn nữa ở tất cả các đặc điểm của phong cách khẩu ngữ.

Một phần của tài liệu Phong cách khẩu ngữ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)