Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 84 - 89)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

a. Mục tiêu khảo nghiệm

Quá trình khảo nghiệm nhằm xác định mức độ tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

b. Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai.

c. Phương pháp khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, bằng phương pháp khảo nghiệm bằng bảng hỏi, đề tài thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS huyện Đak Đoa, tác giả thực hiện theo quy trình sau:

- Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ, giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai. (được thể hiện trong phụ lục 1)

- Bước 2: Lấy ý kiến của cán bộ, giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai và xử lý kết quả nghiên cứu.

Dựa trên mẫu phiếu đã xây dựng (phần phụ lục), tác giả xin ý kiến của cán bộ,

giáo viên các trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:

- Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất cần thiết (3 điểm); cần thiết (2 điểm); ít cần thiết (1 điểm).

- Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); khả thi (2 điểm); ít khả thi (1 điểm).

- Bước 3: Lập bảng thống kê điểm trung bình cho các biện pháp đề xuất, xếp thứ bậc và đưa ra kết luận.

d. Tổ chức khảo nghiệm

Đối tượng khảo nghiệm: 34 Cán bộ quản lý và 334 giáo viên các trường THCS Thời gian và địa bàn khảo nghiệm

- Thời gian: Khảo nghiệm thực trạng giai đoạn 2015-2020; biện pháp định hướng năm 2020-2025.

- Địa bàn khảo nghiệm: 17 trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai.

Các giai đoạn tiến hành khảo nghiệm

- Tháng 01: Khảo nghiệm thực trạng vấn đề tại các trường.

- Tháng 02: Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

3 3 Kết quả khảo nghiệm

Sau khi phiếu hỏi đến từng người, chúng tôi có giải thích các câu hỏi và hướng dẫn người được hỏi cách trả lời, chúng tôi đã thu về các phiếu và lựa chọn lấy 300 phiếu có đầy đủ các câu trả lời theo yêu cầu của bảng hỏi.

Kết quả thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2

- Về tính cấp thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất S

T T

Các biện pháp

Tính cấp thiết

Điểm TB

Thứ Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp bậc

thiết

SL % SL % SL %

1

Phổ biến và áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên

157 52.33 103 34.33 40 13.33 2.39 6

S T T

Các biện pháp

Tính cấp thiết

Điểm TB

Thứ Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp bậc

thiết

SL % SL % SL %

2

Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV.

247 82.33 53 17.67 0 0 2.82 1

3

Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo viên theo hướng khách quan, công bằng

170 56.67 122 40.67 8 2.67 2.54 4

4

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên

235 78.33 65 21.67 0 0 2.78 2

5

Xây dựng các chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ GV

172 57.33 105 35.00 23 7.67 2.50 5

6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

200 66.67 82 27.33 18 6.00 2.61 3

TB chung 2.60

Nhận xét: Với kết quả khảo sát CBQL, GV THCS ở bảng 3.1 cho thấy CBQL, GV THCS đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS có mức độ cấp thiết rất cao vì với điểm trung bình chung 2.60 (min =1, max =3) và có 6/6 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình trên 2.0 trong đó có 5/6 biện pháp đề xuất (83.3%) có điểm trung bình trên 2.5. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cấp thiết cao nhất là: Biện pháp “Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV“ có điểm trung bình 2.82 xếp bậc 1/6. Biện pháp: “ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GV” có điểm trung bình 2.78 xếp bậc 2/6.

Mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS đã đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không

quá xa nhau. Điều đó khẳng định để phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên, mỗi biện pháp có thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau.

- Về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

S TT

Các biện pháp phát triển ĐNGV THCS

Tính khả thi

Điểm TB

Thứ Rất khả thi Khả thi Không bậc

khả thi

SL % SL % SL %

1

Phổ biến và áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên

196 65.33 80 26.67 24 8.00 2.57 5

2

Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV.

237 79.00 60 20.00 3 1.00 2.78 2

3

Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo viên theo hướng khách quan, công bằng

179 59.67 101 33.67 20 6.67 2.53 6

4

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên

248 82.67 47 15.67 5 1.67 2.81 1

5

Xây dựng các chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ GV

206 68.67 80 26.67 14 4.67 2.64 4

6

Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

232 77.33 58 19.33 10 3.33 2.74 3

TB chung 2.68

Nhận xét kết quả bảng 3.2 cho thấy ý kiến đánh giá các biện pháp phát triển giáo viên trường THCS đã đề xuất với điểm trung bình chung 2.68 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán ít từ

2.53 đến 2.81 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình trên 2.0.

Mức độ khả thi của các biện pháp được CBQL, GV THCS đánh giá không giống nhau, đó là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là; Biện pháp:Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GVcó điểm trung bình 2.81 xếp bậc 1/6; Biện pháp: “Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV có điểm trung bình 2.78 xếp bậc 2/6.

Nhìn chung, Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Đak Đoa đề xuất. Mối quan hệ giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS.

S

TT Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên

Tính cấp

thiết Tính khả thi Hiệu số T/b Điểm (D)

TB

Thứ bậc

Điểm TB

Thứ bậc 1

Phổ biến và áp dụng chuẩn nghề nghiệp trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên

2.39 6 2.57 5 +1

2 Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội

ngũ GV. 2.82 1 2.78 2 -1

3 Đổi mới phương thức tuyển chọn giáo

viên theo hướng khách quan, công bằng 2.54 4 2.53 6 -2 4 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao trình độ đội ngũ giáo viên 2.78 2 2.81 1 +1 5 Xây dựng các chính sách khuyến khích,

động viên đội ngũ GV 2.50 5 2.64 4 +1

6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá đội ngũ

giáo viên 2.61 3 2.74 3 0

Điểm trung bình chung X 2.60 2.68

Việc tìm ra sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai là rất cấp thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Để tìm hiểu tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai tác giả đã sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán.

2 2

1 6

( 1)

r D

  N N

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện đak đoa tỉnh gia lai theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)