CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Phương tiện và ngư cụ khai thác cá Chình tại sông Cu Đê
3.1.1. Phương tiện khai thác và các ngư cụ khai thác cá Chình tại sông Cu Đê
Kết quả điều tra bằng phiếu cho thấy rằng tất cả các ngư dân đi khai thác cá Chình đều không sử dụng phương tiện ghe tàu mà đi bộ.
Các ngư cụ khai thác cá Chình tại sông Cu Đê
Kết quả điều tra bằng phiếu 20 ngư dân chuyên khai thác thì cho thấy rằng các loại nghề khai thác được thực hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.1.Các loại nghề khai thác cá Chình tại sông Cu Đê
STT Loại nghề Số lượng (20) Tỷ lệ các loại nghề (%) (n=20)
1 Câu 9 45
2 Lưới bén 1 5
3 Lồng 7 35
4 Xung điện 2 10
5 Cung (tự chế) 1 5
Từ bảng 3.1 ta có đồ thị sau:
Hình 3.1.Cơ cấu các loại nghề tại sông Cu Đê
Dựa theo kết quả từ bảng 3.1 và hình 3.1 cho ta thấyngười dân sông Cu- Đê đối tượng đi bắt không nhiều, chủ yếu là đi đánh bắt về ăn gia đình và có 5 nghề chính khai thác cá Chình là câu , lưới bén, lồng, cung tự chế, xung điện. Trong đó thì nghề câu có có tỷ lệ cao nhất là 45%, nghề lồng chiếm tỷ lệ thứ 2 35%, nghề lưới chiếm tỷ lệ 5%, nghề cung tự chế chiếm tỷ lệ 5% còn nghề cuối cùng là xung điện chiếm tỷ lệ 10% đây là ngư cụ có sức hủy diệt cao đánh bắt được tất cả các kích cỡ cá, kể cả cá có kích cở nhỏ như đôi đũa, điều này sẽ gây suy giảm nghiêm trọng đến nguồn lợi cá trong khi đó là loại nghề đang bị cấm sử dụng, vì nó gây suy giảm nguồn lợi.
3.1.2. Đặc điểm các loại ngư cụ khai thác
Theo điều tra từ 20 hộ thì người dân đánh bắt cá Chình tại sông Cu Đê thì có 5 loại nghề:
+Câu
+Cung (tự chế) +Lồng
+Lưới bén +Xung điện
Bảng 3.2.Đặc điểm các loại nghề khai thác
STT Loại nghề Đặc điểm các loại nghề
1 Câu -Câu tay: Dùng mồi móc vào lưỡi câu để nhử cá, khi cá đến cắn mồi làm cho phao rung thì giật dây, cá mắc vào lưỡi câu và kéo cá lên.
-Câu Giàn:
+Ngư dân thả câu thành đường dài, cá di chuyển cắn vào lưỡi câu hoặc mồi mắc vào lưỡi câu, bị lưỡi câu giữ lại.
+Sau khi thả câu khoảng 30-45 phút thì mới thu câu.
2 Cung (tự chế) Cáng bằng gỗ như cáng súng. Mũi tên sắt được mài nhọn đầu bén ngọt được gắn vào cáng bởi sợi dây thun dài, để mỗi lần tên bắn đi sẽ không bay mất. Một khi cá trúng tên, chỉ cần cầm sợi thun kéo mũi tên về là có thể thu
“chiến lợi phẩm”…
3 Lồng Lồng hay còn gọi là nghề Lờ xếp ( gọi khác lờ Trung
Quốc), kích thước mắc lưới >30mm, một bộ lồng dài khoảng 5-10m, bao gồm nhiều khung lồng có dạng hình hộp, đợc tạo thành từ các khung sắt hình chữ nhật xếp song song và liên kết với nhau bằng áo lưới có kích thước mắt lưới từ 6-10mm, dọc theo thân lồng có nhiều cửa hom để cá đi vào nhưng không có cửa ra. Nguyên lý hoạt động của lờ xếp là đặt sát
đáy các vùng ven bờ có độ sâu thấp từ 3-15m để bẫy, ngăn cản đường di chuyển của cá.
-Khai thác triệt để cá lớn và cá nhỏ
4 Lưới bén -Cấu tạo:Gồm nhiều tay lưới nối kết nhau bằng một cái
“khớp”.
Kích thước mắc lưới 10mm đến 15mm vì thế cá lớn hay cá nhỏ đều dễ bị mắc lưới không thoát ra được, Chiều dài lưới 30m, cao khoảng 50-60 cm, giềng dưới có gắn chì làm
cho lưới chạm đáy.
- Thời gian cho mẽ lưới từ 60-80 phút.
- Thăm dò trước khi thả lưới: tốc độ đàn cá, bán kính hoạt động của đàn cá,…
-Khi bủa lưới, ngư dân làm tác động vào dòng nước làm cá hoảng sợ chạy tán loạn làm như vậy đễ dẫn dụ cá.
- Khai thác hiệu quả nhất khi trời động, đặc biệt khi trời có cơn mưa bất chợt, và mùa nước lớn
5 Xung điện Sử dụng bình điện, bộ sò và mũi điện. Có vợt đường kính 75 – 80 cm, phần lưới dài khoảng 50 cm. Thả vợt và bậc hệ thống điện cá bị giật và bị hút vào vợt, những con cách xa vợt sẽ bị tổn thương, lúc này cá chưa chết chỉ mới bị tê trong một khoảng thời gian.
Thường hoạt động từ 22 giờ đến 2 – 3 giờ sáng
+ Nghề lồng ( kích cỡ mắt lưới 10 mm) hầu như hoạt động quanh năm , đánh bắt được cả cá to và cá nhỏ
+ Nghề lưới bén hoạt cứ khoảng 50-60 phút mẻ lưới 1 lần, đánh bắt hiệu quả vào những ngày trời động. Thăm dò trước khi thả lưới, ngư dân làm tác động vào dòng nước làm cá hoảng sợ chạy tán loạn làm như vậy đễ dẫn dụ cá.
+ Nghề câu chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy không ảnh hưởng đến tới nguồn lợi nhưng cũng góp phần làm ảnh hưởng suy giảm nguồn lợi cá Chình.
+ Nghề cung (Tự chế ) là ngành chiếm tỷ lệ ít nhất vì người sử dụng ngư cụ này chủ yếu là người đồng bào , người đồng bào Cơ tu không bao giờ bắt cá kiểu hủy diệt. Họ vẫn thủy chung với cần câu, nỏ bắn cá thô sơ và lối tư duy biết ơn thiên nhiên.
+Nghề Xung điện là ngành tính hủy diệt cao nhất, vì Cá Chình rất lanh nên người ta sử dụng điện làm gây giật và sốc hang loạt dẫn đến cá tê liệt hoặc yếu dần đi để dễ dàng bắt lấy chúng. Cá to hay cá nhỏ gì cũng không thoát, bắt tuốt.