QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NHIỆT ẨM TRONG SILÔ

Một phần của tài liệu đề tài thiết kế kho silô bảo quản thóc (Trang 25 - 28)

4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến quá trình bảo quản

Nhiệt độ và độ ẩm là hai thông số quan trọng nhất trong quá trình bảo nông sản nói chung cũng như bảo thóc nói riêng. Là hai thông có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và chất lượng của thóc trong thời gian bảo quản.

Khi độ ẩm trong kho tăng lên sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật, nấm mốc có điều kiện phát triển và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm bảo quản. Do vậy trong quá trình bảo quản không được để độ ẩm của hạt tăng cao. Nếu độ ẩm vượt quá độ ẩm cân bằng thì cần đem ra sấy lại đưa độ ẩm về độ ẩm cân bằng, đối với thóc là 12,5 ÷ 13%.

Mặt khác khi nhiệt độ tăng cao thì cũng có ảnh hướng lớn chất lượng bảo quản. Khi nhiệt độ tăng cao nó sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp của hạt nông sản lúc này không những nhiệt độ tăng mà độ ẩm cũng tăng theo. Do đó rất nguy hiểm cho khối hạt thóc bảo quản. Nhiệt độ tăng ta phải hạ thấp nhiệt độ của kho xuống bằng cách thông gió cưỡng bức, dùng hệ thống quạt thông gió.

4.2. Sự trao đổi nhiệt, ẩm trong kho Silô

Với phương pháp bảo quản bằng kho Silô thì nhiệt và độ ẩm của kho tăng lên rất ít trong qua trình bảo quản và đây cũng là ưu điểm các kho khác không có được.Bằng thực nghiệm cho thấy nhiệt độ trong kho Silô có sự thay đổi giữa các mùa trong năm như vào múa đồng thì ở tâm Silô ở dưới lớp hạt có nhiệt độ cao hơn phần còn lại của Silô, còn vào mùa hè thì ngược lại.

Khi kho Silô xây bằng bê tông cốt thép thì nhiệt độ trong kho chỉ thay đổi trong lớp hạt dày 15 cm sát thành. Ảnh hưởng của tia năng mặt trời làm tăng nhiệt độ của thành mạnh hơn nhiệt độ môi trường.

Thực tế cho ta thấy khi nhiệt độ môi trường khoảng 280C, nhiệt độ trong thành phía tiếp xúc với hạt cóa nhiệt độ 390C. Nhiệt độ trong kho Silô cũng có nhiệt độ hác nhau giữa các vùng trong kho và các tháng khác nhau trong tháng.

Độ ẩm trong kho có liên quan với độ ẩm không khí. Khi độ ẩm không khí cao hơn độ ẩm trong kho thì có thể làm cho độ ẩm trong kho tăng lên nếu chúng ta để cho độ ẩm không khí lọt vào trong kho. Một phần quan trọng độ ẩm của kho tăng lên đó là quá trình hô hấp của nông sản trong quá trình bảo quản hạt. Độ ẩm có thể lan truyền hết kho do đặc tính hút nhả của hạt nông sản.

Khi độ ẩm trong kho mà tăng cao thì ta phải có biện pháp giảm ẩm bằng cách thông gió cưỡng bức nếu để lâu ngày thì nó có thể gây ra bốc nóng trong kho. Điều nay đặc biệt nguy hiểm khi bảo quản nông sản.

Quá trình trao đổi nhiệt cũng như ẩm trong kho, là các qua trình diễn ra rất phức tạp. Vì vậy chúng ta phải kiểm tra ẩm độ và nhiệt trong kho một cách thường xuyên. Khi có xảy ra sự cố gì thì để ta tìm cách khắc phục được nhanh chóng.

Mục lục I. ĐẶT VẤN ĐỀ ……… 1.1. Cấu tạo hạt thóc ……….1.2. Thành phần hóa học của hạt thóc ……… 1.3. Tính chất vật lý II. NỘI DUNG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO ……….. 2.1. Yêu cầu kỹ thuật ……… 2.2. Nguyên tắc xây dựng kho ……… 2.3. Phân tích địa hình nơi xây dựng kho ……….2.4. Cơ sở lựa chọn quy mô và kích thức kho bảo quản ………...2.5. Mặt bằng để tiến hành xây dựng kho ………. 2.6. Các trang thiết bị của kho ……… 2.7. Lựa chọn kích thức và phương pháp bảo quản ………2.8. Tính toán kho Silô III. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG PHỤ TRỢ CHO SILÔ ……… 3.1. Tính toán thông gió ……… 3.2. Tính toán hệ thống cấp liệu vào kho ………. 3.3. Tính toán hệ thống tháo liệu IV. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔ NHIỆT ẨM TRONG SILÔ …………. 4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến quă trình bảo quản ……… 4.2. Sự trao đổi nhiệt, ẩm trong

12-1 2-1 2 3-2 5 5 5 6 6 6 7 8-7 11-8 12 15-12 19-15 21-19 22 22 23-22

Silô

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] - Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản

GS.TS. Phạm Xuân Vượng – T.S. Trần Như Khuyên Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội 2006.

[2] - Máy nâng hạ vận chuyển T.S. Trần Như Khuyên

Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội 2005. [3] - Kĩ thuật thông gió.

GS Trần Ngọc Chấn

ĐHXD_HN - NXB Xây Dựng 1998.

[4] - Bài tập chi tiết máy, máy nâng hạ và vận chuyển.

Trần Nhị Hường - Đỗ Hữu Quyết - Nguyễn Duy Hằng. ĐHNNI_HN 1979

Một phần của tài liệu đề tài thiết kế kho silô bảo quản thóc (Trang 25 - 28)