Giới thiệu bài toán 14

Một phần của tài liệu Sử dụng thuật toán phân lớp nhị phân dự Đoán khả năng mắc bênh ung thư phổi, bệnh tim v bệnh ung thư gan (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN LỚP NHỊ PHÂN DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG MẮC BỆNH UNG THƯ PHỔI, BỆNH TIM V BỆNH UNG THƯ GAN 14

3.1. Giới thiệu bài toán 14

3.1.1. Bài toán dự đoán khả năng mắc bệnh ung thư phổi 3.1.1.1. Mô tả

Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Trên thế giới, hiện nay ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong.

Bài toán Chẩn đoán ung thư phổi được thực hiện khi phát hiện một khối u bất thường (từ việc tự kiểm tra hoặc chụp X-quang) hoặc một đốm nhỏ canxi được nhìn thấy (trên phim chụp X-quang). Sau khi phát hiện ra một khối u đáng

ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định xem nó có phải là ung thư hay không.

- Giá trị input: Thông tin, đặc tính của một người có có khả năng mắc bệnh hoặc không.

- Giá trị ouput: Kết quả người được chuẩn đoán có bị mắc bệnh ung thư phổi hay không.

3.1.1.2. Yêu cầu bài toán

- Lấy dữ liệu về thông tin, chỉ số của người bệnh.

- Trích chọn đặc trưng từ tập dữ liệu lấy được.

- Huấn luyện tập dữ liệu.

- Chuẩn đoán khả năng mắc bệnh của người bệnh.

3.1.2 Bài toán dự đoán khả năng mắc bệnh tim 3.1.2.1 Mô tả

Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp, cho phép chúng ta hít thở.

Ung thư phổi là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường ở một hoặc cả hai phổi, thường là các tế bào thuộc lớp niêm mạc của đường thở. Những tế bào bất thường này không phát triển thành mô phổi khỏe mạnh mà phân chia nhanh chóng và hình thành các u gây cản trở chức năng phổi.

Tại Singapore, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới và là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới. Nguy cơ phát triển ung thư phổi ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Có thể cần thực hiện các thủ thuật chẩn đoán và xét nghiệm máu sâu hơn như X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính (CT) để phát hiện sự hiện diện của ung thư phổi. Các xét nghiệm/kiểm tra khác nhằm thu thập mẫu xét nghiệm bao gồm:

Tế bào học đờm: Mẫu đờm (dịch đặc ho ra từ phổi) được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của tế bào ung thư.

Chọc dịch màng phổi: Dịch màng phổi (dịch từ vùng phổi) được lấy bằng cách sử dụng một kim dài và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Nội soi phế quản: Ống nội soi phế quản được đưa qua mũi hoặc miệng tới phổi để thu thập mẫu tế bào, sau đó mẫu này được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của tế bào ung thư.

Chọc hút bằng kim nhỏ: Một kim mảnh được sử dụng để thu thập mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết, sau đó các mẫu này được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Sinh thiết mở: Thủ thuật này được chỉ định khi nghi ngờ có mô ung thư nằm ở vùng cơ thể khó tiếp cận. Một vết nhỏ được rạch ở thành ngực để tiến hành sinh thiết trực tiếp vào u phổi hoặc hạch bạch huyết.

Sau khi phát hiện ra một khối u đáng ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định xem nó có phải là ung thư hay không .

- Giá trị input: Thông tin, đặc tính của một người có có khả năng mắc bệnh hoặc không.

- Giá trị ouput: Kết quả người được chuẩn đoán có bị mắc bệnh ung thư phổi hay không.

3.1.2.2. Yêu cầu bài toán

- Lấy dữ liệu về thông tin, chỉ số của người bệnh.

- Trích chọn đặc trưng từ tập dữ liệu lấy được.

- Huấn luyện tập dữ liệu.

- Chuẩn đoán khả năng mắc bệnh của người bệnh.

3.1.3 Bài toán dự đoán khả năng mắc bệnh ung thư gan 3.1.3.1 Mô tả

Gan là một phần của hệ thống thực bào đơn nhân. Nó chứa số lượng lớn các tế bào Kupffer (đại thực bào) liên quan đến hoạt động miễn dịch. Những tế bào này phá hủy mọi tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào gan qua ruột.

Ung thư gan là một bệnh lý trong đó các tế bào ung thư gây hại phát triển trong các mô ở gan. Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở gan, và các loại ung thư gan nguyên phát khác nhau thường được đặt tên theo loại tế bào là nguồn gốc khởi phát ung thư.Tại Singapore, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới và là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở

nữ giới. Nguy cơ phát triển ung thư phổi ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Có thể phát hiện ung thư gan qua các triệu chứng như:

Triệu chứng cơ năng:

 Vàng da (jaundice): là triệu chứng thường gặp nhất, thường bộc lộ rõ nhất khi tiếp xúc với ánh nắng. Vàng da là hậu quả của tình trạng tắc nghẽn đường mật gây ra bởi khối u. Muối mật (bilirubin) trào ngược từ trong đường mật vào các xoang gan, đi vào máu và lắng đọng ở da. Vàng da thường kèm theo phân bạc màu và nước tiểu sẫm màu (như nước vối).

 Vàng mắt: biểu hiện ở củng mạc mắt có màu vàng sậm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời với vàng da.

 Ngứa (pruritus): thường kèm với vàng da nhưng nhiều trường hợp lại xuất hiện trước khi có vàng da. Mức độ ngứa thường tăng lên về đêm và hầu như không đáp ứng với các thuốc điều trị da liễu. Ngứa là do acid mật lắng đọng ở da, kích thích các thụ thể thần kinh cảm giác.

 Gầy sút cân: khoảng 30-50% các trường hợp gầy sút cân tại thời điểm chẩn đoán. Đây là hậu quả của quá trình rối loạn tiêu hóa (chán ăn,ăn không tiêu, chướng bụng) do không có dịch mật được bài xuất xuống ruột.

 Đau bụng vùng gan: giai đoạn sớm thì thường đau mơ hồ, không rõ ràng.

Khi đau bụng nhiều thì thường do các biến chứng của tắc mật.

Triệu chứng thực thể

 Gan to, có thể sờ thấy bờ gan ở dưới bờ sườn với mật độ mềm trong 25%

các trường hợp.

 Khối khu trú: ít khi sờ thấy khối khu trú vùng gan.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư gan

Chẩn đoán xác định ung thư tế bào gan nguyên phát có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau (Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát của Bộ Y tế)

 Có bằng chứng giải phẫu bệnh lý là ung thư tế bào gan nguyên phát.

 Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI có cản từ + AFP > 400 ng/ml

 Hình ảnh điển hình trên CT ổ bụng có cản quang hoặc MRI ổ bụng có cản từ + AFP tăng cao hơn bình thường ( nhưng chưa đến 400 ng/ml) + có nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Có thể làm sinh thiết gan nếu bác sĩ lâm sàng thấy cần thiết

 Các trường hợp không đủ các tiêu chuẩn trên đều phải làm sinh thiết gan để chẩn đoán xác định

 Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng: khối u tăng quang trên thì động mạch gan và thoát thuốc trên thì tĩnh mạch cửa hay thì chậm hoặc khối u giảm quang trên thì chưa tiêm cản quang và tăng quang trên thì động mạch gan

- Giá trị input: Thông tin, đặc tính của một người có có khả năng mắc bệnh hoặc không.

- Giá trị ouput: Kết quả người được chuẩn đoán có bị mắc bệnh ung thư phổi hay không.

3.1.3.2. Yêu cầu bài toán

- Lấy dữ liệu về thông tin, chỉ số của người bệnh.

- Trích chọn đặc trưng từ tập dữ liệu lấy được.

- Huấn luyện tập dữ liệu.

- Chuẩn đoán khả năng mắc bệnh của người bệnh.

Một phần của tài liệu Sử dụng thuật toán phân lớp nhị phân dự Đoán khả năng mắc bênh ung thư phổi, bệnh tim v bệnh ung thư gan (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)