BÀI 8: LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
4. Các thành phần cơ bản của máy tính
1: Màn hình 2: Mainboard 3: CPU socket 4: Khe cắm ổ cứng 5: RAM
6: Card mở rộng 7: Bộ nguồn 8: Ổ đĩa CD 9: Ổ đĩa cứng 10: Bàn phím 11: Chuột
Chuột (Mouse)
Mouse giúp người dùng thao tác linh hoạt khi tương tác với giao diện trên máy tính.
Bên cạnh 2 thiết bị khá thông dụng như trên, còn có các thiết bị nhập khác như Joystick, Microphone hay máy Scanner
b. Các thiết bị xuất (output devices)
Màn hình (monitor): Là thiết bị xuất cơ bản, hiển thị kết quả từ máy tính cho người sử dụng. Màn hình có nhiều loại như màn hình CRT, màn hình LCD,… Công nghệ màn hình bóng đèn điện tử CRT, ngày xưa sử dụng rất nhiều, điểm yếu của nó là rất to, chiếm diện tích lớn trên bàn làm việc, và rất hao điện, và tia bức xạ nó phát ra gây hại cho mắt, nếu làm việc trong thời gian dài bạn sẽ thấy nhức mỏi.
Với công nghệ mới, kích thước nhỏ gọn, sóng bức xạ thấp, màn hình LCD đã dần thay thế màn hình CRT truyền thống và trở thành sản phẩm chính trong danh mục màn hình, đặc biệt là dòng 17" và 19" màn hình rộng, với độ phân giải cao, mịn sắc nét.
Máy in (printer): Dùng để in ấn.
Bên cạnh đó còn có các thiết bị xuất như Loa (Speaker), Máy chiếu (Projector)
c. Các thiết bị lưu trữ (storage devices)
Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài. Các thiết bị lưu trữ thông dụng như đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB.
Đĩa cứng: Là thiết bị lưu trữ chính của máy tính. Đĩa cứng có dung lượng khá lớn, từ 40G đến 250G (càng về sau càng lớn hơn nữa). Đĩa cứng được phân loại dựa
Đĩa cứng có 1 hoặc nhiều đĩa từ (platter) tùy vào dung lượng nhiều hay ít. Tuỳ theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hai mặt trên và dưới. Có bao nhiêu mặt đĩa từ thì có bấy nhiêu đầu đọc. Chẳng hạn như có 2 đĩa từ, mỗi đĩa từ sử dụng 2 mặt thì có 2x2 = 4 đầu đọc. Khi có nhiều đĩa từ, chúng được gắn đồng trục và quay cùng tốc độ khi hoạt động. Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm thành các track. Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ liệu. Theo chuẩn thông thường thì một sector chứa dung lượng 512 byte.
Khi đầu đọc/ghi đầu tiên làm việc tại một track nào thì tập hợp toàn bộ các track trên các bề mặt đĩa còn lại mà các đầu đọc còn lại đang làm việc tại đó gọi là cylinder.
Sự hoạt động của đĩa cứng cần thực hiện đồng thời hai chuyển động: Chuyển động quay của các đĩa và chuyển động của các đầu đọc. Sự quay của các đĩa từ được
Đĩa mềm
Các đĩa mềm lưu trữ dữ liệu thông qua nguyên lý lưu trữ từ trên bề. Ổ đĩa mềm có cấu tạo một phần giống như các ổ đĩa cứng, nhưng mọi chi tiết bên trong nó có yêu cầu thấp hơn so với ổ đĩa cứng. Tất cả các cách làm việc với đĩa mềm đều chỉ qua một khe hẹp. Động cơ (spindle motor) của ổ đĩa mềm làm việc với tốc độ 300 rpm hoặc 360 rpm - khá chậm với các loại ổ đĩa còn lại, điều này cũng giải thích tại sao tốc độ truy cập đĩa mềm lại chậm hơn nhiều.
Ổ đĩa CD và đĩa CD: Ổ đĩa CD sử dụng công nghệ quang học để đọc và ghi dữ liệu. Chúng dùng tia lazer chiếu vào bề mặt đĩa CD để nhận lại các phản xạ ánh sáng (hoặc không) tương ứng với các dạng tín hiệu nhị phân (0 và 1). Có nhiều loại đĩa CD, trong đó CD ROM là đĩa CD chỉ đọc (Compact Disc Read Only Memory)
USB: Hiện đang là thiết bị lưu trữ khá thông dụng do tính di động cao và giá thành rẻ của nó.
Bộ nhớ trong USB sử dụng công nghệ FlashRom kết hợp với chuẩn giao tiếp USB của máy tính để truyền nhận dữ liệu.
d. Bộ xử lý
Mainboard: Board mạch chủ, giữ vai trò kết nối tất cả các thiết bị của máy tính Mainboard điều khiển hoạt động của các thiết bị nhờ những chipset.
Các thiết bị kết nối với bo mạch chủ
• Nguồn máy tính: Không thể thiếu trong hệ thống, nguồn máy tính cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.
• CPU: Thường được gắn vào bo mạch chủ thông qua các đế cắm (socket) riêng biệt tuỳ theo từng loại CPU.
• RAM: Rất quan trọng trong hệ thống máy tính, RAM được cắm trên bo mạch chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng thể loại.
• Card đồ họa: Sử dụng tăng tốc đồ hoạ máy tính, một số bo mạch chủ có thể không sử dụng đến bo mạch đồ hoạ bởi chúng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.
• Card âm thanh: Mở rộng các tính năng âm thanh trên máy tính, một số bo mạch chủ đã được tích hợp sẵn bo mạch âm thanh.
• Ổ cứng: Không thể thiếu trong hệ thống máy tính cá nhân. Một số máy tính tuân theo chuẩn PC nhưng sử dụng trong công nghiệp có thể không sử dụng đến ổ cứng truyền thống, chúng được sử dụng các loại ổ flash.
• Ổ CD, ổ DVD: Các ổ đĩa quang.
• Ổ đĩa mềm: Hiện nay các máy tính cá nhân thường không cần thiết đến chúng, tuy nhiên trong một số hệ thống cũ ổ đĩa mềm vẫn tồn tại thường dùng để sao lưu.
• Màn hình máy tính: Phục vụ giao tiếp giữa máy tính với người sử dụng.
• Bàn phím máy tính: Sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính.
• Chuột (máy tính): Phục vụ điều khiển và làm việc với máy tính.
• Card mạng: Sử dụng kết nối với mạng. Bo mạch mạng có thể được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ hoặc được cắm vào các khe PCI hoặc ISA (với các hệ thống máy tính cũ trước kia).
• Modem: Sử dụng kết nối với Internet hoặc một máy tính từ xa.
• Loa máy tính: Xuất âm thanh ra loa máy tính; Thiết bị này kết nối trực tiếp với các bo mạch chủ được tích hợp bo mạch âm thanh trên nó. Trong trường hợp khác nó kết nối thông qua giao tiếp USB hoặc bo mạch âm thanh rời.
• Webcam: Sử dụng cho tán ngẫu trực tuyến, hội họp trực tuyến...
• Máy in: Dùng trích xuất văn bản, hình ảnh ra giấy.
• Máy quét: Sử dụng số hoá các bức ảnh hoặc văn bản.
CPU: Đây là bộ phận trung tâm của máy tính, nơi xử lý các tính toán phức tạp với tốc độ cao. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của CPU khá nhanh, nhiều loại CPU đã xuất hiện trên thị trường với tốc độ xử lý ngày càng cao. Dưới đây là hình ảnh 1 vài CPU Pentium 4 quen thuộc.
CPU P4 socket 478: Dòng CPU này khá thông dụng vào khoảng những năm 2003 – 2005. Hiện tại đã không còn xuất hiện nhiều trên thị trường. Tốc độ xử lý của dòng CPU này khoảng 3G Hz.
CPU P4 socket 775: Dòng CPU xuất hiện sau P4 socket 478 với tốc độ xử lý cao hơn.. Khi hoạt động CPU loại này tỏa nhiều nhiệt hơn nên bộ phận tản nhiệt của nó cũng to hơn so với P4 socket 478.
Với công nghệ tích hợp ngày càng cao, Intel cho ra đời dòng CPU Dual Core, Core2 Dual với khả năng xử lý song song ngày càng mạnh hơn.
Chipset: Đuợc gắn trên board mạch chính (mainboard) giữ vai trò điều khiển các luồng dữ liệu. Chipset cầu bắc vận chuyển dữ liệu tới DRAM, VGA và các thiết bị IDE, SATA. Chip set cầu nam vận chuyển dữ liệu tới các khe mở rộng PCI, card âm thanh (Sound card), card mạng, card SISI. Chipset cầu bắc và cầu nam đuợc nối với nhau bằng 1 bus tốc độ cao. Bus này sẽ quyết định tốc độ bus của mainboard. Trên các dòng Intel mainboard 865 tốc độ bus đạt 400MHz, trên các dòng 945 hay 965 tốc độ bus được nâng lên 533MHz.
Bộ nhớ:
ROM: được tích hợp sẵn trên mainboard, nó chứa chương trình POST (Power On Self Test) để kiểm tra các thiết bị khi khởi động. Chương trình trong ROM đuợc nạp lúc sản xuất và không thể xóa. ROM này còn được gọi là ROM BIOS (Basic Input Output System).
RAM: Chương trình sẽ được nạp từ bộ nhớ ngoài vào RAM, sau đó mới được nạp vào bộ nhớ Cache. Vì vậy tốc độ và dung lượng của RAM có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ máy tính.
Theo công nghệ chế tạo, ram được chia thành 2 loại là SRAM (Static RAM) và DRAM (Dynamic RAM) hay còn gọi là ram tĩnh và ram động. RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor. Thông tin trong SRAM khi có điện sẽ không bị mất.
RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện. Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ.
Do tốn thời gian làm tươi lại bộ nhớ nên DRAM chậm nhưng lại rẻ tiền hơn so với SRAM. Bộ nhớ cache của máy tính là SRAM còn các thanh RAM cắm trên mainboard là DRAM.
Các loại DRAM
1. SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ.
SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
o SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
o DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
o DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
2. RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM
các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng.
RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.
Lắp CPU vào mainboard
Lắp bộ phận tản nhiệt cho CPU
Lắp RAM
Kế tiếp, ta chuẩn bị Case để lắp mainboard vào. Gắn bộ nguồn và Back panel vào case
Lắp maiboard vào case
Thiết lặp ổ cứng master hoặc slave
Lắp cáp dữ liệu và dây nguồn cho ổ cứng
Lắp ổ cứng vào case
Tương tự như ổ cứng, ta lắp ổ CD vào case
Trong máy tính, có các lọai card như sound (nhập vào và cho ra dữ liệu dạng âm thanh), video/graphics (nhập và xuất dữ liệu dạng hình ảnh), network (dành cho việc nối mạng LAN/Internet...). Hiện nay nhiều mainboard đã tích hợp sẵn các loại card này dưới dạng chip. Nếu muốn nâng cấp chúng về sau này, người dùng có thể chọn mua card rời.Tùy theo chân của card thuộc dạng nào, bạn cắm vào khe tương ứng.
Nếu muốn nâng cấp card đồ họa, bạn chọn loại card phù hợp, chẳng hạn như loại card AGP và gắn vào kheo AGP
Ngoài ra còn có 1 số card thông dụng khác như card mạng, card usb,…Tuy nhiên các loại mainboard mới hiện nay đều đã tích hợp VGA, Sound, Lan và USB trên board.
Cắm nguồn cho máy tính và màn hình
Cắm dây tín hiện cho màn hình vào
cổng của card đồ họa và siết 2 ốc 2 bên
Gắn bàn phím và chuột vào mainboard.
Thông thường đầu và đế cắm có màu giúp người dùng dễ phân biệt chúng.
Bạn nhấn 1 phím bất kì để boot từ đĩa Windows XP.
Chương trình sẽ tự động kiểm tra cấu hình của máy tính. Bạn không cần phải can thiệp gì cả
Sau khi kiểm tra xong cấu hình, máy tính sẽ copy 1 số driver. Quá trình này diễn ra tự động, bạn cũng không cần phải can thiệp.
Sau khi copy xong, màn hình sau sẽ hiện lên
Bạn nhấn Enter để bắt đầu cài đặt. Màn hình về license sau đây sẽ hiện lên
Bạn làm theo chỉ dẫn trên màn hình, có 3 hướng dẫn:
Cài đặt Windons vào ổ đĩa được chọn, nhấn Enter
Tạo mới 1 partition, nhấn C.
Xóa partition đang chọn, nhấn D.
Khi mới lắp ráp máy, máy của bạn chỉ có 1 ổ đĩa duy nhất. Bạn nhấn C để chia nhỏ ổ này ra, sau đó theo hướng dẫn của chương trình, bạn nhập dung lượng và trở lại màn hình trên. Cho đến khi bạn nhấn Enter vào ổ đĩa bạn muốn cài đặt hệ điều hành thì màn hình dưới đây sẽ hiện lên:
Bước này bạn chọn định dạng cho ổ đĩa cài đặt hệ điều hành. Dung lượng của ổ cứng hiện nay là khá lớn nên bạn chọn NTFS sẽ hiệu quả hơn FAT32. Có 2 kiểu format tương ứng với mỗi định dạng là Quick Format và Normal Format, bạn nên chọn format kiểu bình thường. Sau khi chọn kiểu format, chương trình sẽ chạy tự động, màn hình sau sẽ hiện lên:
Format xong, máy tính sẽ copy 1 số file vào ổ cứng, và máy tính sẽ khởi động lại.
Khi khởi động lại, màn hình đầu tiên sẽ xuất hiện lại, hỏi bạn có muốn boot từ CD hay không. Lúc này bạn không cần phải boot từ CD nữa, bạn cứ để cho máy tính chạy tự động và không cần thao tác gì. Máy tính sẽ tự động cài Win trong khoảng 20-30 phút
Khi tới bước Install Windows, sẽ tới phần thiết lập các thông số cho hệ điều hành, màn hình sau đây sẽ hiện lên, yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ. Bạn nên để chế độ mặc định và chọn Next:
Điền 1 số thông tin khác, và chọn Next
Tiếp theo là nhập CD_Key, bạn nhập vào 25 kí tự ghi trên đĩa CD và bấm Next.
Lưu ý là các kí tự đều là in hoa.
Đặt tên cho máy tính của bạn và thiết lập mật khẩu nếu bạn thấy cần thiết:
Các màn hình tiếp theo, bạn cứ để theo chế độ mặc định của Windows và chọn Next:
Bước tiếp theo là chỉnh độ phân giải cho màn hình, bạn chọn OK, độ phân giải này bạn có thể chỉnh lại sau khi đã cài đặt Windows xong
Khi cài đặt xong, máy tính sẽ khởi động lại lần thứ 3, khi khởi động Windows lần đầu tiên sau khi cài đặt, màn hình sau đây sẽ hiện lên, bạn chọn Next để tiếp tục
Tiếp theo là chế độ tự động Update của Windows, các đĩa trên thị trường đa số là bản Crack, bạn nên tắt chế độ này bằng cách chọn Not right now, nhấn Next để tiếp tục:
Màn hình sau đây sẽ hiện lên, bạn nhập thông tin các user nếu cần thiết và nhấn Next. Bạn cũng có thể không nhập gì ở màn hình này và nhấn Next để tiếp tục:
Màn hình sau hiện lên, thông báo là đã hoàn tất việc cài đặt hệ điều hành. Bây giờ bạn có thể cài đặt driver cho các thiết bị và các ứng dụng của bạn.
b. Cài đặt driver cho các thiết bị
Đầu tiên là cài đặt driver cho các thiết bị onboard. Khi mua mainboard, sẽ có 1 đĩa CD đi kèm, bạn bỏ đĩa CD này vào, chương trình cài đặt driver sẽ tự động chạy.
Trong quá trình cài đặt, máy tính sẽ tự động Restart nhiều lần. Các driver onboard thông dụng hiện nay là màn hình, sound và lan.
Nếu bạn có các thiết bị phần cứng gắn rời khác, cũng sẽ có 1 đĩa CD đi kèm. Khi bỏ đĩa này vào nó cũng sẽ tự động cài đặt. Tuy nhiên bạn cũng có thể cài đặt bằng tay