Phương pháp phân tích tình hình kinh doanh phổ biến của doanh nghiê ̣p

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiêp (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.5. Phương pháp phân tích tình hình kinh doanh phổ biến của doanh nghiê ̣p

Phương pháp so sánh trong phân tích kinh doanh là đối chiếu các chỉ

tiêu, các hiê ̣n tươ ̣ng kinh tế đã đươ ̣c lươ ̣ng hóa có cùng mô ̣t nô ̣i dung, mô ̣t tính chất tương tự để xác đi ̣nh xu hướng mức đô ̣ biến đô ̣ng của các chỉ tiêu.

Các mu ̣c đích chính khi sử du ̣ng phương pháp so sánh trong phân tích là:

• Để biết được tố c đô ̣ hay xu hướng phát triển của các hiê ̣n tượng kinh tế và quá trình kinh tế.

• Để biết được mức đô ̣ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoa ̣ch.

• Để biết được mức đô ̣ tiên tiến hay la ̣c hậu trong viê ̣c thực hiê ̣n các nhiệm vu ̣ đươ ̣c giao giữa các doanh nghiê ̣p cùng loa ̣i.

1.5.2. Phương phá p chi tiết

Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết phải nghiên cứu chi tiết theo chiều hướng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đa ̣t đươ ̣c. Bởi vậy khi phân tích có thể chi tiết theo chỉ tiêu bô ̣ phận cấu thành, theo thời gian và theo đi ̣a điểm. Sau đó mới tiến hành xem xét so sánh mứ c đô ̣ đa ̣t đươ ̣c của từng bô ̣ phận (kỳ phân tích so với kỳ gố c) và mức đô ̣ ảnh hưởng của từng bô ̣ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến đô ̣ thực hiện và kết quả đa ̣t được trong từng thời gian hay mức đô ̣ đóng góp của từng phân xưởng, tổ, đô ̣i… vào kết quả chung.

1.5.3. Phương phá p loại trừ

Phương pháp loa ̣i trừ trong phân tích kinh doanh là đă ̣t đối tượng nghiên cứ u vào các trường hơ ̣p giả đi ̣nh khác nhau. Từ đó, lần lươ ̣t xác đi ̣nh và loa ̣i trừ mức đô ̣ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến đô ̣ng giữa kỳ phân tích so với kỳ gố c của đối tươ ̣ng nghiên cứu.

Như vậy, qua khái niê ̣m đã nêu có thể xác đi ̣nh mu ̣c đích của phương pháp loa ̣i trừ là để tính mức đô ̣ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh tế trong khi loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

1.5.4. Phương phá p cân đối

Phương pháp cân đối trong phân tích kinh doanh là đă ̣t đối tượng nghiên cứ u vào các trường hơ ̣p giả đi ̣nh khác nhau. Từ đó, lần lươ ̣t xác đi ̣nh và loa ̣i trừ mức đô ̣ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến đô ̣ng giữa kỳ phân tích so với kỳ gố c của đối tươ ̣ng nghiên cứu.

Nhưng khác với phương pháp loa ̣i trừ là phương pháp đòi hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu là mối quan hê ̣ chă ̣t (mối quan hê ̣ tích số hoă ̣c thương số hoă ̣c là kết hợp tích số với thương số), trong phương pháp cân đối mố i quan hệ giữa các nhân tố là mối quan hê ̣ lỏng (quan hê ̣ da ̣ng tổng số hoă ̣c hiệu số hoă ̣c kết hơ ̣p tổng số với hiê ̣u số ).

Mục đích của các nhà phân tích khi sử du ̣ng phương pháp cân đối là tính mức đô ̣ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế.

1.6 . Các loại hình phân tích kinh doanh 1.6.1. Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh

Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh thì phân tích chia làm ba hình thức:

• Phân tích trước khi kinh doanh

• Phân tích trong kinh doanh

• Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh

Phân tích trước khi kinh doanh còn được gọi là phân tích tương lai, nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai. Phân tích tương lai được sử dụng nhiều và thích hợp với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường toàn bộ các yếu tố đầu vào cũng như các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp đều phải tự tính toán, nên họ phải sử dụng các phương pháp phân tích tương lai để nhận thức được tình hình biến động của thị trường từ đó để đề ra các mục tiêu kế hoạch.

Phân tích trong kinh doanh còn được gọi là phân tích hiện tại(hay tác nghiệp), là quá trình phân tích cùng với quá trình kinh doanh. Hình thức này rất thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên nhằm điều chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quả thực hiện so với mục tiêu đặt ra.

Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích quá khứ. Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức được xây dựng và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó. Kết quả phân tích cho ta nhận thức được tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đặt ra và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo.

1.6.2. Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo

Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo phân tích chia làm phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ.

Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình thực hiện kinh doanh, kết quả phân tích giúp phát hiện ngay tình hình sai lệch so với mục tiêu đạt ra của các chỉ tiêu kinh tế, giúp cho doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh các sai lệch này một cách thường xuyên.

Phân tích định kỳ đặt ra sau mỗi kỳ kinh doanh, các báo cáo đã hoàn thành trong kỳ, thường là quý, 6 tháng hoặc năm. Phân tích định kỳ được thực hiện sau khi đã kết thúc quá trình kinh doanh, do đó kết quả phân tích nhằm đánh giá kết qủa kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở để xây dựng các mục tiêu kế hoạch kỳ sau.

1.6.3. Căn cứ theo nội dung phân tích

Căn cứ theo nội dung phân tích chia thành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích chuyên đề.

Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp (phân tích toàn bộ): là việc tổng kết tất cả những gì về phân tích kinh tế và đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các yếu tố; nguyên nhân bên ngoài.

Phân tích chuyên đề hay phân tích bộ phận là việc tập trung vào một số nhân tố của quá trình kinh doanh tác động ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp. Ví dụ như các yếu tố về tình hình sử dụng lao động, về sử dụng nguyên vật liệu cho

sản xuất hoặc tình hình sử dụng vốn... Phân tích chuyên đề cũng có thể là phân tích một mặt, một phạm vi nào đó trong quá trình kinh doanh. Ví dụ như ở bộ phận quản lý sản xuất, ở cửa hàng hoặc một bộ phận theo chức năng quản lý nào đó, nhằm đánh giá tình hình thực hiện chức năng quản lý ở bộ phận đó.

Tóm lại, việc đạt ra nội dung phân tích phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của quá trình quản lý sản xuất kinh doanh đề ra. Vì vậy cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn thích hợp các loại hình phân tích có hiệu quả thiết thực nhất.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiêp (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)