Cho hàm cầu và cung lúa mì của Argentina như sau

Một phần của tài liệu Anh và mỹ sản xuất giày và sữa với chi phí cơ hội gia tăng tại Điểm cân bằng tự cung tự cấp, chi phí biên của các nước này như sau (Trang 27 - 32)

Qd = 75 – 10P Qs = 40P – 45

P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm).

Argentina là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 3 USD.

a) Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp.

b) Xác định giá cả, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu trong điều kiện thương mại tự do.

c) Chính phủ trợ cấp 1 USD cho mỗi đơn vị lúa mì xuất khẩu. Tính giá cả trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

d) Xác định thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, chi ngân sách, thiệt hại ròng do trợ cấp.

Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.

Bài giải.

a, Giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp.

Ta có: 𝑄𝑑 = 𝑄𝑠 ⇔ 75 – 10𝑃 = 40𝑃 – 45 ⇔ 𝑃 = 2,4 𝑈𝑆𝐷 ⇒ 𝑄 = 51 (đvsp) Trong tình trạng tự cung tự cấp, giá và lượng cân bằng lần lượt là 2,4 USD và 51 đvsp.

b, Giá cả, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu trong điều kiện thương mại tự do.

P

Q DD

SD

PCB=2,4

45 51 75

PW=3

Khi thương mại tự do:

Lượng sản xuất 𝑄𝑠 = 40 × 3 – 45 = 75 (đvsp) Lượng tiêu thụ 𝑄𝑑 = 75 – 10 × 3 = 45 (đvsp)

Lượng xuất khẩu 𝑄𝑥𝑘 = 𝑄𝑠 – 𝑄𝑑 = 75 – 45 = 30 (đvsp)

c, Chính phủ trợ cấp 1 USD cho mỗi đơn vị lúa mì xuất khẩu. Giá trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

P’= PW + 1 = 4 (USD)

Lượng sản xuất 𝑄𝑠 = 40.4 – 45 = 115 (đvsp) Lượng tiêu thụ 𝑄𝑑 = 75 – 10.4 = 35 (đvsp)

Lượng xuất khẩu 𝑄𝑥𝑘 = 𝑄𝑠 – 𝑄𝑑 = 115 – 35 = 80 (đvsp)

d, Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, chi ngân sách, thiệt hại ròng do trợ cấp.

∆CS = – (𝑎 + 𝑏) = – 1

2× 1 × (35 + 45) = – 40

∆PS= 𝑎 + 𝑏 + 𝑐 = 1

2× 1 × (35 + 45) + 1

2× (45 – 35) + (75 – 45) × 1 + 1

2× (115 – 75) × 1 = 95

Chi ngân sách = –c = – (115 – 35) × 1 = – 80 Thiệt hại ròng = ∆CS + ∆PS + Chi ngân sách = –25

P

Q DD

SD

PCB=2,4

45 75

PW=3 P’=4

a b c

d

115 35

Bài 12: Chi phí sản xuất vỏ xe tại Phần Lan là $100; tại Nga – $80; tại Ba Lan – $60. Phần Lan là quốc gia nhỏ so với Nga và Ba Lan.

a) Phần Lan áp dụng thuế nhập khẩu 60% thì quốc gia có nhập khẩu vỏ xe hay không? Nếu nhập khẩu thì từ quốc gia nào?

b) Phần Lan hạ thuế quan nhập khẩu còn 50%, hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch?

c) Phần Lan và Nga thành lập liên hiệp thuế quan, với thuế nhập khẩu 50% với bên ngoài.

Hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liên hiệp thuế quan thuộc loại nào?

d) Sau 1 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 40%. Hiệu ứng nào xảy ra?

e) Sau 3 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 25%. Hiệu ứng nào xảy ra?

Bài giải.

a, Phần Lan áp dụng thuế nhập khẩu 60% thì:

Giá nhập khẩu từ Nga là: 80 + 80*60%= $128 Giá nhập khẩu từ Ba Lan là: 60 + 60*60%= $96

Vì giá nhập khẩu từ Ba Lan thấp hơn ở Nga ($96 < $128) và thấp hơn mức giá sản xuất nội địa của Phần Lan ($96 < $100) nên Phần Lan sẽ nhập khẩu vỏ xe từ Ba Lan.

b, Phần Lan hạ thuế quan nhập khẩu còn 50% thì:

Giá nhập khẩu từ Nga là: 80 + 80*50%= $120 Giá nhập khẩu từ Ba Lan là: 60 + 60*50%= $90

Vì giá nhập khẩu từ Ba Lan thấp hơn ở Nga ($90 < $120) và thấp hơn mức giá sản xuất nội địa của Phần Lan ($90 < $100) nên Phần Lan vẫn sẽ nhập khẩu vỏ xe từ Ba Lan.

Trong trường hợp này xảy ra hiệu ứng tạo lập mậu dịch do Phần Lan thay thế sản phẩm nội địa với chi phí sản xuất cao hơn bằng sản phẩm nhập khẩu tương tự với chi phí sản xuất thấp hơn nhờ vào tác động giảm thuế quan.

c, Phần Lan và Nga thành lập liên hiệp thuế quan, với thuế nhập khẩu 50% với bên ngoài thì:

Giá nhập khẩu từ Nga là: 80 (miễn thuế nhập khẩu vì hình thành liên hiệp thuế quan) Giá nhập khẩu từ Ba Lan là: 60 + 60*50%= $90

Vì giá nhập khẩu từ Nga thấp hơn ở Ba Lan ($80 < $90) và thấp hơn mức giá sản xuất nội địa của Phần Lan ($80 < $100) nên Phần Lan sẽ nhập khẩu vỏ xe từ Nga.

Trong trường hợp này xảy ra hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch do Phần Lan chuyển nhập khẩu từ Ba Lan (nước bên ngoài liên hiệp thuế quan) bằng nhập khẩu từ Nga (nước thành viên) mặc dù Nga có chi phí sản xuất cao hơn. Liên hiệp thuế quan thuộc loại liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch.

d, Sau 1 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 40%

thì:

Giá nhập khẩu từ Nga là: 80 (miễn thuế nhập khẩu vì hình thành liên hiệp thuế quan) Giá nhập khẩu từ Ba Lan là: 60 + 60*40%= $84

Vì giá nhập khẩu từ Nga thấp hơn ở Ba Lan ($80 < $84) và thấp hơn mức giá sản xuất nội địa của Phần Lan ($80 < $100) nên Phần Lan vẫn sẽ nhập khẩu vỏ xe từ Nga. Và trong trường hợp này vì không có sự thay đổi nào về đối tác nhập khẩu do đó không có hiệu ứng nào mới xảy ra.

e, Sau 3 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 25% thì:

Giá nhập khẩu từ Nga là: 80 (miễn thuế nhập khẩu vì hình thành liên hiệp thuế quan) Giá nhập khẩu từ Ba Lan là: 60 + 60*25%= $75

Vì giá nhập khẩu từ Ba Lan thấp hơn ở Nga ($75 < $80) và thấp hơn mức giá sản xuất nội địa của Phần Lan ($75 < $100) nên Phần Lan sẽ chuyển sang nhập khẩu vỏ xe từ Ba Lan.

Trong trường hợp này xảy ra hiệu ứng tạo lập mậu dịch do Phần Lan thay thế sản phẩm nhập khẩu với chi phí sản xuất cao hơn (Nga) bằng sản phẩm nhập khẩu tương tự với chi phí sản xuất thấp hơn (Ba Lan) nhờ vào tác động giảm thuế quan.

Bài 13:

A B C D

Chi phí $1,5 $2,0 $2,5 $2,6

Thuế nhập khẩu 25% 30% 100% 60%

a) Nước nào nhập khẩu rượu vang?

B và D sẽ nhập khẩu rượu vang từ A b) Nước nào xuất khẩu rượu vang?

A sẽ xuất khẩu rượu vang

c) C và D hình thành khu vực mậu dịch tự do. Các nước này xoá bỏ tất cả thuế nhập khẩu đối với mậu dịch qua lại giữa họ, nhưng giữ nguyên thuế quan đối với nhập khẩu từ các nước khác. Mô hình mậu dịch rượu vang bây giờ như thế nào? Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do mang lại việc tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liệu có khả năng mậu dịch chuyển hướng?

- Mô hình mậu dịch mới: B và D vẫn nhập khẩu rượu vang từ A

- Hình thành khu vực mậu dịch tự do không mang lại tạo lập hay chuyển hướng mậu dịch - Chuyển hướng mậu dịch có khả năng xảy ra khi D tăng thuế với rượu vang ở A hơn 66.67%

- D chuyển từ tự sản xuất và tiêu dùng sang nhập khẩu sản phẩm từ C. Do chi phí nhập khẩu từ C khi có liên hiệp xóa bỏ thuế quan thấp hơn chi phí tự sản xuất ở D.

- C vẫn tiếp tục tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình.

→ Liên hiệp thuế quan giữa D và C là liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch (khi C cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm với A).

d) C và D chuyển khu vực mậu dịch tự do thành liên hiệp thuế quan bằng cách thông qua thuế quan chung đối với bên ngoài bằng 50%. Mô hình mậu dịch mới như thế nào? Sự hình thành liên hiệp thuế quan mang lại việc tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch?

- Mô hình mậu dịch mới B, C, D sẽ nhập khẩu rượu vang từ A

Một phần của tài liệu Anh và mỹ sản xuất giày và sữa với chi phí cơ hội gia tăng tại Điểm cân bằng tự cung tự cấp, chi phí biên của các nước này như sau (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)