TÁC DONG CUA CAT GIAM THUÊ QUAN TRONG CPTPP

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của cắt giảm thuế quan trong CPTPP đối với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (Trang 32 - 51)

2.1 Tong quan tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giữa vn sang các nước

trong CPTPP

2.1.1. Tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam sang các nước

CPTPP

Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và các quốc gia CPTPP:

Thương mại gỗ và sản pham gỗ (G&SPG) giữa Việt Nam với các quốc gia CPTPP tăng trưởng cao. Năm 2018, tong giá trị xuất khâu G&SPG của Việt Nam sang các thị trường trong khối đạt trên 1,626 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2017, chiếm

18,3% tổng giá tri xuất khâu của cả nước.

Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục, 1,119 tỷ USD, tăng 12,16% so với năm 2017. Tiếp theo là Úc với giá trị đạt 174,05 triệu USD, tăng 14 %. Canada xếp vị trí thứ ba với giá trị đạt 155,89 triệu USD. Tuy xếp vi tri thứ tư và thứ bảy, nhưng giá tri xuất khâu G&SPG sang Malaysia và Mexico tăng mạnh, lần lượt là 86% và 61% so với năm 2017. Việt Nam hầu như chưa xuất khâu G&SPG sang thị trường Pê ru, Chi

Lê và Brunei.

24

Bảng 2.1: Giá trị xuất khâu G&SPG Việt Nam sang các quốc gia CPTPP

giai đoạn 2016-2018 ( Triệu USD)

Nước 2016 2017 2018

Úc 161,345,209 154,226,464 174,052,808

Brunei 76,308 333,750 462,297

Canada 130,568,761 152,612,905 155,893,908

Chile 6,918,807 16,625,630 13,602,221

Nhat Ban 961,430,075 988,707,550 | 1,119,033,609

Malaysia 44,530,085 54,010,100 100,907,198

Mexico 11,717,432 9,032,083 14,543,366

New Zealand 27,562,649 25,242,622 24,256,960 Peru 1,341,007 755,424 1,127,639 Singapore 16,719,773 17,735,423 22,642,148 Tông XK 1,362,210,107 1,419,281,950 1,626,522,154

Ngu6én:VIFORES phân tích từ dữ liệu của TCHQ

Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là thị trường xuất khâu gỗ và sản pham gỗ lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP. Nhật Bản luôn đứng vị trí thứ nhất và chiếm 69% tổng lượng xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào các quốc gia CPTPP.

Mặt hàng được Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam là đăm gỗ, năm 2018 giá trị xuất khẩu mặt hàng này giá 424,78 triệu USD chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khâu sang thị trường này, tiếp đến là đồ nội thất bằng gỗ khác đạt 111,96 triệu USD chiếm 10%, đồ nội thất phòng ngủ đứng thứ 3 đạt 103,67 triệu USD chiếm 9%/téng giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Viên nén gỗ là dạng nguyên liệu đốt đang được Nhật Bản dùng nhiều vào việc phát điện thay thế các nhà máy điện hạt nhân. Xuất khâu mặt hàng này sang Nhật Bản tăng mạnh, từ 15,68 triệu USD vào năm 2017 lên

57,73 triệu USD năm 2018 tăng 268%.

25

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ

của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tháng 11/2018 đạt 109,8 triệu USD, tăng 5,1% so với tháng trước, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Lũy kế đến hết tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Tốc độ tăng trưởng xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2018 sang thị trường Nhật bản được

cải thiện rõ rệt so với tốc độ tăng trưởng 4,4% trong năm 2017. Điều này cho thấy, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang được người tiêu ding Nhật Ban quan tâm.

Theo bộ công thương, kim ngạch xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang

thị trường Nhật Bản trong tháng 10/2019 đạt 105 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng

trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10/2019 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phâm gỗ tới Nhật Ban ước dat 1,07 tỷ USD, tăng

15,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong tháng 10/2019 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam đạt 37 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2019 đạt 331,7 triệu

USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu thông kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phâm gỗ trong tuần đạt 260,1 triệu USD, giảm 6,4% so với tuần trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ với kim ngạch đạt 186,8 triệu USD, tăng 5,8% so với tuần trước.

Dựa vào bảng 2.1, ta thấy tổng kim ngạch xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ sang Việt Nam vào năm 2018 đã đạt con số hơn 1,1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu lớn hon rất nhiều so với các đối tác khác trong CPTPP. Như vậy, trong tương lai khi hiệp định CPTPP đã có hiệu lực và được phô biến rộng rãi tới các doanh nghiệp, khi Chính phủ và doanh nghiệp biết tận dụng tốt nhưng ưu thế của hiệp định thì tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản dự tinh sẽ tăng mạnh hơn sau với tông kim ngạch xuất khẩu trước năm 2018.

26

Hình 2.1: Tham khảo các mặt hàng gỗ xuất khâu sang Nhật Bản

giai đoạn 2015-2018

=201 =201 = 201 = 201

` ⁄/

Nguồn:VIFORES phân tích từ đữ liệu của TCHQ

Thị trường Úc:

Úc là thị trường nhập khâu G&SPG lớnthứ 2 trong quốc gia CPTPP và cũng là quốc gia nhập khâu G&SPG lớn thứ 6 của Việt Nam. Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ

một số thị trường chính như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia. Theo thống kê nhu

cầu nhập khâu đồ nội thất bằng gỗ tại Úc tăng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi và ưu

đãi lớn từ Hiệp định CPTPP và ASEAN-Australia-New Zealand (ANZFTA) mang

lại, là cơ hội lớn để doanh nghiệp cho các DN của Việt Nam tăng cường xuất khâu

sang thị trường này.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,37 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Úc hiện đang là 1 trong 10 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu của Việt Nam.Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 362,8 triệu

USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2017.

27

Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ một số thị trường chính của Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc.Tuy nhiên thống kê cũng cho thay, thời điểm này Úc tăng mạnh thị phần nhập khẩu từ Trung Quốc, giảm thi phần nhập khâu từ Việt Nam. Điều này cho thấy,

các sản phẩm nội that bằng gỗ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đúng thị hiếu người tiêu dùng tại Uc. Người tiêu đùng Uc có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm nội thất với chỉ phí thấp. Trong khi các nhà sản xuất sở tại không thê cạnh tranh được về giá

với các san phâm nhập khâu do nhân công lao động va chi phí dau vào cao.

Do đó, ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất tại Úc đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại và nhập khâu đang có xu hướng tăng mạnh. Đáng chú ý, người tiêu dùng Úc rất cởi mở đối với hàng hóa nhập khâu, không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ, chỉ

quan tâm tới yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả.

Theo Cục Xuất nhập khâu (Bộ Công Thương), nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng Đỗ tại Úc tăng, cùng với vi trí dia lý thuận lợi và ưu đãi lớn từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand (ANZFTA) mang lại, là cơ hội lớn dé doanh nghiệp xuất khâu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam day mạnh kim ngạch xuất khẩu sang thi trường Úc trong thời gian tới.

Tuy nhiên, dé đạt được cơ hội này doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội that bằng gỗ của Việt Nam cần nâng cao công nghệ, tích cực tìm hiểu, đôi mới mẫu mã hàng hóa cho phù hợp thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Úc, giảm giá thành dé tăng sức cạnh tranh,

nâng cao chât lượng sản phâm.

Thị trường Canada:

Canada là quốc gia nhập khẩu nhiều đồ nội thất phòng ngủ, phòng khách và ghế ngồi.

Việt Nam là nhà cung cấp đồ nội thất lớn thứ tư của Canada, chiếm khoảng 12,9%

kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của nước này. Canada là thi trường lớn, nhu cầu nhập khâu đồ gỗ gia tăng do sản xuất trong nước không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.

28

Mặt khác, Canada là quốc gia cung ứng gỗ nguyên liệu dồi dào, với sản lượng khai thác hàng năm đạt 600 triệu m3. Đây là nguồn nguyên liệu nhập khâu quan trọng cho ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam. Có thé nói rang Canada là một thị trường day tiềm năng đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam.

Ở mặt hàng gỗ, Canada là một thị trường lớn, mỗi năm nhập khâu tới 15 tỷ USD đồ nội thất. Với việc tham gia Hiệp định CPTPP, các sản phẩm đồ 26, nội ngoại thất của Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh về giá tại thị tường Canada do được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, trong khi các mặt hàng tương tự từ Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh trực tiếp và là nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất cho Canada hiện nay) phải chịu thuế

từ 6-9%.

Năm 2019, theo cục Hải quan gía trị xuất khẩu đồ 26, nội that Việt Nam sang Canada mới chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng giá trị xuất khâu đồ gỗ của Việt Nam và mới chỉ chiếm 1,6% tông giá trị nhập khẩu đồ gỗ hàng năm của Canada. Như vậy, du địa mở rộng thị phần sản phẩm gỗ và nội thất Việt Nam tại Canada vẫn còn rất lớn. Trong bối cảnh thương mại thế giới nhiều biến động, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Canada cũng đang đây mạnh việc đa dạng hóa thị trường, mong muốn đây mạnh hợp tác thương mại - đầu tư với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiéu thông tin thị trường , tìm kiếm đối tác và cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng đồ gỗ tại thị trườngCanada

Phân tích thị trường đồ gỗ Canada, ông Jacques Nadeaus, chuyên gia thương mại của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, nhu cầu đỗ gỗ, nội thất ở Canada dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và đặc biệt bùng né trong năm 2021, sau một thời gian dài người dân giãn cách xã hội và làm việc tại nhà nhiều hơn.

Cơ cấu thị trường đồ gỗ Canada trong những năm tới được dự báo sẽ tập trung vào sản phẩm nội thất phòng khách và phòng ăn chiếm khoảng 30%, nội thất phòng ngủ chiếm 21%, đồ gỗ nhà bếp chiếm 12%, ván sản khoảng 10% và nội thất văn phòng chiếm 8%.

Điều đáng nói là nếu như trước đây, Canada tự cung ứng trên 80% sản pham đồ gỗ, nội thất tiêu dùng trong nước thì những năm gần đây xu hướng nhập khẩu đồ gỗ tăng

29

lên. Hiện nay, có tới 55% sản phẩm đồ gỗ, nội thất tiêu thụ tại Canada đươc nhập khẩu, người dân Canada có xu hướng ưa chương đồ nội thất được sản xuất từ gỗ cứng,

có nguồn góc tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Hệ thống phân phối đồ nội thất của Canada khá đa dạng từ các nhà phân phối sỉ đến các chuỗi cửa hàng bán lẻ và cả các kênh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ ké từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng.

Thị trường Malaysia:

Việt Nam xuất chủ yếu các mặt hàng ván bóc/ván lạng, đồ gỗ nội thất, ghế ngồi và gỗ dan sang thị trường này. Malaysia nhập khâu gỗ từ các quốc gia chauA và là một trong 2 quốc gia ở Đông Nam A nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Các mặt hang nhập khẩu chủ yếu là đồ gỗ nội thất các loại ván nhân tạo như ván ép, van dam và veneer. Giá trị nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây (80% năm 2017) cho thấy tiềm năng của thị trường này.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trong 9 tháng năm 2018, trong đó tăng mạnh nhất là xuất sang Malaysia.

Vào tháng 9 năm 2018, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Malaysia có tốc độc tăng trưởng cao nhất với 109,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 78 triệu USD. Thị phần xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường này cũng tăng từ 0,7% lên 1,2%.

Thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, trị giá nhập khẩu đồ nội thất băng gỗ của Singapore trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 80,1 triệu USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2018. Singapore nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ Malaysia và Trung Quốc, trị giá nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm tới 71,1%

trong 4 tháng đầu năm 2019. Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 5, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,9% tổng trị giá nhập khâu mặt hàng đồ nội thất của

Singapore.

30

Đáng chú ý, Singapore đã ký được 24 thỏa thuận thương mại và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong đó có Việt Nam tham gia, nên gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khâu sang Singapore sẽ được hưởng nhiều thuận lợi về thuế. Hiện tại, một số doanh nghiệp Singapore đang tìm kiếm nhập khẩu đồ gỗ nội that dé phân phối tai thị trường Singapore và xuất khâu sang các nước khác. Đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khâu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phát triển thị trường xuất khâu mới trong thời gian tới.

Mặc dù có diện tích và dân số khiêm tốn nhưng nhờ hệ thống sân bay và cảng biển phát triển mà Singapore là một trong những thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới.

Các doanh nghiệp Việt có thé hợp tác chiến lược với các công ty Singapore dé đưa sản phẩm của mình vươn ra thị trường thế giới.

Dé đưa hàng vào Singapore các sản pham phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu chuẩn về kỹ thuật và Singapore có luật lệ rất chặt chẽ với các hình phạt nặng đối với những người vi phạm. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khâu gỗ và sản

phẩm g6 của Việt Nam cần cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán

hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp... dé day mạnh kim ngạch xuất khẩu mặt

hang nay sang thị trường Singapore trong thời gian tới.

Theo số liệu thông kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2019 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Singapore đạt 1,4 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khâu trong nửa đầu năm 2019 sang thị trường Singapore đạt 14,1

triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong tháng 5/2019 kim ngạch xuất khâu gỗ và sản phâm gỗ của Việt Nam sang thị trường Singapore đạt 3,5 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khâu trong 5 tháng đầu

năm 2019 sang thị trường Singapore đạt 12,8 triệu USD, tăng 38,8% so với cùng kỳ

năm 2018.

Trong 5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khâu gỗ ván và ván sàn chiếm tới 49,4%

tong kim ngạch xuất khâu gỗ và sản phâm gỗ sang Singapore. Kim ngạch xuất khẩu

mặt hàng nay dat 6,3 triệu USD, tăng 13,1% so với cùng ky năm 2018.

31

Đáng chú ý, mặt hàng dim gỗ xuất khẩu sang thị trường Singapore tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm 2019, với kim ngạch đạt 3,6 triệu USD, tăng 175,6 lần so với

cùng ky năm 2018.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội that bang gỗ xuất khẩu sang Singapore chỉ đạt 2,3 triệu USD, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng xuất khâu mặt hàng này giảm 13,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018. Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu sang thị trường Singapore đều có kim ngạch giảm.

Trong đó, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng ghế khung gỗ dat triệu USD,

giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn với kim ngạch đạt 796 nghìn USD, giảm 15,9%. Đồ nội thất phòng ngủ

đạt 238,5 triệu USD, giảm 18,9%...

Thị trường New Zealand

Sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và New Zealand đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt, hai nước đang trong quá trình nâng cấp quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược và hai nước đều là thành viên tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương (CPTPP).

Không chỉ vậy, việc Việt Nam được coi là đối tác quan trọng trong khu vực và là một nên kinh tế năng động, mở rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội dé thúc day mỗi quan hệ thương

mại trong tương lai giữa hai nước.

Theo cục Hải qua,vao năm 2019, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ xuất khẩu

sang New Zealand đạt 272.856 triệu USD. Năm 2020, dat 1.058.624 triệu USD con

số gia tăng nhiều so với năm 2019. Cho thấy xuất khâu sản phẩm gỗ tại New Zeland của Việt Nam đang phát triển tốt. Bên cạnh đó, Năm 2018, kim ngạch xuất khâu gỗ

thông từ New Zealand sang Việt Nam dat 80 triệu đô la ENZ (tương đương 1,180 tỷ

đồng). Việt Nam cũng là một trong những khách hàng lớn nhất của New Zeland về nguyên liệu gỗ chat lượng, bền vững dé đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong sản

xuất và xuất khâu đồ nội thất đi khắp thế giới.

32

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Tác động của cắt giảm thuế quan trong CPTPP đối với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (Trang 32 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)