CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BÌNH MINH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH một thành viên Bình Minh (Trang 67 - 92)

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Một thành viên Bình Minh

Giới thiệu chung

Tên doanh nghiệp Công ty TNHH Một Thành Viên Bình Minh

Tên tiếng anh BINH MINH ONE MEMBER

LIMITED LIABILITY COMPANY

Dia chi tru so chinh Thi tran Binh Minh, huyén Kim Son,

tinh Ninh Binh

Số điện thoại 030-3866506 Mã số thuế 2700166237

Vốn điều lệ 55.247.400.000 đồng

Số tài khoản 431101001006 — Ngân hàng Agribank

Bình Minh

Lĩnh vực kinh doanh: Trồng lúa

STT Tên ngành Mã ngành

1 Trồng lúa A01110

2 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, G4620

nứa)

3 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào G4669 đâu

4 Trồng cây lấy sợi A01160

66

5 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản xuất sản phâm từ C1629 tre, nứa, rom, ra và vật liệu tết bén

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Bình Minh - tiền thân là Nông trường quân đội trực thuộc Cục Nông binh, được thành lập ngày 22/12/1957 với lực lượng nòng cốt là bộ đội về quai đê lấn biển, hình thành nông trường. Sau nhiều lần thay đổi về tên gọi, cơ cấu lao động, đến năm 2010, công ty TNHH MTV Bình Minh chính thức ra đời với nhiệm vụ

chính là sản xuất trồng lúa, trồng cói, chế biến cói xuất khâu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

Là doanh nghiệp có vốn nhà nước, với chức năng sản xuất nông nghiệp. Hiện, công ty đang quản lý, sử dụng hơn 500ha đất nông nghiệp trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ưu thé của Bình Minh là dang nam giữ một cánh đồng lớn rộng với đầy đủ hệ thống thủy lợi, nhà xưởng, kho bãi kèm theo một lực lượng lao động nông nghiệp có kinh nghiệm... một điều kiện quá lý tưởng để xây dựng vùng nông nghiệp

công nghệ cao.

Với diện tích trồng lúa trên 500ha, công ty đã phối hợp với Tập Đoàn Lộc Trời triển khai mô hình trồng lúa sạch, trồng hoa ven đồng lúa với chiều đài 1.500m. Mô hình sản xuất lúa sạch bên cạnh lợi ích kinh tế, còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ nhận thức của người làm nông nghiệp, tạo ra giống lúa chất lượng, mang lại lợi nhuận cao. Đặc biệt, việc trồng hoa trên bờ ruộng đã thu hút, dẫn dụ các loại côn trùng có ích như; bướm, nhện, ong về diệt sâu ray, nhất là loài ong ký sinh sâu hại lúa đến hút mật và phan hoa. Sau đó, chúng bay trở lại ruộng tìm sâu hại dé đẻ trứng. Trên ruộng lúa sâu rầy vẫn có, nhưng thiên địch sẽ nhiều hơn và giúp tiêu diệt sâu ray nên giảm đáng kế mật số gây hại, giảm được số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Từ đó, tạo được sự cân bằng sinh học trên đồng ruộng, góp phần tạo nền tảng cho nền

nông nghiệp sạch tại địa phương.

67

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty a. Quy mô sản xuất kinh doanh

Quy mô sản xuất kinh doanh phản ánh qua chỉ tiêu: năng lực sản xuất sản pham,

tổng vốn kinh doanh, tổng doanh thu, tổng lao động, lợi nhuận/năm.

Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, công ty đã tạo dựng được uy tín và vị thế của mình bằng việc khăng định chất lượng sản phẩm lúa gạo nhằm đem lại sự hài lòng

cho người dùng.

BANG KET QUÁ KINH DOANH

DVT: 1000d Năm/Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Tỷ lệ (%)

Doanh thu bán| 104.784.822 117.158.369 111.81 hang va CCDV

Giá von hang bán | 93.254.571 103.946.926 111.47

Lợi nhuận gdp ve} 11.126.101 13.211.443 118.74 BH và CCDV

Lợi nhuận tà | 1.179.827 1.992.267 168.86

chính

Lợi nhuận khác 716.344 (1.011.880) -141.26

Tông lợi nhuận | 2.735.357 5.528.751 202.12 trước thuê

Lợi nhuận sau} 1.991.863 4.212.527

thuế

Bảng 2.1: Bảng ké quả hoạt động kinh doanh cua Công ty TNHH MTV Bình Minh năm 2021, 2022

Qua bảng trên cho thấy:

68

Chi phí giá vốn hàng bán của Công ty năm 2022 là 103,95 tỷ đồng, tăng nhẹ 11,47% so với năm 2021. Đồng thời, doanh thu thuần của Công ty năm 2022 tăng 12,24% so với năm 2021 và tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm

2022 đạt 88,72%, giảm nhẹ so với năm 2021 (89,34%). Khó khăn của Công ty

hiện nay là các chi phí nhiên liệu van cao do phương tiện máy móc của Công ty

đã qua nhiều năm sử dụng và chỉ phí nhân công chưa phù hợp với doanh thu.

Nhìn tổng quan, tình hình kinh doanh của Công ty năm 2022 đã có chiều hướng

đi lên so với năm 2021.

b. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh

Hiện nay công ty chủ yếu sản xuất ngành nghề kinh doanh chính như lúa gạo.Với sản phẩm lúa là dòng sản phẩm truyền thống và quan trọng của Việt Nam. Cũng vừa là các sản phẩm đầu ra chủ yếu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nên giá trị thặng dư cao.

Nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn giá xuất khẩu liên tục biến động, thời tiết thay đổi thất thường, tình hình dịch bệnh hoành hành khiến tình hình tiêu thụ gặp nhiều

khó khăn.

c. Các ngành nghề kinh doanh của công ty

STT Tên ngành Mã ngành

| Trồng lúa A01110 2 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, G4620

nứa)

3 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào G4669 đâu

4 Trồng cây lấy sợi A01160 5 Sản xuất sản phâm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ C1629

tre, nứa, rơm, ra và vật liệu tét bén

69

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tạo nên sự thống nhất nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

Đảm bảo cho việc tăng cường công tác kiểm tra giám sát chỉ đạo và nâng cao hiệu quả

kinh doanh, doanh nghiệp đã thiết lập một bộ máy quản lý gọn nhẹ nhất. Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:

Chức năng của từng phòng ban

> Ban giám đốc công ty: Là người đại điện theo pháp luật của công ty. Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo chung với Công ty về các vấn đề như: lập ra các định hướng phát triển của công ty, đồng thời giám sát bộ máy quản lý, các hoạt động kinh doanh, chính sách nhân sự, tài chính. Giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn cao nhất trong công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty

> Phòng Hành chính — Nhân sự: Phòng có trách nhiệm tuyên dụng và dao

tạo lao động, quy định lương thưởng cho cán bộ công nhân viên. Thực

hiện các công tác hành chính văn phòng như: tiếp khách, photo, lưu trữ, đảm bảo văn hóa công ty (trang phục, nề nếp làm việc) và các công tác

hành chính khác.

> Phòng Tài chính — Kế toán: Có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu thông tin về công tác tài chính kế toán, tham mưu cho giám đốc về hiệu quả của đồng vốn kinh doanh cũng như trong việc lựa chọn và quyết định các phương án kinh doanh...

70

> Phòng Kỹ thuật — Vật tư: Có trách nhiệm lập danh sách các vật tư cần thiết cho hoạt động sản xuất của công ty, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và kiêm soát số lượng cũng như chất lượng của vật tư. Ngoài ra bộ phận này còn giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong công ty.

> Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu, tư van cho Ban giám đốc trong công ty về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật chất lượng, tài chính, đầu tư và thị trường. Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý các nghiệp vụ của công ty. Chịu trách

nhiệm hướng dẫn ngiệp vụ cho các bộ phận, phòng ban khác trong doanh

nghiệp.

> Phân xưởng sản xuất: Nơi trực tiếp tổ chức sản xuất ra các sản phâm theo kế hoạch đề ra. Người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành tại phân xưởng là quản đốc phân xưởng, đưới là phó quản đốc, tổ KCS, tổ trưởng

các máy và công nhân.

2.1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH MTV Binh Minh 2.1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Bộ máy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Giúp doanh nghiệp xem xét, kinh doanh phù hợp. Nhờ đó doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án đầu tư sao cho có hiệu quả nhất.

Nhân viên kế toán của công ty đều được đảo tạo chính quy chuyên ngành kế toán, có thời gian làm kế toán tương đối lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác hạch toán kế toán.

71

Ta có mô hình kê toán của công ty như sau

KÉ TOÁN

TRƯỞNG

Kế toán vậttư

và thanh toán người bán

Kế toán TSCD

vàtính giá thành Thu quỹ

ˆ

Sơ đô 2.2: Sơ đô tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc tổ chức chi đạo thực hiện hướng dẫn công tác kế toán trong công ty. Kế toán có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo chung đối với mọi hoạt động của bộ máy kế toán trong công ty; bao gồm các mối quan hệ tài chính với cơ quan thuế, kiểm tóa, lập bảng biểu về tình hình kinh doanh của công ty. Và công việc của kế toán trưởng thường xuyên tham mưu giúp cho ban giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Từ đó ra biện pháp xử lý.

Kế toán vật tư và thanh toán người bán là người có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho đối với nguyên liệu, đồng thời còn theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp.

Kế toán tiêu thụ và phải thu khách hàng có nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như tình hình thanh toán công nợ của người mua.

Kế toán TSCĐ và tính giá thành có trách nhiệm theo dõi đầy đủ số tình hình tăng, giảm của TSCĐ, đồng thời tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm đảm bảo các hoạt động quản lý và chỉ trả tiền

trong các hoạt động giao dịch của công ty.

2.1.4.2. Ché độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

Công ty thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định về hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC

72

ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép là Đồng Việt Nam, đơn vị tính: đồng. Phuong pháp khấu hao là phương pháp khấu hao đường thăng. Phương pháp

tính thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính giá xuất kho

là theo phương pháp bình quân cả kỳ. Và phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo

phương pháp kê khai thường xuyên.

2.1.4.3. Hệ thống s6 sách kế toán và hình thức kế toán áp dung tại công ty.

Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiệp vụ kinh tế phát sinh khá nhiều, do đó để hệ thống hóa và tính các chỉ tiêu kế toán theo yêu cầu quản lý, đồng thời có đội ngũ kế toán tương đối đồng đều về mặt chuyên môn, bởi đều được đào tạo qua các trường lớp từ bậc trung học đến đại học. Vì vậy đơn vị chọn hình thức kế toán:

“Nhật ký chung”

73

s* SO sách sử dung:

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký chung Sổ chỉ tiết

Sổ cái TK 211... ~—————— y Bang tong hop chitiét

|

Bảng cân đối SPS

|

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

———> Ghi hàng ngày

—=e Ghi hàng tuần, hàng tháng hoặc định kỳ

a————> Đối chiếu

Sơ đô 2.3: Trinh tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty

TNHH MTV Bình Minh

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra tính hợp pháp được dùng làm căn cứ ghi số, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Số Nhật ký chung.

Đồng thời từ chứng từ gốc kế toán ghi vào sé, thẻ kế toán chỉ tiết. Từ Số nhật ký chung kế toán tiến hành ghi chép các số cái có liên quan.

Cuối kỳ, kế toán tiễn hành cộng số liệu trên số cái dé lập bảng cân đối số phát sinh căn cứ vào bảng tổng hợp chỉ tiết lập bảng tổng hợp chỉ tiết các tài khoản. Sau khi đã

74

kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên số cái và bảng tổng hợp chi tiết, số liệu từ bảng cân đối phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Vệ nguyên tac, tông sô phát sinh nợ và tông sô phát sinh có trên bảng cân đôi sô

phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và số phát sinh có trên số Nhật ký chung.

2.1.4.4. Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập vào cuối năm tài chính bao gồm: Bang cân đối kế toán — Mẫu B01-DN, bang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu B02-DN, báo cáo lưu chuyên tiền tệ - Mẫu B03-DN, thuyết minh báo cáo tài

chính — Mẫu B09-DN,bảng cân đối số phát sinh

Ngoài ra công ty còn lập các báo cáo kế toán khác theo yêu cầu của Nhà nước như báo cáo thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp... và theo yêu cầu quản trị của doanh

nghiệp như: Báo cáo tình hình công nợ, báo cáo chi phí quản lý kinh doanh...

2.2. Thực trạng công tác kế toán tài sản có định tại Công ty TNHH Một thành viên

Bình Minh

2.2.1. Tình hình tài sản cố định tại công ty TNHH MTV Bình Minh

TSCĐ tại Công tyTNHH MTV Bình Minh hiện nay chủ yếu được đầu tư bang nguồn vốn chủ sở hữu, một số ít tài sản được đầu tư bằng vốn đi vay của ngân hàng.

TSCĐ được hình thành phần lớn thông qua mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản. Công ty hoạt động về ngành nghề nông nghiệp nên danh mục TSCĐ của công ty phong phú và đa dạng như: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

Phân loại TSCD tại công ty: Tài sản cô định của công ty gồm nhiều loại khác nhau cùng tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Dé có thé quản lý tốt TSCD

đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện phân loại một cách hợp lý. TSCD tại công ty chia thành TSCDHH và TSCDVH.

Bảng 2.2: Báo cáo tổng hợp TSCĐ tính đến ngày 31/12/2022

75

TSCĐ hữu hình 142.592.745.199 59.773.133.371

Nha cửa, vat kiên| 45.539.180.383 31,9 33.691.183.850 trúc

Máy móc thiết bị 3.664.771.381 79.000.390

được trình bày tại Bảng cơ cấu TSCĐ tại ngày 31/12/2022 như bảng 2.2; tỷ trọng TSCĐHH chiếm phần lớn giá trị tài sản cố định của Công ty (97,2%)

Trong đó: TSCD là Máy móc thiết bị và Phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm đến 68,1% trong tổng số TSCDHH. Do Công ty là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên TSCDHH chủ yếu là máy móc thiết bị về máy sản xuất nông nghiệp,

xe phục vụ chở hàng nông nghiệp,...

a. Tài sản cố định hữu hình: Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật TSCDHH chia thành e Nha cửa vật kiến trúc gồm: Nhà văn phòng công ty 3 tang, nhà xưởng san

xuất, nhà kho chứa hàng...

e Máy móc thiết bi gồm: Máy sấy lúa, máy gặt, máy cấy, máy khấu hao, máy

phát điện...

e Phương tiện vận tải: Ô tô, xe nâng hạ...

b. Tài sản cố định vô hình:

© Quyền sử dụng đất

76

e Phan mềm điều khiến máy sấy

e Phần mềm xây dựng chuẩn cho máy NIR 5000

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Một thành viên Bình Minh cũng như các doanh nghiệp khác cần phải đầu tư thêm phương tải vận tải, thiết bị mới và thanh lý, nhượng bán bớt những TSCD đã không còn hiệu qua.

s* Đánh giá giá trị của TSCD:

- Nguyên giá: Tại công ty TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm. Đối với những tài sản

mua sắm thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

như: chi phí vận chuyền, bốc dỡ, lắp dat,...

- Gid trihao mòn: Giá trị hao mòn của TSCĐ là tổng số khấu hao lũy kế của TSCD đã trích được tính đến thời điểm báo cáo

- Gia tri còn lại:

Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ — Hao mòn lãy kế s* Công tác quản lý TSCD tại công ty có những đặc điểm sau:

Phòng kế toán chịu trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của tất cả các TSCD của Công ty theo chỉ tiêu giá tri. Phòng tô chức hành chính, phòng kỹ thuật hoặc bộ phận sử dụng TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TSCĐ về mặt hiện vật, số lượng, tình trạng kỹ thuật, khả năng hoạt động của TSCĐ và xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, định mức trong quan lý, sử dụng TSCD. Giữa phòng kế toán và các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ trong việc đầu tư, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa, điều chuyền TSCĐ.

Việc quyết định thời gian sử dụng dự kiến để tính khấu hao TSCĐ thuộc về ban giám đốc và kế toán trưởng quyết định số kỳ phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCD tinh

vào chi phí SXKD.

77

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH một thành viên Bình Minh (Trang 67 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)