Các phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu công ty khí (PV GAS) và trung tâm phân phối khí (GDC) cà mau (Trang 48 - 50)

1 .3 Trạm tiếp bờ (LFS)

3.1.2. Các phương pháp kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Nguồn khí sau khi được khai thác và xử lý tại giàn sẽ được phân phối bằng đường ống dài khoảng 325 km tới trạm GDC. Trước khi vào trạm GDC, dòng khí được lọc bụi ở các Dry Gas Filter đặt ở trạm tiếp bờ (LFS) nhằm loại bớt các cặn bụi có trong quá trình vận chuyển, khi tới trạm GDC dòng khí lại tiếp tục được lọc tách cặn bụi và lỏng bằng thiết bị Filter-Seperator nhằm đạt yêu cầu khi cung cấp cho các khách hàng như bảng 2 sau :

Bảng 3.2: Đặc tính kỹ thuật khí đầu ra

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Đặc tính kỹ thuật

1 Áp suât kPag 3300-6000 (NM Điện CM)

4000-6000 (NM Đạm CM)

2 Nhiệt độ Max oC HCDP+20oC

3 Hàm lượng CO2, max % mole 8

4 Hàm lượng H2S, max ppmV 10

5 Hàm lượng Mercaptan, max mg/Sm3 11

6 Nước, max mg/Sm3 80

7 Thủy ngân, max mg/Sm3 20

Để đạt được các giá trị đúng theo yêu cầu khi cung cấp khí cho các khách hàng, trạm GDC đã lắp đặt các thiết bị như cụm van PCV, thiết bị đo nhiệt độ, Heater, thiết bị phân tích sắc kí… nhằm điều chỉnh áp suất, nhiệt độ… khi cung cấp khí cho các khách hàng.

3.1.2.1. Mục đích

- Kiểm soát chất lượng khí nhận từ Talisman và khí cấp cho các hộ tiêu thụ ( nhà máy điện và nhà máy đạm ) để đảm bảo chất lượng sản phẩm khí theo đúng quy định của hợp đồng mua bán khí, đồng thời đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, an toàn, hiệu quả.

- Đảm bảo quyền lợi của PVGAS CM trong trường hợp chất lượng sản phẩm khí không phù hợp theo quy định của hợp đồng mua bán khí PM3 CAA thượng nguồn UGSA và hợp đồng mua bán khí Lô 46 cái nước GSA.

- Qui định trách nhiệm kiểm soát các sản phẩm khí không đạt chất lượng của các bộ phận liên quan.

3.1.2.2.Các thông số được kiểm tra

3.1.2.2.1.Áp suất đầu ra

Áp suất khí đầu ra cung cấp cho các khách hàng được kiểm soát bằng các cụm van điều áp PCV. Các van này sẽ điều tiết áp suất phù hợp với công suất hoạt động ( đã cài đặt) của các nhà máy điện và đạm trên cơ sở thay đổi độ mở của nó ( áp suất hiện tại cung cấp cho nhà máy điện khoảng 44 barg và nhà máy đạm khoảng 41 barg ).

Nếu áp suất đầu vào của trạm GDC thấp hơn giá trị cho phép trong bảng 2 thì thông báo cho các khách hàng giảm công suất xuống trên cơ sở ưu tiên cấp khí cho nhà máy đạm hoặc vận hành đường bypass cung cấp khí riêng cho nhà máy đạm nhằm hạn chế tối đa việc giảm áp.

Sản phẩm khí cung cấp cho nhà máy điện 12 và nhà máy đạm phải đảm bảo nhiệt độ khí cấp trên 20oC so với nhiệt độ điểm sương.

Dựa vào thành phần khí xác định được ta dùng phần mềm HYSYS hoặc GCAP tính toán được nhiệt độ điểm sương của nguồn khí. Ngoài ra, ở phía đầu ra của các PCV người ta có lắp đặt thêm thiết bị cảm ứng nhiệt độ, nếu nhiệt độ cung cấp cho khách hàng thấp hơn so với yêu cầu thì hệ thống sẽ tự động điều chỉnh công suất của các Heater để gia nhiệt cho dòng khí cho tới khi đạt giá trị yêu cầu. Còn nếu nhiệt độ dòng khí đầu ra đã đạt yêu cầu thì các Heater không hoạt động.

3.1.2.2.3. Nhiệt trị và thành phần khí

Nhiệt trị và thành phần khí có quan hệ mật thiết với nhau. Thành phần khí thay đổi thì nhiệt trị cũng thay đổi theo tương ứng. Việc cung cấp khí cho khách hàng luôn phải đạt chuẩn các thành phần khí đặc biệt là nhá máy đạm, do công nghệ của nhà máy đạm khá phức tạp vì thế thành phần khí thay đổi ( chẳng hạn CO2 vượt quá mức cho phép như bảng 2) sẽ làm thay đổi các thông số công nghệ đã cài đặt làm giảm hiệu suất thậm chí làm shutdown nhà máy.

Việc xác định thành phần khí ta dùng thiết bị phân tích sắc kí (GC-Gas Chromatography). Sau khi phân tích nếu các thành phần CO2 cao quá mức cho phép trong thời gian dài thì phải thông báo cho nhà máy đạm để có công tác phối hợp hợp lý (chủ động tạm ngưng hoạt động, không cho shutdown đột ngột…).

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu công ty khí (PV GAS) và trung tâm phân phối khí (GDC) cà mau (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)