Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎETHỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE
2.2. Thực trạng công tác an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghiệp NSNtại Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghiệp NSN
2.2.1. Thực trạng công tác đào tạo an toàn lao động
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, kéo theo đó là sự gia tăng về quy mô và tính phức tạp của các công trình xây dựng. Điều này đòi hỏi các công ty phải chú trọng đến công tác an toàn lao động để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người lao động. Đối với các công ty xây dựng tầm trung, điển hình như tại Công ty CP Xây dựng và công nghiệp NSN, công tác đào tạo an toàn lao động đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn tồn tại nhiều thách thức và hạn
chế do giới hạn về nguồn lực và khả năng quản lý. Song song với các mặt tốt, các vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạo an toàn lao động vẫn còn tồn đọng nhiều và cần cải thiện trong tương lai.
2.2.1.1. Hệ thống quản lý an toàn tại công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công tác An toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần Công nghiệp và Dân dụng NSN
Nguồn: Phòng QC&HSE Công ty CP Công nghiệp và Dân dụng NSN Mô tả sơ đồ:
- Ban Tổng Giám Đốc
+ Vị trí: Cấp lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của công ty, bao gồm công tác an toàn vệ sinh lao động.
+ Chức năng: Định hướng, phê duyệt các chính sách và chiến lược liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
+ Nhiệm vụ:
Chỉ đạo và giám sát các phòng ban trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.
Phê duyệt ngân sách, kế hoạch, và các chương trình cải tiến về an toàn vệ sinh lao động.
Đảm bảo công ty tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
- Công Đoàn
+ Vị trí: Tổ chức đại diện quyền lợi của người lao động trong công ty.
+ Chức năng: Phối hợp với các phòng ban để đảm bảo quyền lợi, an toàn, và sức khỏe cho người lao động.
+ Nhiệm vụ:
Hỗ trợ giám sát thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động.
Đề xuất cải tiến môi trường làm việc và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động.
Tuyên truyền và tổ chức các phong trào liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
- Mạng lưới An toàn Vệ sinh Viên (ATVSV) (tại văn phòng) + Vị trí: Lực lượng hỗ trợ trực tiếp tại các trụ sở văn phòng.
+ Chức năng: Giám sát, kiểm tra và hỗ trợ thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động tại văn phòng công ty.
+ Nhiệm vụ:
Phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ mất an toàn lao động.
Hỗ trợ các nhân sự khác thực hiện đúng quy định về an toàn.
Tham gia huấn luyện và nâng cao ý thức an toàn tại nơi làm việc.
- Phòng QC & HSE
+ Vị trí: Bộ phận chuyên trách quản lý chất lượng (QC) và an toàn vệ sinh lao động (HSE).
+ Chức năng: Xây dựng, triển khai, và giám sát các chính sách, kế hoạch an toàn vệ sinh lao ĐỘNG trong công ty.
+ Nhiệm vụ:
Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động.
Xây dựng và duy trì hệ thống báo cáo, giám sát an toàn vệ sinh lao động.
Phối hợp với các bộ phận khác để xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
Giám sát, quản lý triển khai công việc an toàn vệ sinh lao động tại các dự án thuộc công ty
- Quản lý An toàn Dự án
+ Vị trí: Chịu trách nhiệm trực tiếp về an toàn vệ sinh lao động tại các dự án cụ thể.
+ Chức năng: Quản lý, giám sát và đảm bảo thực hiện đúng các quy định an toàn vệ sinh lao động trong quá trình thi công.
+ Nhiệm vụ:
Tổ chức các cuộc họp và phổ biến quy định an toàn trước khi triển khai dự án, chịu trách nhiệm quản lý HSE tại dự án.
Thiết lập Mạng lưới an toàn viên và tổ chức hoạt động của mạng lưới các an toàn tại dự án.
Hỗ trợ Giám đốc dự án trong tất cả các vấn đề liên quan tới an toàn – môi trường tại dự án.
Quản lý, kiểm soát thông tin về toàn bộ lực lượng lao động các nhà thầu, thực hiện huấn luyện và giám sát các chương trình huấn luyện HSE của các nhà thầu.
Nhận diện và kiểm soát rủi ro, các mối nguy trong quá trình thi công.
Đi đầu trong việc điều tra tai nạn, sự cố và tham gia vào bất cứ cuộc điều tra
tai nạn quan trọng nào trong lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm của họ và báo cáo cho cấp trên.
Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động liên quan đến công việc được thực hiện theo kế hoạch quản lý môi trường, đảm bảo rằng Dự án tuân thủ các yêu cầu của Đánh giá tác động Môi trường và Kế hoạch Quản lý Môi trường và với tất cả các luật và quy định môi trường hiện hành.
- Kỹ sư HSE
+ Vị trí: Kỹ sư kỹ thuật phụ trách HSE.
+ Chức năng: Cung cấp giải pháp kỹ thuật để cải thiện an toàn vệ sinh lao động.
+ Nhiệm vụ:
Hỗ trợ thiết kế và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn.
Tư vấn về thiết bị bảo hộ và các công cụ an toàn.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp an toàn vệ sinh lao động.
- Nhân viên HSE
+ Vị trí: Nhân sự hỗ trợ trong việc triển khai các chính sách và quy định an toàn vệ sinh lao động.
+ Chức năng: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
+ Nhiệm vụ:
Kiểm tra thường xuyên điều kiện làm việc tại công trường.
Báo cáo các sự cố và đề xuất biện pháp khắc phục.
Thực hiện các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động.
- Nhân viên Y Tế
+ Vị trí: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
+ Chức năng: Cung cấp dịch vụ y tế và sơ cứu kịp thời.
+ Nhiệm vụ:
Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho nhân viên, công nhân.
Hỗ trợ xử lý tai nạn lao động và các vấn đề sức khỏe tại nơi làm việc.
- Giám sát viên
+ Vị trí: Giám sát trực tiếp tại công trường, đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh lao động.
+ Chức năng: Giám sát, kiểm tra, và báo cáo về tình hình thực hiện an toàn.
+ Nhiệm vụ:
Đảm bảo tất cả công nhân thực hiện đúng các quy định về an toàn.
Xử lý các tình huống mất an toàn tại công trường.
Hỗ trợ huấn luyện và nâng cao ý thức an toàn cho công nhân.
- Mạng lưới An toàn Vệ sinh Viên (ATVSV) (tại công trường) + Vị trí: Lực lượng hỗ trợ trực tiếp tại các cơ sở, công trường.
+ Chức năng: Giám sát, kiểm tra và hỗ trợ thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động.
+ Nhiệm vụ:
Phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ mất an toàn lao động.
Hỗ trợ công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn.
Tham gia huấn luyện và nâng cao ý thức an toàn tại nơi làm việc.
Phối hợp trong việc xây dựng những nội quy HSE và đảm bảo chúng được thấu hiểu và tuân thủ.
2.2.1.2. Đào tạo an toàn cho người lao động
Tại Công ty CP Công nghiệp và Dân dụng NSN, việc đào tạo an toàn được tổ chức trước khi bắt đầu công việc để đảm bảo nhận diện đầy đủ các mối nguy trong quá trình thi công. Mục tiêu của buổi huấn luyện nhằm:
- Hiểu rõ biện pháp thi công
- Rủi ro gắn liền với công việc được đánh giá và có các giải pháp khắc phục - Tuân thủ các quy trình thi công
- Có biện pháp kiểm tra và giám sát thích hợp
- Đào tạo an toàn cho các công tác cụ thể. Các khoá đào tạo an toàn chuyên biệt được tổ chức cho những công nhân ở các lĩnh vực như: cẩu và
móc cẩu, hàn cắt, giàn giáo, điện. Chương trình huấn luyện sẽ được thiết lập phù hợp với các công việc trên công trường. Việc lưu hồ sơ tất cả các khoá huấn luyện an toàn chuyên biệt sẽ do Quản lý An Toàn của dự án thực hiện.
Bảng 2.1. Bảng phân công trách nhiệm và nội dung đào tạo
Chủ đề Trách nhiệm
đào tạo Tham gia
Chính sách, mục tiêu HSE Quản lý an
toàn CBCNV các nhà thầu Trách nhiệm và nghĩa vụ của
Mạng lưới an toàn viên
Quản lý an
toàn Mạng lưới an toàn viên Các quy trình và kế hoạch an
toàn Cán bộ an toàn Quản lý, kĩ sư các nhà thầu
Hướng dẫn an toàn Cán bộ an toàn CBCNV các nhà thầu Bảo vệ môi trường chung
Mặt bằng công trường và các khu vực phúc lợi
Cán bộ an toàn CBCNV các nhà thầu
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro An toàn lao động
Quản lý an
toàn Mạng lưới an toàn viên Nhận diện các khía cạnh môi
trường và các biện pháp kiểm soát
Quản lý an
toàn Mạng lưới an toàn viên Công tác vệ sinh Cán bộ an toàn CBCNV các nhà thầu Máy nén khí, gas, oxy Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan
Điện. Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan
Giàn giáo và thang Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan Dây cáp cẩu và cách móc cáp Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan Dụng cụ cầm tay và dụng cụ
điện. Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan
Chủ đề Trách nhiệm
đào tạo Tham gia
Vận hành và bảo dưỡng thiết bị nâng hoặc thiết bị ép cọc hoặc thiết bị bơm bê tông
Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan Giám sát công tác nâng hoặc ép
cọc hoặc bơm bê tông Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan Bình/ Thiết bị chữa cháy Cán bộ an toàn CBCNV các nhà thầu Vận chuyển Cán bộ an toàn Nhà thầu liên quan Ứng phó với các tình huống
khẩn cấp Cán bộ an toàn Đội ứng phó tình huống
khẩn cấp
Buổi họp ngắn (TBM) Cán bộ an toàn CBCNV các nhà thầu
Sơ cấp cứu Y tá Đội ứng phó tình huống
khẩn cấp
Nguồn: Phòng QC&HSE Công ty CP Công nghiệp và Dân dụng NSN 2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo An toàn vệ sinh lao động
Trong bối cảnh đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp (HSE) tại các công trình xây dựng, Công ty CP Công nghiệp và Dân dụng NSN đã và đang liên tục triển khai các phương pháp đào tạo cần thiết nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của nhân viên, kỹ sư và công nhân, có thể kể đến như:
Đào tạo trực tiếp tại lớp học
Phương pháp này được tổ chức dưới hình thức các khóa học tại phòng đào tạo hoặc hội trường của công ty, với sự hướng dẫn trực tiếp từ các giảng viên nội bộ hoặc chuyên gia HSE có kinh nghiệm.
Nội dung đào tạo: Bao gồm các quy định pháp luật liên quan đến ATVSLĐ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, cách sử dụng thiết bị bảo hộ lao động, và các biện pháp ứng phó khẩn cấp.
Đối tượng: Phương pháp này thường áp dụng cho tất cả các nhóm lao
động, từ công nhân, kỹ sư, đến quản lý dự án, nhằm đảm bảo mọi nhân viên đều nắm vững kiến thức cơ bản về an toàn.
Hình 2.1 Đào tạo trực tiếp tại lớp học
Nguồn: Phòng QC&HSE công ty NSN Đào tạo tại nơi làm việc (On-the-Job Training - OJT)
Đây là phương pháp đào tạo được thực hiện trực tiếp tại công trường hoặc nơi làm việc thực tế, nơi người lao động có thể vừa học vừa thực hành.
Nội dung đào tạo: Tập trung vào việc hướng dẫn các thao tác an toàn trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị, nhận diện và kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn tại nơi làm việc.
Đối tượng: Phù hợp với nhóm công nhân và các kỹ thuật viên, giúp họ áp dụng ngay kiến thức vào công việc thực tế.
Hình 2.2. Đào tạo trực tiếp tại công trường
Nguồn: Phòng QC&HSE công ty NSN Đào tạo qua các buổi họp ngắn (TBM)
Phương pháp này được thực hiện thông qua các buổi họp ngắn trước khi bắt đầu ca làm việc tại công trường.
Nội dung đào tạo: Tập trung vào một vấn đề cụ thể liên quan đến an toàn, chẳng hạn như cách nhận diện nguy cơ tại chỗ, kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi sử dụng, hoặc nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa tai nạn trong ngày.
Thời lượng: Mỗi buổi họp kéo dài từ 10-15 phút, phù hợp với nhịp độ công việc tại công trường.
Hình 2.3. Một buổi TBM tại dự án
Nguồn: Phòng QC&HSE công ty NSN Đào tạo thông qua các buổi hội thảo hoặc hội nghị
Phương pháp này thường được tổ chức định kỳ, với sự tham gia của các chuyên gia HSE hoặc cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.
Nội dung đào tạo: Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất, giới thiệu các công nghệ và phương pháp an toàn tiên tiến, cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các dự án lớn.
Đối tượng: Thường áp dụng cho đội ngũ quản lý, kỹ sư HSE, và các giám sát viên, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý an toàn lao động.
Hình 2.4. Một buổi hội nghị HSE
Nguồn: Phòng QC&HSE công ty NSN
Đào tạo qua video và tài liệu in
Phương pháp này sử dụng các tài liệu học tập như video hướng dẫn, sổ tay an toàn, tờ rơi, hoặc poster tuyên truyền, được phát cho toàn bộ nhân viên.
Nội dung đào tạo: Trình bày rõ ràng các quy trình an toàn, cách sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), và hướng dẫn sơ cứu cơ bản khi xảy ra sự cố.
Hình thức: Người lao động có thể tự học hoặc tham khảo trong thời gian rảnh.
Đào tạo mô phỏng thực tế
Phương pháp này tạo ra các tình huống giả lập, tái hiện các rủi ro thực tế để người lao động thực hành các quy trình an toàn và kỹ năng ứng phó.
Nội dung đào tạo: Bao gồm các buổi thực hành sơ tán khẩn cấp, xử lý sự cố cháy nổ, hoặc ứng phó với sự cố tràn hóa chất.
Đối tượng: Tất cả các nhóm lao động, đặc biệt là các đội phản ứng nhanh và nhân viên trực tiếp làm việc với các thiết bị nguy hiểm..
Đào tạo thông qua giám sát viên
Phương pháp này yêu cầu giám sát viên tại công trường trực tiếp hướng dẫn nhân viên về các quy định và tiêu chuẩn an toàn.
Nội dung đào tạo: Tập trung vào việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình an toàn của nhân viên, đồng thời hướng dẫn tại chỗ khi phát hiện sai sót.
Đối tượng: Công nhân và các nhóm làm việc trực tiếp tại công trường
Bảng 2.2. Số lượt đào tạo an toàn – sức khoẻ - môi trường tại công ty NSN từ năm 2018 đến hết 2023
Lượt đào tạo 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Công nhân dự án
Đào tạo an toàn đầu vào 1,473 1,628 721 1,164 1,359 1,285 Đào tạo định kỳ 11,987 15,228 5,845 9,770 13,338 11,332 Nhân sự văn phòng
Đào tạo an toàn đầu vào 12 14 2 8 17 15
Đào tạo định kỳ 922 1045 138 965 1128 1352
Nguồn: Phòng QC&HSE công ty NSN Bảng 2.3. Số giờ đào tạo cho Cán bộ công nhân viên tại văn phòng
2018 2019 2020 2021 2022 2023 Giờ đào tạo của Cán bộ
công nhân viên 2,944 3,319 488.0 3,048.5 3,181 8,608 Số lượt tham gia đào tạo 922 1045 138 965 1128 1352 Nguồn: Phòng QC&HSE công ty NSN
* Ứng dụng AI vào camra giám sát hỗ trợ trong đào tạo
Tại NSN, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera giám sát trong các buổi đào tạo đã mang lại một hướng đi đột phá trong quản lý và nâng cao hiệu quả giảng dạy, đặc biệt trong môi trường đào tạo an toàn vệ sinh lao động. Công nghệ AI, với khả năng nhận diện khuôn mặt, phân tích hành vi và đánh giá mức độ tập trung, không chỉ giúp tự động hóa nhiều khâu trong quản lý đào tạo mà còn tạo ra dữ liệu giá trị để đánh giá chất lượng học tập. Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ này cũng đi kèm với một số thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch rõ ràng và dài hạn để khai thác tối đa lợi ích mà AI mang lại.
Mục tiêu triển khai hệ thống AI vào giám sát đào tạo
Hệ thống AI được thiết kế và tích hợp vào camera giám sát với các mục tiêu chính nhằm cải thiện toàn bộ quy trình đào tạo, từ quản lý học viên đến đánh giá hiệu quả của các chương trình giảng dạy. Cụ thể, các mục tiêu bao gồm: