Thực trạng giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng của Tòa án Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng (Trang 25 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG CỦA TÒA ÁN VIỆT

2.1. Thực trạng giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng của Tòa án Việt Nam

2.1.1. Về việc áp dụng tập quán

Trong thực tiễn xét xử, nhiều Tòa án đã áp dụng tập quán để giải quyết các vụ án dân sự nhưng chưa có tổng kết đánh giá cụ thể. Ở Việt Nam với lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm cùng với sự đa dạng về văn hóa và sự đa dạng về tộc người, nước ta có một hệ thống các phong tục, tập quán được hình thành, phát triển từ rất sớm và vô cùng đa dạng. Sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền mà có thể trong một quan hệ xã hội hay một vấn đề nào đó thì lại có tập quán khác nhau. Thí dụ tập quán về xác định họ tên, nhiều dân tộc theo chế độ phụ hệ nên con cái lấy theo họ của người cha, ở một số dân tộc ít người lại theo chế độ mẫu hệ nên con cái lấy theo họ của người mẹ, như bản thân tôi là dân tộc Ê đê, họ của tôi được xác định theo họ của người mẹ, bên cạnh đó người Ê đê lại có một quy tắc đó là chữ cái đầu tiên trong tên bắt buộc phải là chữ Y đối với con trai, chữ H đối với con gái, không có ngoại lệ. Có một số dân tộc lại chỉ có tên không có họ. Đây chính là sự khác biệt mà các Tòa án địa phương phải nắm rõ khi giải quyết các tranh chấp liên quan.

Mặc dù tập quán rất đa dạng nhưng không phải tập quán nào cũng có thể trở thành nguồn của pháp luật dân sự. Như đã phân tích ở chương 1, tập quán chỉ được áp dụng nếu nó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của BLDS 2015. Hiện nay ở khắp mọi miền đều tồn tại những tập quán đã cổ hủ, lạc hậu, hay còn gọi là hủ tục. Những hủ tục này là những thói hư, tật xấu, tồi tàn, làm cho xã hội

22

bị trì trệ, chậm phát triển, trái quy tắc đạo đức và trái quy định của pháp luật. Do đó những tập quán này sẽ không Tòa án áp dụng để làm nguồn pháp luật giải quyết cho các vụ việc dân sự. Bên cạnh những tập quán trái quy định của pháp luật, còn có những tập quán khác với quy định của pháp luật hoặc chưa được pháp luật quy định.

Trên thực tế việc áp dụng tập quán thường diễn ra đối với các vụ việc dân sự ở các vùng núi, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống hoặc vùng có ngành nghề đặc trưng.

Có thể đưa ra một ví dụ về bản án có áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp, đó là vụ án tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản tại tỉnh Đăk Lăk. Nội dung vụ án như sau:

Ngày 07/2/2001, ông Lê Văn Dũng (gọi tắt là ông Dũng) có gửi đại lý của bà Nguyễn Thị Thùy Mỹ (gọi tắt là bà Mỹ) 3.225 kg cà phê nhân xô, bà Mỹ đã viết giấy biên nhận đưa cho ông Dũng. Hai bên thỏa thuận khi nào giá cà phê lên thì chốt giá lấy tiền. Khoảng tháng 07/2004, khi giá cà phê lên 9.700đ/kg thì ông Dũng gọi điện thoại cho bà Mỹ chốt giá, quy thành tiền là 31.282.000đ. Do bà Mỹ không trả tiền, nên ông Dũng khởi kiện ra TAND tỉnh Đăk Lăk yêu cầu vợ chồng bà Mỹ phải trả cho ông số tiền đã chốt giá, lãi suất từ khi chốt giá hoặc trả lại cà phê cho ông.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2009/DSST ngày 01/10/2009, TAND tỉnh Đăk Lăk quyết định buộc bà Mỹ phải trả cho ông Dũng số tiền mà hai bên chốt giá cà phê và một phần hai thiệt hại theo giá cà phê ngày xét xử sơ thẩm. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã công nhận tập quán chốt giá cà phê và áp dụng tập quán này vào việc xét xử vụ án.

Ông Dũng có đơn kháng cáo yêu cầu xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 22/2009/DSPT ngày 11/03/2010, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng nhận định rằng, do giá cà phê lên xuống thất thường, cần chấp nhận đơn khởi kiện của ông Dũng theo hướng buộc bà Mỹ phải trả cho ông Dũng số cà phê mà ông Dũng đã gửi. Theo đó, Tòa phúc thẩm quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm về phương thức thanh toán của các đương sự và buộc bà Mỹ phải trả cho ông Dũng

23

3.225kg cà phê nhân xô. Trong trường hợp bà Mỹ không có khả năng trả bằng cà phê thì phải trả bằng tiền theo giá tại thời điểm thi hành án.

Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm đã sử dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp dân sự. Tập quán thanh toán dựa trên việc “chốt tiền” được các cộng đồng địa phương tại các vùng trồng cà phê của Việt Nam thừa nhận thể hiện qua việc hai bên có thể thỏa thuận gửi giữ và thực hiện chốt giá cà phê vào một thời điểm không xác định để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng còn lại; trong vụ án cụ thể này là khi giá cà phê lên cao sẽ chốt giá để thanh toán. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, Tòa án cấp phúc thẩm đã không chấp nhận và sửa bản án dân sự sơ thẩm liên quan đến phương thức thanh toán này. 6

2.1.2. Về việc áp dụng tương tự pháp luật

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết về áp dụng tương tự pháp luật trong lĩnh vực dân sự. Ngoài quy định tại Điều 3 BLDS và quy định tại Điều 45, Điều 361 BLTTDS, chỉ quy định chung về áp dụng pháp luật tương tự, còn việc áp dụng cụ thể như thế nào thì chưa được quy định. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp dân sự gặp không ít khó khăn do khiếm khuyết về quy định liên quan đến áp dụng pháp luật tương tự, đặc biệt là các tranh chấp về dân sự ở vùng sâu, vùng xa, các vùng núi, Tòa án gặp khó khăn, bế tắc vì chưa có mô hình áp dụng pháp luật tương tự để vận dụng giải quyết.

Áp dụng quy định tương tự của pháp luật là trường hợp vận dụng quy định của pháp luật được xác lập đối với một hoàn cảnh cụ thể cho một hoàn cảnh tương tự nhưng chưa có giải pháp rõ ràng. Một trong những đặc trưng của pháp luật dân sự là khả năng áp dụng quy định tương tự được ghi nhận rất phổ biến. Tuy nhiên trên thực tế không có thống kê số lượng bản án Tòa án có áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Do đó ở

6 Ts. Nguyễn Như Quỳnh, Ts. Nguyễn Quốc Việt và Ths Nguyễn Hoàng Phương (2013), Báo cáo nghiên cứu: Tập quán pháp – Thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam, trang 52, 53.

24

mục này chỉ đưa ra một ví dụ thực tiễn về áp dụng tương tự pháp luật, đó là các vụ án liên quan đến “họ, hụi, biêu, phường”7. Tòa án áp dụng các quy định về lãi suất vay, các quy định khác điều chỉnh quan hệ cho vay tài sản để giải quyết tranh chấp liên quan đến họ, hụi, biêu, phường được quy định tại Khoản 3 Điều 471 BLDS 2015: “Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này”.

Tại Bản án 25/2019/DS-ST ngày 07/06/2019 về tranh chấp hợp đồng góp hụi có nội dung như sau: “Trong các năm 2017 và 2018, bà T1 tham gia 01 dây hụi tháng và 03 dây hụi tuần, loại hụi hoa hồng và có lãi do vợ chồng bà Mai Thị C (tên ghi trong phơi hụi là N2), anh Trần Quốc T2 làm đầu thảo. Mỗi dây hụi bà T1 tham gia 01 phần, các phần hụi đều còn sống và đã góp tiền hụi đến ngày 23/8/2018 âm lịch thì bà C tuyên bố vỡ hụi ngưng khui. Bà T1 đã đóng hụi số tiền là 18.600.000 đồng nên khi bà C vỡ hụi, bà T1 yêu cầu buộc bà C, anh T2 trả lại cho ông và bà T1 số tiền hụi”.

TAND huyện Tam Bình (Vĩnh Long) đã quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Võ Thị Tuyết T1.Buộc bà Mai Thị C và anh Trần Quốc T2 cùng có trách nhiệm trả cho bà Võ Thị Tuyết T1 và ông Nguyễn Văn T3 số tiền 18.600.000 đồng.

Trong thực tiễn xét xử tại bản án nêu trên, Tòa án áp dụng các quy định của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP về họ hụi biêu phường để giải quyết tranh chấp. Mặc dù, pháp luật không quy định việc chủ hụi tự ý ngưng khui hụi thì hụi viên đã góp hụi chưa lĩnh hụi được xem là đương nhiên rút khỏi dây hụi và được nhận lại tiền hụi đã góp.

Tuy nhiên, Tòa đã áp dụng thêm Điều 6 của BLDS 2015 về áp dụng tương tự pháp luật quy định: “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1

7 Theo khoản 1 Điều 471 BLDS 2015, Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

25

Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.” và điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định: “thành viên đã góp họ mà chưa lĩnh họ…được nhận lại các phần họ theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận, thành viên rút khỏi dây họ được nhận lại các phần họ đã góp tại thời điểm kết thúc dây họ…”.

Vì vậy, việc bà T1 yêu cầu bà C, anh T2 cùng có trách nhiệm trả lại số tiền hụi đã góp cho bà và ông T3 là có căn cứ đúng với quyền của hụi viên và nghĩa vụ của chủ hụi tham gia hụi hưởng hoa hồng, có lãi được quy định tại khoản 3 Điều 15, khoản 8 Điều 18 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, phù hợp với lẽ công bằng.

2.1.3. Về việc áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Khác với các nguồn pháp luật trên, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự không quy định rõ các chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền hay nghĩa vụ như thế nào, bởi lẽ bản thân các nguyên tắc này không có các điều luật cụ thể để điều chỉnh cho các quan hệ dân sự mà chỉ là áp dụng dựa trên tinh thần của các nguyên tắc này. Theo đó các nguyên tắc này được coi như là giới hạn mà các chủ thể trong một quan hệ dân sự nào đó được phép thực hiện. Việc các bên trong quan hệ dân sự có những thỏa thuận không phù hợp với một nguyên tắc nào đó trong năm nguyên tắc đều được xem là những thỏa thuận trái pháp luật. Do đó trên thực tiễn xét xử khi xét xử các vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, Tòa án sẽ luôn xem xét các thỏa thuận này có phù hợp với các nguyên tắc này hay không trong suốt quá trình từ chuẩn bị xét xử cho đến có quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Dưới đây là một bản án thực tế mà thỏa thuận của các bên trái quy định của pháp luật.

Năm 2014 bà Võ Thị P nộp đơn khởi kiện bà Võ Thị C đến TAND quận B, Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung như sau: Bà P là em ruột của bà C. Bà C xuất cảnh sang Mỹ khi con bà là ông Bùi Hữu Đ 3 tuổi. Sau đó bà P đã đưa ông Đ về nuôi dưỡng thay chị mình, đến khi ông Đ 15 tuổi thì bố ruột ông Đ đến đón ông về. Nay ông Đ đã chết vì bệnh, không có người kế thừa, người thân duy nhất của ông 53 Đ là bà C nên bà P khởi

26

kiện bà C, yêu cầu Tòa án buộc bà C thanh toán tiền công sức nuôi dưỡng ông Đ từ khi ông 3 tuổi đến khi 15 tuổi là 12 năm, tương ứng với số tiền 120.000.000đồng. Tại các bản tự khai và biên bản hòa giải, bà Võ Thị C thừa nhận: ông Bùi Hữu Đ là con ruột của mình và ông Bùi Hữu N, năm 1969 bà được con gái riêng bảo lãnh sang Mỹ và nhờ em gái là bà Võ Thị P chăm sóc ông Đ giúp trước khi ông Đ được bố ruột đón về nuôi dưỡng.

Nay ông Đ đã chết vì bệnh, khi chết độc thân, bố ông Đ là ông N đã chết trước ông từ lâu, nên bà C là người thừa kế duy nhất của ông Đ,bà C đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Võ Thị P. Nguyên đơn và bị đơn đề nghị Tòa án lập biên bản hòa giải thành, công nhận sự thỏa thuận như sau của các đương sự: 1/ Công nhận bà Võ Thị C là mẹ của ông Bùi Hữu Đ; 2/ Bà Võ Thị C có nghĩa vụ giao cho bà Võ Thị P số tiền công sức nuôi dưỡng ông Bùi Hữu Đ trong 12 năm là 120.000.000đ; việc giao nhận tiền do các bên tự thỏa thuận và được thực hiện trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành.

Ngày 26/6/2014 TAND quận B, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 595/2014/QĐHNGĐ-ST công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án hôn nhân gia đình nói trên. Quyết định số 595 này sau đó bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và bị TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy với lý do: trong quá trình giải quyết vụ án, các bên tranh chấp về tiền công sức nuôi dưỡng ông Đ; cả nguyên đơn và bị đơn đều không cung cấp được giấy khai sinh của ông Đ thể hiện quan hệ mẹ con giữa bà P và ông Đ,bị đơn nộp cho Tòa án bản sao có đối chiếu bản chính Sổ khai báo tạm trú tạm vắng, trong đó chủ hộ là ông Đ đã khai báo cho bà C là mẹ vào ở, tại thời điểm TAND quận B thụ lý vụ án ông Đ đã chết. Tuy nhiên Tòa án quận B lại công nhận sự thỏa thuận giữa các bên, tự ý xác định ông Đ là con của bà C là vượt quá phạm vi khởi kiện và trái quy định pháp luật.

Vụ việc trên đã thể hiện rõ sự bất cẩn của Tòa án nhân dân quận B trong việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà không xem xét kỹ các giới hạn của sự thỏa

27

thuận. Hậu quả của Quyết định số 595 này là vô cùng nghiêm trọng, khi bà C sử 54 dụng quyết định này để khai nhận di sản thừa kế của ông Đ với tư cách mẹ ruột của ông Đ.8 2.1.4. Về áp dụng án lệ

Hiện nay, án lệ đã từng bước đi vào đời sống pháp lý của đất nước, phát huy hiệu quả và được đón nhận tích cực, án lệ đã được công nhận là một nguồn luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, TAND tối cao thường xuyên ban hành và bổ sung thêm các án lệ nhằm làm đa dạng thêm án lệ. Các án lệ được công bố đã phần nào đáp ứng được mong đợi. Nhìn chung, các ý kiến đều đánh giá cao về các án lệ được công bố, nội dung án lệ đã khắc phục được các khiếm khuyết của pháp luật, tạo tính ổn định, minh bạch trong các phán quyết của Tòa án.

Ngày 11-7-2017, Chánh án TAND tối cao đã ban hành Công văn số 146/TANDTC-PC hướng dẫn các Tòa án viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử. Ngay sau khi án lệ được công bố, các Tòa án đã chủ động nghiên cứu để viện dẫn, áp dụng án lệ khi giải quyết các vụ việc tương tự; phân tích, viện dẫn án lệ trong các bản án, quyết định; bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau; qua đó bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử tại các Tòa án. Cho đến thời điểm thực hiện bài Luận văn tốt nghiệp này, theo như tìm hiểu trên trang điện tử về án lệ của TAND tối cao9 thì đã có 52 án lệ được công bố, trong đó án lệ về án dân sự theo nghĩa rộng là 39 án lệ. Về số lượng bản án, quyết định đã áp dụng án lệ, khi truy cập vào trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của tòa án của TAND tối cao10 vào ngày 20/8/2022, tổng số bản án, quyết định dân sự theo nghĩa rộng có áp dụng án lệ là 1295 bản án. Tuy nhiên con số này có thể lớn hơn trên thực tế do chưa được cập nhật trên hệ thống, nhiều bản án chưa được các Tòa án mã hóa, công bố.

8 Nguyễn Thị Thanh Nga (2019), Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng và thực tiễn giải quyết tại tòa án, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Luật, trang 52, 53, 54.

9 Xem tại https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/anle?hieuLuc=1.

10 Xem tại https://congbobanan.toaan.gov.vn/0tat1cvn/ban-an-quyet-dinh.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)