Các phương tiện và các biện pháp tu từ dưới góc nhìn phong cách học

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của thanh thảo dưới góc nhìn phong cách học (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2. Các phương tiện và các biện pháp tu từ dưới góc nhìn phong cách học

1.2.1. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa 1.2.1.1. Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa

Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu có về các phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Đó là những tên gọi thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng. Theo Nguyễn Thái Học thì có thể chia các phương tiện tu từ ngữ nghĩa thành 3 tiểu nhóm:

Đầu tiên đó là “nhóm so sánh tu từ”. So sánh tu từ hay so sánh nghệ thuật là cách công khai đối chiếu các đối tượng khác loại có cùng nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách có hình ảnh và biểu cảm đặc điểm của một đối tượng. Theo Định Trọng Lạc thì ở dạng đầy đủ nhất, so sánh tu từ có cấu trúc như sau: cái được so sánh – cơ sở so sánh – từ chức năng – cái dùng để so sánh, (xem[18,tr.189]).Có các kiểu so sánh tu từ như sau :

- Kiểu “A như (tựa, tựa như, như là) B”:

Qủa cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu”

- Kiểu “B bao nhiêu A bấy nhiêu”:

Qua cầu nhả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiều.”

- Kiểu “A là B”:

“Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền Thuyền xô sóng dậy Sóng đẩy thuyền lên.”

- So sánh song hành :

Hồn tôi giếng nước ngọt ngào Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh.”

Tiếp theo là nhóm ẩn dụ tu từ, có các loại ẩn dụ đó là ẩn dụ chân thực; ẩn dụ bổ sung; ẩn dụ tượng trưng. Bên cạnh chức năng nhận thức, sức mạnh đặc biệt của ẩn dụ là biểu cảm, nhờ thông qua lối nói hình ảnh, kín đáo, (xem[18, tr.190]), như:

“Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào

Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu…”

Nhân hóa thực chất là những ẩn dụ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa con người với thế giới sự vật chung quanh. Nó vừa có chức năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm, được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ văn chương.

Thêm vào đó là nhóm hoán dụ tu từ, hoán dụ được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ và phổ biến trong ngôn ngữ văn chương. Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, hoán dụ xuất hiện thường xuyên ở khắp mọi nơi còn trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là phương thức sáng tạo nghệ thuật,(xem[18,tr.206]), ví dụ: “Thời đại ta có rất nhiều Võ Thị Sáu”. Có các loại hoán dụ tu từ chủ yếu: cải số, cải dung, cải danh, hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa bộ phận với toàn thể, hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa vật sở thuộc với chủ thể, hoán dụ xây dựng giữa nguyên nhân và kết quả.

1.2.1.2. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa

Không chỉ dựa vào một số phương tiện tu từ cố hữu trên đây, tiếng Việt mở rộng cách nhấn nghĩa, tạo nghĩa mới bất ngờ giàu màu sắc tu từ học, ta có thể kể đến các biện pháp tu từ ngữ nghĩa như sau :

- Liệt kê và tăng cấp là phương thức sắp xếp một loạt các hình ảnh, các khái niệm,...liền nhau theo một cách nào đó để tăng cường hiệu quả biểu đạt. Về phép tăng cấp thực chất cũng là một loạt liệt kê nhưng một sự sắp xếp có hướng hoặc là tiến dần (tiệm tiến) hoặc là lùi dần (tiệm thoái), ví dụ: “Thứ mà đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái còn bày la liệt những thứ mà người yếu bóng vía phải rùng mình: thanh quất, súng lục, súng trường, gươm giáo, bát xà mâu…”

- Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm và thu hút, gây thích thú cho người đọc, người nghe. Nó có tác dụng tích cực để mô tả sự việc, sự vật hay hiện tượng có thật, ví dụ:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

1.2.2. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp 1.2.2.1. Các phương tiện tu từ ngữ pháp

Theo Nguyễn Thái Hòa:“Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu có về các phương tiện tu từ cú pháp. Đó là các kiểu câu mang màu sắc tu từ do được cải biến từ kiểu cacau cơ bản (có kết câu C-V) theo các phương thức: rút gọn, mở rộng, đảo trật tự thành phần câu.” (xem[15,tr.89]). Đinh Trọng Lạc đã tập hợp các phương tiện tu từ cú pháp vào ba nhóm là: Thu gọn cấu trúc cơ bản, mở rộng cấu trúc cơ bản, đảo trật tự thành phần câu. Giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” có bổ sung thêm giá trị tu từ của một số kiểu câu:

- Thu gọn cấu trúc văn bản: có hai dạng câu đó là câu đặc biệt và câu dưới bậc, ví dụ:

Mưa Gió

Não nùng.”.

- Mở rộng cấu trúc cơ bản: là ngoài thành phần nòng cốt câu có thêm các thành phần phụ, có thể kể đến như tình thái ngữ, thành phần chú thích và khởi ngữ.

Ví dụ:

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…

-Theo Đinh Trọng Lạc: “Đảo ngữ là một hiện tượng vi phạm có chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa cảm xúc nào đó. Các hình thức đảo ngữ phổ biến là đảo vị ngữ và đảo bổ ngữ, trạng ngữ.” (xem[18,tr.237]), ví dụ:

“Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ Xanh om cổ thụ tròn xoe tán

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng lờ.”

1.2.2.2. Các biện pháp tu từ ngữ pháp

Theo giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” thì biện pháp tu từ ngữ pháp có các loại cụ thể như sau: phép im lặng là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống để người đọc, người nghe tự hiểu, không cần diễn đạt bằng lời,(xem[18,tr.240]), ví dụ:

“Chợt nghe tin nhà Ra thế

Lượm ơi!”

- Theo Đinh Trọng Lạc, phép điệp (điệp từ ngữ và lặp cú pháp) là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật một từ, một ngữ hay một kiểu cấu trúc cú pháp trong nhiều câu liên tiếp nhằm nhấn mạnh một nội dung, tăng cường nhạc tính và sức biểu cảm, (xem[18,tr.240]), ví dụ:

“Những cánh đồng thơm mát Những cánh đồng bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”

Ngoài ra, còn sử dụng “thì”, “là”, “mà”.

1.2.3. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm

Theo Đinh Trọng Lạc: “Hệ thống ngữ âm tiếng Việt gồm thanh điệu, hệ thống nguyên âm và hệ thống âm cuối.” (xem[18,tr.246]). Đầu tiên, về giá trị biểu trưng của một số khuôn vần thì theo Đinh Trọng Lạc, một số khuôn vần có giá trị biểu trưng rõ rệt như nguyên âm /i/, /u/, /a/. Tiếp theo là về đặc điểm tu từ của hệ thống ngữ âm tiếng Việt:

+ Hệ thống thanh điệu có sự đối lập về cao độ và âm sắc.

+ Hệ thống nguyên âm : Nguyên âm là đỉnh của âm tiết, thể hiện âm sắc chủ yếu của âm tiết. Vì vậy, nguyên âm trong âm tiết tiếng Việt được xem là đặc trưng của âm tiết.

+ Hệ thống âm cuối gồm mở, nửa mở, nửa khép và khép.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của thanh thảo dưới góc nhìn phong cách học (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)